TOP 23 Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 có đáp án (sách mới) | Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Bộ 23 Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 có đáp án hay nhất giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 2,416 14/07/2023
Mua tài liệu


Đề thi Giữa Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 (cả 3 sách)

Đề thi Giữa Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) năm 2023 có đáp án

Xem đề thi

Đề thi Giữa Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) năm 2023 có đáp án

Xem đề thi

Đề thi Giữa Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) năm 2023 có đáp án

Xem đề thi

======================================

Bộ 20 Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 1)

A. Kiểm tra Đọc

I.Đọc thành tiếng (3 điểm).

- GV kiểm tra đọc các bài tập đọc đã học trong chương trình ( từ tuần 1 đến tuần 9).

II. Đọc hiểu: (7 điểm).

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

TÊN BẠN KHẮC BẰNG VÀNG

An-ne và chị Ma-ri ngồi ăn bánh trên bàn. Chị Ma-ri đọc dòng chữ ghi trên chiếc hộp đựng: “Bánh có thưởng khuyến mại – Hãy xem chi tiết mặt sau hộp”.

Ma-ri hào hứng:

- Phần thưởng đã lắm nhé, “Tên bạn khắc bằng vàng”, nghe này, “Chỉ việc gửi một đô-la với phiếu để trong hộp có điền tên và địa chỉ. Chúng tôi sẽ gửi một chiếc cặp tóc đặc biệt có khắc tên bạn bằng vàng (mỗi gia đình chỉ một người thôi)”.

An-ne đặc biệt thích thú, chộp lấy chiếc hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ háo hức :

- Tuyệt quá! Một chiếc cặp tóc với tên em khắc bằng vàng. Em phải gửi phiếu đi mới được.

Nhưng chị Ma-ri đã ngăn lại:

- Xin lỗi em! Chị mới là người đầu tiên đọc. Vả lại, chị mới có tiền nên chính chị sẽ gửi.

An-ne vùng vằng, rơm rớm nước mắt, nói:

- Nhưng em rất thích cặp tóc. Chị luôn cậy thế là chị nên toàn làm theo ý mình thôi! Chị cứ việc gửi đi! Em cũng chẳng cần.

Nhiều ngày trôi qua. Rồi một gói bưu phẩm để tên Ma-ri được gửi tới. An-ne rất thích xem cái cặp tóc nhưng không muốn để chị biết. Ma-ri mang gói bưu phẩm vào phòng mình. An-ne ra vẻ hững hờ đi theo, ngồi lên giường chị, chờ đợi. Em giận dỗi giễu cợt:

- Chắc họ gửi cho chị chiếc cặp tóc bằng vàng đấy! Hi vọng nó sẽ làm chị thích!

Ma-ri chậm rãi mở món quà rồi kêu lên:

- Ồ, đẹp tuyệt! Y như quảng cáo.

- Tên bạn khắc bằng vàng. Bốn chữ thật đep. Em có muốn xem không, An-ne?

- Không thèm! Em không cần chiếc cặp quê mùa của chị đâu!

Ma-ri để cái hộp trắng xuống bàn trang điểm và đi xuống nhà. Còn lại một mình An-ne trong phòng. Cô bé không kìm lòng được nên đi đến bên bàn, nhìn vào trong hộp và há hốc miệng ngạc nhiên. Lòng em tràn ngập cảm xúc: vừa thương yêu chị, vừa xấu hổ. Rồi nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh.

Trên chiếc kẹp quả là có bốn chữ, nhưng là bốn chữ: AN-NE.

(Theo A.F.Bau-man – Hà Châu dịch)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Phần thưởng khuyến mãi ghi trên chiếc hộp đựng bánh của Ma-ri và An-ne là gì?

A. Một hộp bánh có khắc tên người mua trên mặt hộp

B. Một chiếc cặp tóc có khắc tên người mua bằng vàng

C. Một chiếc cặp tóc màu vàng có giá trị bằng một đô-la

Câu 2. Chi tiết nào cho thấy An-ne rất giận khi chị gái nói sẽ giành quyền gửi phiếu khuyến mãi?

A. Vùng vằng nói dỗi với chị rằng không cần chiếc cặp

B. Ra vẻ hờ hững, không thèm để ý đến gói bưu phẩm

C. Giận dỗi, diễu cợt chị, chê chiếc cặp tóc quê mùa.

Câu 3. Chi tiết nào dưới đây cho thấy cảm xúc của An-ne khi nhìn thấy chiếc cặp?

A. Không kìm lòng được nên đã đến bên bàn xem chiếc cặp

B. Chộp lấy hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ vì rất thích thú

C. Nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh

Câu 4. Vì sao An-ne cảm thấy vừa thương yêu chị vừa xấu hổ khi nhìn chiếc cặp có tên mình?

A. Vì đã hiểu nhầm tình thương thầm kín của chị dành cho mình

B. Vì thấy chị rất vui vẻ mời mình xem chiếc cặp tóc đẹp tuyệt

C. Vì đã vờ tỏ ra hờ hững nhưng lại lén xem chiếc cặp tóc đẹp

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả:

Điền vào chỗ trống:

a) Tiếng bắt đầu bằng s hoặc x

Mùa …. Đã đến. Từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng ….bay tới, đuổi nhau chung quanh những mái nhà. Mùa…..đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa đổi mới, tất cả những gì….trên trái đất lại vươn lên ánh…. mà sinh….. nảy nở với một …..mạnh không cùng.

(Theo Nguyễn Đình Thi)

b) Tiếng chứa vần ât hoặc âc

Sau một ngày múc nước giếng, hai xô nước ngồi nghỉ ngơi. Một cái xô luôn càu nhàu, không lúc nào vui vẻ. Nó nói với cái xô kia:

- Cuộc sống của chúng ta chán…… đấy. Chúng ta chỉ đầy khi được…..lên khỏi giếng, nhưng khi bị hạ xuống giếng thì chúng ta lại trống rỗng.

Chiếc kia không bao giờ càu nhàu, lúc nào cũng vui vẻ. Nó nói:

- Đúng vậy. Nhưng tớ lại không nghĩ như cậu. Chúng ta chỉ trống rỗng khi bị hạ xuống giếng thôi, còn khi được…………lên khỏi giếng thì chúng ta luôn luôn đầy ắp.

(Theo La Phông-ten)

II. Tập làm văn

Viết đoạn văn (2- 3 câu) miêu tả một sự vật được nói đến ở một khổ thơ trong bài sau:

Xuân đến

Đỏ như ngọn lửa

Lá bàng nhẹ rơi

Bỗng choàng tỉnh giấc

Cành cây nhú chồi.

Dải lụa hồng phơi

Phù sa trên bãi

Cơn gió mê mải

Đưa hương đi chơi.

Thăm thẳm bầu trời

Bồng bềnh mây trắng

Cánh chim chở nắng

Bay vào mùa xuân.

(Nguyễn Trọng Hoàn)

Phòng Giáo dục và đào tạo...

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 2

A. Kiểm tra Đọc

I.Đọc thành tiếng (3 điểm).

- GV kiểm tra đọc các bài tập đọc đã học trong chương trình ( từ tuần 1 đến tuần 9).

II. Đọc hiểu: (7 điểm).

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

THẢ DIỀU

Cánh diều no gió

Sáo nó thổi vang

Sao trời trôi qua

Diều thành trăng vàng.

Cánh diều no gió

Tiếng nó trong ngần

Diều hay chiếc thuyền

Trôi trên sông Ngân.

Cánh diều no gió

Tiếng nó chơi vơi

Diều là hạt cau

Phơi trên nong trời.

Trời như cánh đồng

Xong mùa gặt hái

Diều em – lưỡi liềm

Ai quên bỏ lại.

Cánh diều no gió

Nhạc trời reo vang

Tiếng diều xanh lúa

Uốn cong tre làng.

Ơi chú hành quân

Cô lái máy cày

Có nghe phơi phới

Tiếng diều lượn bay?

(Trần Đăng Khoa)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Cánh diều được so sánh với những hình ảnh nào?

A. trăng vàng, chiếc thuyền, lưỡi liềm, sao trời

B. trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm

C. trăng vàng, chiếc thuyền, sông Ngân, hạt cau

Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 từ ngữ tả âm thanh của tiếng sáo diều?

A. trong ngần, chơi vơi, reo vang

B. trong ngần, phơi phới, réo vang

C. trong ngần, phơi phới, lượn bay

Câu 3. Hai câu thơ “Tiếng diều xanh lúa / Uốn cong tre làng” ý nói gì?

A. Tiếng sáo diều nhuộm xanh cả đồng lúa và uốn cong lũy tre làng.

B. Tiếng sáo diều làm lúa lên xanh hơn, cây tre làng uốn cong hơn.

C. Tiếng sáo diều hay đến mức khiến đồng lúa, lũy tre trở nên đẹp hơn.

Câu (4). Ý chính của bài thơ là gì?

A. Tả vẻ đẹp của trăng vàng trên bầu trời quê hương.

B. Tả vẻ đẹp của bầu trời và cánh đồng lúa quê hương.

C. Tả vẻ đẹp của cánh diều bay lượn trên bầu trời quê.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả:

Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng l hoặc n:

Sông (1)……..uốn khúc giữa (2) ……rồi chạy dài bất tận. Những bờ tre xanh vun vút chạy dọc theo bờ sông. Tối tối, khi ông trăng tròn vắt ngang ngọn tre soi bóng xuống dòng sông (3) …………..lánh thì mặt (4)………gợn sóng,(5)……linh ánh vàng. Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em (6)…..ra sông hóng mát. Trong sự yên (7)…….của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và cảm thấy thảnh thơi, trong sáng cả tấm (8)……….

(Theo Dương Vũ Tuấn Anh)

(Gợi ý lựa chọn: (1) lằm/nằm; (2) làng/ nàng; (3) lấp/ nấp; (4) lước / nước; (5) lung/ nung; (6) lại /nại; (7) lặng/ nặng; (8) lòng/ nòng )

II. Tập làm văn

Viết đoạn văn ở phần thân bài (khoảng 6 câu) tả một đồ dùng học tập của em.

Phòng Giáo dục và đào tạo...

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 3)

A. Kiểm tra Đọc

I.Đọc thành tiếng (3 điểm).

- GV kiểm tra đọc các bài tập đọc đã học trong chương trình ( từ tuần 1 đến tuần 9).

II.Đọc hiểu: (7 điểm).

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN

    Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ I –rơ – pao chao mình rung động. Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đấy hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội... Những con kơ – púc, mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt, cố rướn cái mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo. Các chú chim piêu có bộ lông màu xanh lục, đôi chân như đi tất vàng giống hệt những nhà thể thao đang nhào lộn trên cành cây. Chim vếch – ka mải mê chải chuốt bộ lông vàng óng của mình. Chim câu xanh, chim sa – tan nhẹ nhàng cất tiếng hót gọi đàn... ( Thiên Lương)

Câu 1: ( 0,5 điểm) Bài văn miêu tả mấy loại chim?

A. 5 loại chim.

B. 6 loại chim.

C. 7 loại chim

Câu 2: ( 0,5 điểm) Hoạt động của chim piêu là?

A. Hót lanh lảnh.

B. Nhào lộn trên cành cây.

C. Cất tiếng hót gọi đàn.

Câu 3: ( 0,5 điểm) Nhận xét về loại chim ở Tây Nguyên ?

A. Có nhiều loại chim, có màu sắc khác nhau.

B. Chim ở Tây Nguyên rất nhiều.

C. Chim ở Tây Nguyên thường hót rất hay.

Câu 4: (1điểm) Để bảo vệ các loại chim, em phải làm gì?

Câu 5: (0,5 điểm) Câu Tôi nói: “Đồng bào có nghe rõ không?”

Dấu hai chấm trong câu có tác dụng gì?

A. Là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

B. Báo hiệu bộ phận đứng trước nó là lời nói của một nhân vật.

C. Là lời nói của Bác Hồ.

Câu 6: ( 0,5 điểm) Tiếng “ đang” gồm những bộ phận cấu tạo nào?

A. Chỉ có vần.

B. Có âm đầu, vần, thanh.

C. Chỉ có âm đầu và vần.

Câu 7: (1,0 điểm) Bài văn trên có 3 từ láy. Theo em, tập hợp nào dưới đây thống kê đủ 3 từ láy đó?

A. Mênh mông, ríu rít, mỏ đỏ.

B. Thanh mảnh, lanh lảnh, thể thao.

C. Mênh mông, lanh lảnh, ríu rít.

Câu 8: (0,5 điểm) Bài văn trên có mấy danh từ riêng?

A. Có 1 danh từ riêng. Đólà:.......

B.Có 2 danh từ riêng. Đó là:....

C.Có 3 danh từ riêng. Đó là:....

Câu 9: (1,0 điểm) Điền các từ còn thiếu vào đoạn văn cho đúng:

Các từ cần điền là: nhân hậu, thương yêu, tự tin, điều ước.

Trong giấc mơ em đã gặp một bà tiên............................Bà tóc bạc phơ hỏi em nếu được ba ..................................., sẽ ước gì?

Em...........................................trả lời những điều ước của mình.

Câu 10: (1,0 điểm) Nêu quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam. Lấy ví dụ.

B. Kiểm tra viết:

I. Chính tả :

Viết đoạn “Chim rừng Tây Nguyên” ở trên.

II.Tập làm văn:

Viết một bức thư cho bạn, kể về tình hình học tập của mình trong thời gian qua cho bạn nghe.

Phòng Giáo dục và đào tạo...

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 4)

A. Kiểm tra Đọc

I.Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 1 đến Tuần 8 (Tiếng Việt lớp 4 – Sgk tập 1) do HS bốc thăm.

- Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn (thơ) đã đọc theo yêu cầu của giáo viên.

II.Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập theo yêu cầu.

VỀ THĂM BÀ

Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ :

- Bà ơi !

Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.

- Cháu đã về đấy ư ?

Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương :

- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu !

Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ.

- Cháu đã ăn cơm chưa ?

- Dạ chưa. Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói.

Bà nhìn cháu, giục :

- Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt !

Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh.

Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.

(Theo Thạch Lam – Tiếng Việt 4 tập 1 năm 1998)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng :

Câu 1: Không gian trong ngôi nhà của bà khi Thanh trở về như thế nào ?

A. Ồn ào.

B. Nhộn nhịp.

C. Yên lặng.

D. Mát mẻ.

Câu 2: Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già ?

A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.

B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.

C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.

D. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, miệng nhai trầu.

Câu 3: Tìm những từ ngữ thích hợp điền chỗ chấm.

Thanh cảm thấy ………………………………..khi trở về ngôi nhà của bà.

Câu 4: Câu: “Đi vào trong nhà kẻo nắng cháu!” có mấy danh từ? Hãy viết lại các danh từ đó?

Câu 5: Viết lại các tên riêng sau cho đúng: Mát xcơ va, Luân đôn, Tô- Ki-ô, Xiôn cốp xki?

Câu 6: Trong từ bình yên, tiếng yên gồm những bộ phận nào cấu tạo thành ?

A. Âm đầu và vần.

B. Âm đầu và thanh.

C. Vần và thanh.

D. Âm đầu và âm cuối.

Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ có từ láy ?

A. che chở, thanh thản, dẻo dai, sẵn sàng.

B. tóc trắng, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.

C. che chở,thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.

D. che chở, bờ bãi, âu yếm, sẵn sàng.

Câu 8: Trong câu “Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt.”

A. Có 1 động từ (đó là……………………………………….)

B. Có 2 động từ (đó là……………………………………….)

C. Có 3 động từ (đó là……………………………………….)

D. Có 4 động từ (đó là……………………………………….)

Câu 9: Gạch chân dưới từ ngữ có nghĩa của tiếng tiên khác với nghĩa của tiếng tiên trong từ đầu tiên:

tiên tiến, trước tiên, thần tiên, tiên phong, cõi tiên.

Câu 10: Gạch bỏ các từ ngữ không cùng nhóm nghĩa trong dãy từ sau:

Cưu mang, san sẻ, che chắn, giúp đỡ, đoàn kết, hiền lành, nhân ái, có hậu,.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (15 phút): Nghe – viết: Bài: Trung thu độc lập (Tiếng Việt 4 tập I trang 66) (Viết từ Ngày mai,......đến vui tươi.)

II. Tập làm văn:

Đề bài: Viết bức thư gửi người thân (hoặc bạn bè) ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kỳ I vừa qua.

Phòng Giáo dục và đào tạo...

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 5)

 

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng

Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

1. Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

(Đoạn từ “Tôi cất tiếng … giã gạo.”, sách TV4, tập 1 - trang 15)

2. Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca

(Đoạn từ “An-đrây-ca lên chín …mang về nhà .”, sách TV4, tập 1 - trang 55)

3. Trung thu độc lập

(Đêm nay, … tới ngày mai.”, sách TV4, tập 1 - trang 66)

4. Nếu chúng mình có phép lạ

(4 khổ thơ đầu, sách TV4, tập 1 - trang 76)

II . Đọc hiểu: (7 điểm).

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

LỜI CẢM ƠN

Thằng bé mồ côi cha mẹ có đôi mắt màu nhạt, hai gò má nhem nhuốc và mái tóc đen rối bù nhìn tôi.

- Ông ơi, cháu đói quá!

Tôi dẫn nó vào một tiệm giải khát.

- Cháu hãy chọn một món gì đó để ăn đi. - Tôi nói .

Thằng bé chạy đến quầy hàng và chọn một cái bánh mì. Thường ngày bọn trẻ đường phố xin được khách hàng mua cho cái bánh rồi sẽ bỏ đi ngay, mà người ta cũng không muốn cho chúng ở lại vì trông chúng rách rưới và bẩn thỉu. Nhưng thằng bé này lại làm tôi ngạc nhiên.

Tôi bắt đầu uống cà phê của mình và khi tôi uống xong, trả tiền, tôi nhìn ra cửa mới phát hiện ra nó đứng ở ngoài cửa, tay cầm bánh mì, mắt dí vào cửa kính, quan sát.

"Nó làm cái quái gì thế?!" - Tôi nghĩ.

Tôi đi ra, nó nhìn thấy tôi và chạy đến. Nó ngước nhìn tôi, mỉm cười và nói: "Cảm ơn ông! " Rồi, như sợ tôi nghe không rõ, nó nói to hơn: "Cảm ơn ông nhiều lắm ạ! " Trước khi tôi nói được câu gì, nó đã quay người bỏ chạy đi mất.

Tôi xúc động và nhớ hoài lời cảm ơn của một cậu bé đường phố vì một mẩu bánh mì.

(Sưu tầm)

Câu 1. Cậu bé trong bài là:

A. trẻ em khuyết tật.

B. khách du lịch.

C. trẻ em Tiểu học .

D. trẻ em đường phố.

Câu 2. Ghi lại câu văn tả ngoại hình cậu bé.

……………………………………………………………………………………

Câu 3. Sau khi nhận được bánh mì, cậu bé đã:

A. bỏ đi luôn, không nói gì như những đứa trẻ đường phố khác.

B. đứng ngoài cửa hàng chờ gặp khách để nói lời cảm ơn.

Câu 4. Nhận xét về nhân vật “Người ông” trong bài:

A. Người ông trong bài cho em bé thức ăn khi em đói.

B. Người ông không muốn cậu bé đến gần mình vì cậu bẩn thỉu.

C. Người ông ngạc nhiên và xúc động vì cậu bé biết nói lời cảm ơn.

D. Người ông trong bài không quan tâm đến trẻ em đường phố.

Câu 5. Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện này.

Câu 6. Tìm và ghi lại 2 từ láy có trong bài đọc thầm.

Câu 7. Trong câu: Nó ngước nhìn tôi, mỉm cười và nói: "Cảm ơn ông!" có:

A. 1 từ phức , đó là........................................................................

B. 2 từ phức, đó là.........................................................................

C. 3 từ phức, đó là.........................................................................

D. 4 từ phức, đó là.........................................................................

Câu 8. Từ cùng nghĩa với từ trung thực là từ……………………………..

Đặt câu với từ tìm được:

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nghe đọc) Thời gian: 15 phút

Bài “Đôi giày ba ta màu xanh” (Sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 81)

Viết đầu bài và đoạn “Sau này làm công tác … buổi đầu cậu đến lớp.”

II. Tập làm văn: Thời gian: 40 phút

Đề bài: Chọn 1 trong các đề sau:

a. Em hãy viết thư cho người thân hoặc bạn của em đang ở xa để thăm hỏi và kể về ước mơ của em cho người thân biết.

b. Em hãy viết thư cho người thân hoặc bạn của em đang ở xa để thăm hỏi và kể một việc tốt mà em đã làm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt 4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 6)

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng (3 điểm).

- GV kiểm tra đọc các bài tập đọc đã học trong chương trình ( từ tuần 1 đến tuần 9).

II. Đọc hiểu: (7 điểm).

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

TÌNH BẠN

Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, khu rừng thơm phức hương quả chín. Ở trên một cây cao chót vót, Thỏ reo lên sung sướng:

- Ồ chùm quả vàng mọng kia, ngon quá!

Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn:

- Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm.

Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được vào một cành cây nhỏ nên cả hai chỉ bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cái cành cây cong gập hẳn lại.

Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây kêu to hơn.

- Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy.

Thỏ nói với Sóc rồi khóc òa.

- Tớ không bỏ cậu đâu.

Sóc cương quyết.

Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu chạy tới. Bác rướn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn. Bác âu yếm khen:

- Các cháu có một tình bạn thật đẹp.

(Theo Hà Mạnh Hùng)

Dựa vào nội dung bài đọc trên khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây.

Câu 1. Vào thời gian nào Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả?

A. Vào mùa thu

B. Vào mùa xuân

C. Vào mùa đông

D. Vào mùa hạ

Câu 2. Khi Thỏ bị trượt chân ngã, Sóc đã làm gì?

A. Vội vàng ngăn Thỏ.

B. Túm lấy áo Thỏ và cương quyết không bỏ rơi bạn

C. Cùng với Thỏ túm lấy cành cây nhỏ.

D. Sóc tự lo bản thân mình để mặc kệ Thỏ.

Câu 3. Thỏ đã nói với Sóc như thế nào khi mình gặp nạn?

A. Tiếng răng rắc trên cành cây càng kêu to hơn.

B. Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy.

C. Cái cây cong hẳn lại sắp gãy rồi.

D. Nhờ bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy chạy tới cứu giúp.

Câu 4. Việc làm nói trên của Sóc thể hiện điều gì?

A. Sóc là người bạn rất khỏe.

B. Sóc là người thật thà và dũng cảm.

C. Sóc là người bạn chăm chỉ và siêng năng.

D. Sóc là người sẵn sàng quên bản thân mình để cứu bạn.

Câu 5. Bác Voi khen ngợi Sóc và Thỏ như thế nào?

Câu 6. Nội dung câu chuyện trên nói lên điều gì?

Câu 7. Câu văn: "Đoàn kết là truyền thống quý báu của nhân dân ta". Có mấy từ đơn?

A. Có 3 từ đơn.

B. Có 4 từ đơn.

C. Có 5 từ đơn.

D. Có 6 từ đơn.

Câu 8. Dòng nào dưới đây có các từ đều là từ láy?

A. thân thiết, chót vót, cành cây

B. sung sướng, vắt vẻo, cây cao

C. nhanh nhẹn, vội vàng, lơ lửng

D. lao xao, bờ bãi, dẻo dai

Câu 9. Gạch chân dưới các động từ trong câu văn sau:

"Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành sồi đó liền biến thành vàng"

Câu 10. Xếp các từ ghép dưới đây vào dòng tương ứng:

xe máy, hoa mai, xe cộ, màu xanh, đường sá, phố phường, bút máy, ruộng vườn, máy móc, đường làng.

- Từ ghép có nghĩa tổng hợp:

- Từ ghép có nghĩa phân loại :

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nghe viết)

Bài: VÀO NGHỀ

Đoạn viết từ: (Va-li-a được bố mẹ cho đi xem xiếc … đến suốt thời gian học.) sách HDH Tiếng Việt 4

II. Tập làm văn

Đề bài: Em hãy viết bức thư cho một người thân (ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ, ...) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 7)

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 1 đến Tuần 8 (Tiếng Việt lớp 4 – Sgk tập 1) do HS bốc thăm.

- Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn (thơ) đã đọc theo yêu cầu của giáo viên.

II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Em hãy đọc thầm bài văn sau:

ĐỒNG TIỀN VÀNG

Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:

- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.

- Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.

Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:

- Thật chứ?

- Thưa ông, cháu không phải là một đứa bé xấu.

Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu một đồng tiền vàng.

Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn:

- Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ ?

Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé tiếp:

- Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy đã bị xe tông, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.

Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.

(Theo Truyện khuyết danh nước Anh)

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy thực hiện yêu cầu sau:

Câu 1. Cậu bé Rô-be làm nghề gì? (0,5 điểm)

A. Làm nghề bán báo.

B. Làm nghề đánh giày.

C. Làm nghề bán diêm.

Câu 2. Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của Rô-be? (0,5 điểm)

Câu 3. Qua ngoại hình của Rô-be, em có nhận xét gì về hoàn cảnh của cậu ta? (0,5 điểm)

Câu 4. Vì sao Rô-be không quay lại ngay để trả tiền thừa cho người mua diêm? (0,5 điểm)

A. Vì Rô-be không đổi được tiền lẻ.

B. Vì Rô-be không muốn trả lại tiền.

C. Vì Rô-be bị xe tông, gãy chân.

Câu 5. Qua hành động trả lại tiền thừa cho người khách, em thấy cậu bé Rô-be có điểm gì đáng quý? (1 điểm)

Câu 6. Nếu em là người khách mua diêm của cậu bé Rô-be trong câu chuyện này, em sẽ làm gì khi biết tin cậu bé bị xe tông, gãy chân đang nằm ở nhà? (1 điểm)

Câu 7. a- Tìm ít nhất 3 từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại: (0,5 điểm)

....................................................................

b- Đặt câu với một trong các từ em vừa tìm được? (0,5 điểm)

....................................................................

Câu 8. Trong các từ sau, từ nào là từ láy: be bé, buồn bực, buôn bán, mênh mông, mệt mỏi: (0,5 điểm)

Từ láy: …......................................

Câu 9. Em hãy dùng dấu ngoặc kép có tác dụng dùng để nêu ý nghĩa đặc biệt có trong câu sau: (0,5 điểm)

Chỉ trong 10 năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành một bậc anh hùng kinh tế như đánh giá của người cùng thời.

……………………………

Câu 10. Viết lại câu sau cho hay hơn (bằng cách sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm hay sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa,...) (1 điểm)

Em rất yêu mẹ.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nghe – viết) (3 điểm): Bài "Đồng tiền vàng" đoạn (Một hôm………. quay lại trả ông ngay)

II. Tập làm văn: (7 điểm)

Đề bài: Một người thân của em ở xa đang bị ốm, em không đến thăm được, em hãy viết một lá thư để thăm hỏi và động viên người thân đó.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 8)

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 1 đến tuần 9.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

CHẬM VÀ NHANH

Sang học kì mới, cô giáo góp ý với lớp nên lập ra những đôi bạn cùng tiến. Dũng nhìn Minh, nhìn lại bản nhận xét. Ở đó, thật ít lời khen. Dũng biết, Minh đã cố gắng rất nhiều.

Mẹ nói, ngày bé, Minh bị một tai nạn, cánh tay phải của cậu bị ảnh hưởng. Vì vậy, Minh không được nhanh nhẹn như bạn bè.

“Chậm đâu phải lúc nào cũng không tốt. Nhai chậm để nghiền kĩ thức ăn, đi chậm để tránh những tai nạn đáng tiếc. Bạn chậm thì mình phải giúp bạn để bạn tiến bộ hơn chứ.” - Dũng thầm nghĩ.

Các bạn trong lớp đang nhao nhao chọn bạn cho mình. Dũng giơ tay:

- Em xin được học cùng với bạn Minh.

Không riêng gì Minh, cả lớp lẫn cô giáo đều nhìn Dũng. Dũng nói:

- Mẹ em nói em nhanh ẩu đoảng, làm gì cũng mau mau chóng chóng cho xong. Em mong được bạn Minh giúp em chậm lại.

Cho đến lúc về, đôi lần Dũng thấy Minh đang lén nhìn mình. Đột nhiên cậu ta lên tiếng:

- Cảm ơn cậu.

- Sao cậu lại cảm ơn tớ?

- Vì cậu đã chọn tớ. Tớ cứ nghĩ sẽ không ai chịu học với tớ.

Dũng cười:

- Tớ phải cảm ơn cậu mới đúng. Vì cậu đã cho tớ cơ hội được giúp đỡ người bạn tớ yêu quý.

Nhìn Minh đỏ mặt, Dũng thấy buồn cười. Chiều nay, Dũng sẽ xin bố bộ cờ vua, nghe nói, Minh rất thích chơi cờ.

(Theo NHỮNG HẠT GIỐNG TÂM HỒN)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Minh là một cậu bé như thế nào?

A. Không nhanh nhẹn, có nhiều hạn chế.

B. Rất hiền lành và chăm chỉ học hành.

C. Học giỏi và có nhiều điểm mạnh.

Câu 2 (0,5 điểm). Vì lí do nào, Dũng xin được học cùng Minh?

A. Vì mẹ Dũng muốn Dũng giúp đỡ Minh.

B. Vì Dũng nghĩ giúp Minh sẽ được cùng bạn chơi cờ vua.

C. Vì Dũng nghĩ rằng chậm chưa hẳn là không tốt; bạn chậm thì mình phải giúp đỡ bạn tiến bộ.

Câu 3 (0,5 điểm). Dũng giải thích với cô và các bạn vì sao mình chọn học cùng Minh?

A. Nhà của Minh và Dũng gần nhau.

B. Minh và Dũng rất thân nhau.

C. Dũng mong được Minh giúp Dũng chậm lại.

Câu 4*(1 điểm). Nếu chọn bạn để kết thành đôi bạn cùng tiến, em sẽ chọn một bạn như thế nào? Vì sao?

Câu 5 (1 điểm). Gạch dưới từ dùng sai trong các câu sau và tìm từ có tiếng tự thay thế cho phù hợp.

A. Bắc rất tự trọng khi phát biểu trước lớp.

Từ thay thế:……………..

B. Chúng ta tự mãn vì lịch sử chống giặc ngoại xâm vô cùng oanh liệt của cha ông.

Từ thay thế:……………

Câu 6 (1 điểm). Tìm danh từ, động từ trong câu Dũng biết, Minh đã cố gắng rất nhiều.

- Danh từ:

- Động từ:

Câu 7 (0,75 điểm). Nối câu có dùng dấu ngoặc kép ở cột bên trái với ô nêu đúng tác dụng của dấu ngoặc kép ở cột bên phải:

Câu

 

Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu

1. Quả đúng là “Học thầy không tày học bạn”.

a. Đánh dấu lời nói trực tiếp

2. Hà là “ca sĩ” nhí của lớp tôi.

b. Đánh dấu từ ngữ mượn của người khác.

3. Mẹ nói: “Con học giỏi, chăm ngoan là món quà lớn nhất đối với mẹ rồi !”

c. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Câu 8 (1 điểm). Tìm 2 từ phức (1 từ láy, 1 từ ghép) chứa mỗi tiếng sau và ghi lại vào chỗ chấm:

A. vui à

B. thẳng à

Câu 9 (0,75 điểm). Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống cho thích hợp (chú ý viết hoa lại cho đúng): (a ma dôn, bắc kinh)

A. Thủ đô của Trung Quốc là

B. Dòng sông lớn chảy qua Bra-xin là

B. KIỂM TRA PHẦN VIẾT

I. Chính tả (2 điểm)

Nghe viết:

Buổi sáng trên bờ biển

Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, trên phía quãng đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn, năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.

(Bùi Hiển)

II. Tập làm văn (8 điểm)

Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1. Viết một đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) nói về mơ ước của em.

Đề 2: Hãy viết một bức thư thăm hỏi và động viên một người bạn gặp hoàn cảnh khó khăn mà em biết.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 9)

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng (3 điểm).

- GV kiểm tra đọc các bài tập đọc đã học trong chương trình ( từ tuần 1 đến tuần 9).

II . Đọc hiểu: (7 điểm).

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI

Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn. Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không.

Gió ngạc nhiên :

- Ơ, chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.

Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:

- Bạn nhầm rồi ! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.

Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích :

- Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.

(Theo Truyện nước ngoài)

Khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) đặt trước câu trả lời đúng ở câu 1,2,3,6,8.

Câu 1. Mặt trời tỏa những tia nắng như thế nào?

A. Lấp lánh.

B. Chói chang.

C. Nhẹ nhàng.

D. ấm áp

Câu 2. Hoa hỏi gió và sương điều gì ?

A. Gió và sương có thích tiếng hát của hoa không.

B. Gió và sương có thích bài hát của hoa không.

C. Gió và sương hát hay hoa hát đấy.

D. Gió và sương có thích hát cùng hoa không.

Câu 3. Gió và sương trả lời hoa thế nào?

A. Ơ, đó là bạn hát à?

B. Bài hát đó không hay bằng bài hát của gió và sương.

C. Gió và sương không thích bài hát đó.

D. Đó là gió và sương hát đấy chứ.

Câu 4. Em hiểu như thế nào về câu trả lời của bác gác rừng?

Câu 5. Em đã bao giờ tranh cãi với các bạn về một vấn đề nào đó chưa? Và em đã tranh cãi với thái độ như thế nào để phần thắng thuộc về em?

Câu 6. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói lên sự đoàn kết?

A. Thương người như thể thương thân.

B. Cây ngay không sợ chết đứng.

C. Trâu buộc ghét trâu ăn.

D. Chung lưng đấu sức.

Câu 7. Tìm và gạch chân một từ ghép trong câu sau.

Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao.

Câu 8. Trong câu: “Mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca” có mấy danh từ? Kể ra.

A. 1 danh từ. Đó là ……………….……………………………….………

B. 2 danh từ. Đó là ………………………………………………….……

C. 3 danh từ. Đó là ………………………………………………….……

D. 4 danh từ. Đó là ………………………………………………….……

Câu 9. Tìm một từ chỉ hoạt động trong bài và đặt câu với từ đó.

Câu 10. Em hãy đặt một câu có sử dụng dấu hai chấm.

B.Kiểm tra Viết

I.Chính tả: Nghe - viết.

Cây chuối mẹ

Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.

(Theo: Thép Mới)

II. Tập làm văn

Viết bức thư gửi người thân hoặc bạn ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kỳ I vừa qua.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 10)

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

CÂY SỒI VÀ CÂY SẬY

Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình.

Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi:

- Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?

Cây sậy trả lời:

- Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi.

Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa.

(Theo Truyện ngụ ngôn nước ngoài)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau:

Câu 1. Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? (0,5 điểm)

A. Vì sồi thấy mình vĩ đại.

B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.

C. Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước.

D. Vì sồi thấy mình quan trọng hơn sậy.

Câu 2. Dựa vào bài tập đọc, khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai”: (0,5 điểm)

Thông tin

Trả lời

A. Cây sồi sống thân thiện với đám cây sậy.

Đúng / Sai

B. Cây sậy nhỏ bé nên mới không bị bão thổi đổ .

Đúng / Sai

Câu 3. Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì? (0.5 điểm)

A. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão.

B. Sậy bị bão thổi đổ xuống sông, còn sồi không bị gì.

C. Cây sồi bị cuốn trôi theo dòng nước đỏ ngầu phù sa.

D. Sậy cũng bị cuốn theo dòng nước.

Câu 4. Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa?(0.5 điểm)

A. Vì cây sồi bị bão thổi đổ xuống sông, trôi theo dòng nước.

B. Vì cây sậy không bị mưa bão thổi đổ cuốn trôi.

C. Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ.

D. Vì sồi thấy sậy không kiêng nể mình.

Câu 5. Nêu nội dung câu chuyện ?(1 điểm)

Câu 6. Qua câu chuyện “Cây sồi và cây sậy”, em rút ra được bài học gì? (1 điểm)

Câu 7. Dòng nào dưới đây gồm các từ láy ?(0,5 điểm)

A. sừng sững, khinh khỉnh, ngậm ngùi

B. dữ dội, đảo điên, yếu ớt

C. đảo điên, bé nhỏ, luôn luôn

D. tươi xanh, đảo điên, luôn luôn.

Câu 8. Câu: “Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông” danh từ là: (1 điểm)

Câu 9. Các dấu hai chấm trong câu chuyện trên có tác dụng gì?(0,5 diểm)

A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích

B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần trích dẫn.

C. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật

D. Báo hiệu việc liệt kê sau nó.

Câu 10. Tìm từ đơn và từ phức trong câu văn sau: (1 điểm)

Trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội

B. Kiểm tra viết

I.Chính tả: Nghe – viết bài: “Người ăn xin”- Từ (Lúc ấy...nhường nào) (Sách Tiếng Việt 4 tập 1, trang 30) (2 điểm).

II.Tập làm văn:

Hãy viết một bức thư gửi người thân (người bạn) ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kỳ I vừa qua. (8 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 11)

A. Kiểm tra đọc.

Đọc thầm bài văn sau :

CHẬM VÀ NHANH

Sang học kì mới, cô giáo góp ý với lớp nên lập ra những đôi bạn cùng tiến. Dũng nhìn Minh, nhìn lại bản nhận xét. Ở đó, thật ít lời khen. Dũng biết, Minh đã cố gắng rất nhiều.

Mẹ nói, ngày bé, Minh bị một tai nạn, cánh tay phải của cậu bị ảnh hưởng. Vì vậy, Minh không được nhanh nhẹn như bạn bè.“Chậm đâu phải lúc nào cũng không tốt. Nhai chậm để nghiền kĩ thức ăn, đi chậm để tránh những tai nạn đáng tiếc. Bạn chậm thì mình phải giúp bạn để bạn tiến bộ hơn chứ.” - Dũng thầm nghĩ.

Các bạn trong lớp đang nhao nhao chọn bạn cho mình. Dũng giơ tay:

- Em xin được học cùng với bạn Minh.

Không riêng gì Minh, cả lớp lẫn cô giáo đều nhìn Dũng. Dũng nói:

- Mẹ em nói em nhanh ẩu đoảng, làm gì cũng mau mau chóng chóng cho xong. Em mong được bạn Minh giúp em chậm lại.

Cho đến lúc về, đôi lần Dũng thấy Minh đang lén nhìn mình. Đột nhiên cậu ta lên tiếng:

- Cảm ơn cậu.

- Sao cậu lại cảm ơn tớ ?

- Vì cậu đã chọn tớ. Tớ cứ nghĩ sẽ không ai chịu học với tớ.

Dũng cười:

- Tớ phải cảm ơn cậu mới đúng. Vì cậu đã cho tớ cơ hội được giúp đỡ người bạn tớ yêu quý.

Nhìn Minh đỏ mặt, Dũng thấy buồn cười. Chiều nay, Dũng sẽ xin bố bộ cờ vua, nghe nói, Minh rất thích chơi cờ.

Theo NHỮNG HẠT GIỐNG TÂM HỒN

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1 . Minh là một cậu bé như thế nào ?

A. Không nhanh nhẹn, có nhiều hạn chế.

B. Rất hiền lành và chăm chỉ học hành.

C. Học giỏi và có nhiều điểm mạnh.

2. Vì lí do nào, Dũng xin được học cùng Minh ?

A. Vì mẹ Dũng muốn Dũng giúp đỡ Minh.

B. Vì Dũng nghĩ giúp Minh sẽ được cùng bạn chơi cờ vua.

C. Vì Dũng nghĩ rằng chậm chưa hẳn là không tốt; bạn chậm thì mình phải giúp đỡ bạn tiến bộ.

3. Dũng giải thích với cô và các bạn vì sao mình chọn học cùng Minh?

A. Nhà của Minh và Dũng gần nhau.

B. Minh và Dũng rất thân nhau.

C. Dũng mong được Minh giúp Dũng chậm lại.

4.  Nếu chọn bạn để kết thành đôi bạn cùng tiến, em sẽ chọn một bạn như thế nào ? Vì sao ?

.................................................................................................................................................... 

.................................................................................................................................................... 

.................................................................................................................................................... 

5.  Gạch dưới từ dùng chưa đúng trong các câu sau và tìm từ có tiếng tự thay thế cho phù hợp.

A. Bắc rất tự trọng khi phát biểu trước lớp.

Từ thay thế: .............................................................. 

B. Chúng ta tự mãn vì lịch sử chống giặc ngoại xâm vô cùng oanh liệt của cha ông.

Từ thay thế: .............................................................. 

6.   Tìm danh từ trong câu: Dũng biết, Minh đã rất cố gắng.

- Danh từ: ................................................................ 

7.  Nối câu có dùng dấu ngoặc kép ở cột bên trái với ô nêu đúng tác dụng của dấu ngoặc kép ở cột bên phải:

Câu

 

Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu

1. Hà là “ca sĩ” nhí của lớp tôi.

a. Đánh dấu lời nói trực tiếp

2. Mẹ nói: “Con học giỏi, chăm ngoan là món quà lớn nhất đối với mẹ rồi !”.

b. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

 

8.   Tìm 2 từ phức (1 từ láy, 1 từ ghép) chứa mỗi tiếng sau và ghi lại vào chỗ chấm:

Tiếng

Từ ghép

Từ láy

a. Vui

 

 

b. Thẳng

 

 

9.  Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống cho thích hợp  (chú ý viết hoa lại cho đúng):

1  Thủ đô của Trung Quốc là.......................................................................................................  

2  Dòng sông lớn chảy qua Bra-xin là ....................................................................................... 

(a ma dôn, bắc kinh)

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả (3 điểm)              

                                               Trung thu độc lập

 Ngày mai, các em quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng  thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.

Thép Mới 

II. Tập làm văn (7 điểm)                 

Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1. Viết một đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) nói về mơ ước của em.

Đề 2: Hãy viết một bức thư thăm hỏi và động viên một người bạn gặp hoàn cảnh khó khăn mà em biết.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 12)

A/. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Phần đọc tiếng: (3 điểm)

Giáo viên cho học sinh bốc thăm và đọc diễn cảm đoạn 1 của bài tập đọc.

1/ Người ăn xin (SGK TV4 tập 1, Tr 30)

2/ Một người chính trực (SGK TV4 tập 1, Tr 36)

3/ Những Hạt thóc giống (SGK TV4 tập 1, Tr46)

4/ Nổi dằn vặt của An – dray – ca (SGK TV4 tập 1, Tr 55)

II. Phần đọc thầm: (7 điểm)

Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca” (SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 55) và khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời.

Câu 1An-đrây-ca sống với ai ?

A. Sống với cha mẹ.

B. Sống với ông bà

C.Sống với mẹ và ông

D. Sống một mình

Câu 2Mẹ bảo An-đrây-ca làm gì ?

A. Nấu thuốc.

B. Đi mua thuốc

C. Uống thuốc

D. Đi thăm ông

Câu 3.Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ?

A. Mẹ An-đrây-ca mừng rỡ

B. Ông của An-đrây-ca đã qua đời

C. Ông của An-đrây-ca đã hết bệnh

D. Mẹ An-đray-ca la mắng em.

Câu 4: Câu chuyện cho thấy cậu bé An-đrây-ca là người như  thế nào?

A. Là cậu bé thiếu trách nhiệm

B. Là cậu bé hết lòng vì bạn bè

C. Là cậu bé luôn có trách nhiệm

D. Là cậu bé ham chơi

Câu 5. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ nhân hậu ?

A. bất hòa           

B. hiền hậu           

C. lừa dối           

D. che chở

Câu 6. Từ nào sau đây là từ láy ?

A. lặng im.                         

B. truyện cổ.

C. ông cha.                         

D. cheo leo

Câu 7: Tìm từ đơn và từ phức trong câu sau:

Cậu là học sinh chăm chỉ và giỏi nhất lớp.

Từ đơn:...........

Từ phức:.........

B/. Kiểm tra viết : (10 điểm)

I/ Chính tả nghe viết: ( 3 điểm) 15 phút

Giáo viên đọc cho học sinh viết bàiNỗi dằn vặt của An-đrây-ca”. Trang 55 TV 4 tập 1. Đoạn viết: “Từ đầu .... về nhà”.

II/ Tập làm văn: (7 điểm) từ 30-35 phút

Em hãy viết thư cho một người bạn ở xa để thăm hỏi và kể cho bạn nghe về tình hình của lớp và trường em hiện nay.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 13)

AKIỂM TRA ĐỌC

I. Đọc thành tiếng (5 điểm): GV kiểm tra đọc từng em.

II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm): Thời gian: 30 phút

ĐIỀU MONG ƯỚC KÌ DIỆU

Đêm hè nóng nực, hai chị em ngồi hóng mát, giữa màn đêm lúc ấy bỗng có một ngôi sao vụt sáng, rạch qua bầu trời như một nhát kiếm chói lòa. Cậu em giật áo chị và nói:

- Chị ơi, em nghe người ta nói khi thấy sao đổi ngôi, mình mong ước điều gì thì hãy nói lên điều ước ấy. Thế nào cũng linh nghiệm!

Cô bé quay lại dịu dàng hỏi:

- Thế em muốn ước gì?

Nhớ đến bố con ông lão diễn trò ủ rũ bên đường hồi chiều, cậu em thủ thỉ:

- Ước gì… giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật. Cô chị bèn cầm lấy tay em và nói với giọng đầy cảm động:

- À, chị bảo điều này …

- Gì ạ?

- À … à … không có gì. Chị chỉ nghĩ … ông cụ chắc cần tiền lắm!

Trong trí óc non nớt của cô bé bỗng hiện lên hình ảnh con lợn đất đựng tiền tiết kiệm cô để dành từ một năm nay trong góc tủ. Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ.

                                                                                                              Theo Hồ Phước Quả

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài.

Câu 1: Khi thấy sao đổi ngôi, cậu em đã làm gì?

A. Ngồi hóng mát và giật mình sợ hãi

B. Ngồi hóng mát và thích thú reo lên

C.Giật áo chị, nói với chị điều mình được nghe người ta nói

Câu 2: Cậu bé ước điều gì? Tại sao?

1 Được đi diễn trò vì cậu muốn có tiền giúp đỡ bố con ông lão bớt nghèo khổ

2 Giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật, vì thương bố con ông

3 Ước bố con ông lão giàu có, vì cậu muốn mọi người đều giàu có

Câu 3: Cô chị đã nghĩ gì trước ước muốn của cậu em trai?

A. Dùng món tiền tiết kiệm của cô để giúp ông lão

B. Tìm cách giúp em trai mình đạt được ước muốn

C. Cảm động trước ước muốn giấy biến thành tiền thật 

Câu 4: Theo em, hai chị em trong câu chuyện có phẩm chất gì đáng quý? 

A. Thích xem sao đổi ngôi, tin vào những điều kì diệu

B. Thương người, biết mang lại niềm vui cho người khác

C. Tiết kiệm, biết dành dụm để có một khoản tiền

Câu 5: Thành ngữ,, tục ngữ nào dưới đây nêu đúng tình cảm và suy nghĩ của hai chị em trong câu chuyện?

1 Thương người như thể thương thân

2 Bán anh em xa, mua láng giềng gần

3 Một giọt máu đào hơn ao nước lã

Câu 6: Các dấu hai chấm được dùng trong câu chuyện có tác dụng gì?

1 Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

2 Có tác dụng liệt kê các sự vật có trong câu

3 Báo hiệu câu đứng sau là lời nói của một nhân vật

Câu 7: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

A. Dịu dàng, chói lòa, ủ rũ, nóng nực, lúng túng, non nớt

B. Ủ rũ, năm nay, thủ thỉ, lúng túng, đổi ngôi

C. Dịu dàng, ủ rũ, thủ thỉ, lúng túng, non nớt

Câu 8: Trong câu: “Ước gì… giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật.” có mấy danh từ là:

1 Hai danh từ. Đó là:…………………………………………………………………..

2 Ba danh từ. Đó là:…………………………………………………………………..

3 Bốn danh từ. Đó là:………………………………………………………………..

Câu 9: Câu: “Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ.” thuộc mẫu câu?

1 Ai – làm gì?

2 Ai – thế nào?

3 Ai – là gì?

Câu 10: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy viết một câu theo mẫu Ai – là gì? nói về cậu bé hoặc cô chị trong câu chuyện?

BKIỂM TRA VIẾT

I. Chính tả (5 điểm – 15 phút)

Trung thu độc lập

Đêm nay, anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em…

Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai....

II. Tập làm văn (5 điểm - 35 phút)

Em hãy viết một bức thư gửi thầy cô giáo cũ của em để chúc mừng cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 và kể cho thầy cô nghe về tình hình trường lớp của em.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 14)

A. Kiểm tra viết

I. Đọc thành tiếng ( 3 điểm )

- Đọc bài: ……………………………………………………………

- Đoạn :…………Câu hỏi số:...........

II. Đọc thầm và làm bài tâp (7 điểm) 

Đọc bài văn sau:

                                                            Trung thu độc lập

Đêm nay anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em…

Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…

Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.

Trăng đêm nay sáng quá! Trăng mai còn sáng hơn. Anh mừng cho các em vui Tết Trung thu độc lập đầu tiên và anh mong ước ngày mai đây, những tết trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em.

                                                                                             Thép mới

Khoanh vào chữ cái trước những câu trả lời đúng (câu 1, 2, 3, 4, 7, 8).

Câu 1. Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào ? (0,5 điểm)

A. Vào thời điểm anh đang ăn cơm.

B. Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.

C. Vào thời điểm anh đang ngủ.

D. Vào thời điểm anh đứng gác trên biển.

Câu 2. Những câu nào cho thấy vẻ đẹp của đêm trăng trung thu độc lập ? (0,5 điểm)

A.Trăng trung thu có anh chiến sĩ đứng gác.

B. Đêm trăng trung thu, trẻ em trên khắp đất nước cùng rước đèn, phá cỗ.

C.Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý; trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng.

D.Trăng mùa thu sáng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng.

Câu 3. Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao ? (0,5 điểm)

A. Dướii ánh trăng trung thu, trẻ em trên khắp đất nước cùng rước đèn, phá cỗ.

B. Dưới ánh trăng, đất nước không có sự thay đổi.

C. Dưới ánh trăng, đất nước có gió núi bao la.

D. Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn; ống khói nhà máy chi chít.

Câu 4. Đất nước trong mơ ước của anh chiến sĩ năm xưa với đất nước ta hiện nay giống nhau như thế nào? (0,5 điểm)

A. Giống hệt nhau, không hơn, không kém.

B. Giống nhau một phần, phần không giống là nước ta ngày nay còn có nhiều thay đổi hiện đại hơn, to lớn hơn.

C. Gần giống, một số cảnh chưa to lớn, hiện đại như ước mơ.

D. Không giống nhau tý nào.

Câu 5. Viết các từ ngữ vào chỗ trống để hoàn thành ý tả đất nước trong mơ ước của anh chiến sĩ. (1 điểm)

A. Dòng thác nước……………………………………………………………………

B. Ở giữa biển rộng…………………………………………………………………...

C. Những ống khối nhà máy…………………………………………………………

D. Những nông trường……………………………………………………………….

Câu 6. Viết hai điều em mơ ước về đất nước ta sẽ có trong 10 năm nữa. (1 điểm)

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

Câu 7. Từ láy trong câu: “Ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn” là: (0,5 điểm)

A. cờ đỏ                  

B. phấp phới                

C. sao vàng          

D. biển rộng                                              

Câu 8. Từ “nước” trong câu “Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em.” là: (0,5điểm)

A. Danh từ chung                                

B. Danh từ riêng

C. Không phải là danh từ                    

D. Vừa danh từ chung vừa danh từ riêng.

Câu 9. Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ chấm: (1 điểm)

a/ ..................................................................... giúp bố mẹ quét dọn nhà cửa. 

b/ ..................................................................... là một người hiền lành tốt bụng.

Câu 10. Hãy tìm và viết danh từ riêng có trong bài “Trung thu độc lập”. Đặt câu với danh từ đó. (1 điểm)

Danh từ riêng là:………………………………………………………………………

Đặt câu: ………………………………………………………………………………

B. Kiểm tra đọc

I. Chính tả: (2 điểm)

GV đọc cho HS nghe viết chính tả bài: “Trung thu độc lập ” (từ Ngày mai.....đến nông trường to lớn, vui tươi) SGK- TV4-  Tập 1, trang 77.

                                                         Trung thu độc lập

 Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi                                                                                                                                     Thép mới

II. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề bài: Trong giấc mơ, em được bà tiên cho ba điều ước và em thực hiện ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 15)

A. Kiểm tra đọc hiểu

I. Đọc thầm

Mỗi người ai cũng có một quê hương để thương, để nhớ. Và trong tình cảm ấy luôn gắn liền với hình ảnh gần gũi, gắn bó thiết tha mà ta không thể nào quên được. Đó có thể là con đường đi học, một đêm trăng tỏ hay một chùm khế ngọt ngào… Trong vô vàn hình ảnh làm nên hồn quê, phải kể đến hình ảnh chiếc cầu tre bắc qua con rạch nhỏ.

Cầu tre có mặt trong khắp các vùng thôn quê miền Tây Nam Bộ, cùng gắn bó, chia sẻ những nỗi nhọc nhằn với biết bao nông dân thật thà, chân chất “một nắng hai sương” trong những ngày đầy khó khăn. Ngày ngày, cầu đã âm thầm đưa đón bao người hai bên bờ sông, qua lại chăm sóc rẫy lúa nương khoai của mình, hay giúp họ sang sông để cùng nhau khề khà bên ấm trà, kể chuyện làng chuyện xóm. 

(trích Một nét của làng quê Việt: Cây cầu tre)

II. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng

Câu 1. Bài văn trên viết về nội dung gì?

A.Miền quê Nam Bộ

B. Cây cầu tre ở Nam Bộ

C. Cuộc sống ở Nam Bộ

Câu 2. Đâu không phải là hình ảnh của quê hương mà tác giả luôn nhớ đến? 

A. Con đường đi học

B. Một đêm trăng tỏ

C. Chùm mơ ngọt ngào

Câu 3.Chiếc cầu tre ở vùng Tây Nam Bộ thường dùng để làm gì?

A. Bắc qua con sông lớn

B. Bắc qua con rạch nhỏ

C. Bắc qua dòng suối nhỏ

Câu 4. Hằng ngày, người dân đi qua cây cầu tre để làm gì?

A. Để chăm sóc rẫy lúa nương khoai

B. Để vận chuyển máy móc

C. Để đi xem ca nhạc

Câu 5. Từ nào có thể thay thế cho từ khó khăn?

A.Sung sướng 

B.Gian khổ

C.Nguy hiểm

Câu 6. Từ thà gồm những bộ phận cấu tạo nào?

A.Vần và thanh

B.Âm đầu, vần và thanh

C.Âm đầu và vần

Câu 7. Bài văn trên có bao nhiêu từ láy?

A.8 từ láy

B.10 từ láy

C.12 từ láy

Câu 8.Bài văn trên có bao nhiêu danh từ riêng? Đó là những từ nào?

A.1 danh từ riêng (……………….)

B.2 danh từ riêng (………………., ……………….)

C.3 danh từ riêng (………………., ………………., ……………….)

B. Kiểm tra viết

I.Chính tả: Nghe - viết

Cầu tre gối nhịp đất lành,
Nằm nghe tiếng hát, tâm tình quê hương.
Cầu tre làm chiếc đò ngang,
 Nối đôi bờ đất đôi làng thương nhau.

II.Tập làm văn

Viết một bức thư ngắn hỏi thăm, động viên người thân hoặc bạn bè gặp chuyện buồn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 16)

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1. Đọc thành tiếng: KT trong các tiết ôn tập và trả lời câu hỏi (3 điểm)

Câu 2- Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Em hãy đọc thầm bài văn sau:

Thưa chuyện với mẹ

Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm em ngỏ ý với mẹ:

 - Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.

Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại:

- Con vừa bảo gì?

- Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.

- Ai xui con thế?

Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu:

- Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con … Con muốn học một nghề để kiếm sống…

Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo:

- Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn. 

 Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha:

 - Mẹ ơi! Người ta ai cũng có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. 

Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhãi mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào”, tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đốt cây bông.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 17)

I. Đọc thành tiếng ( 3 điểm )

II. Đọc thầm và làm bài tâp (7 điểm )

Đọc bài văn sau:

Điều ước của vua Mi-đát

Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều. Mi-đát vốn tham lam nên nói ngay:

– Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng!

Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.

Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!

Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn:

– Xin Thần tha tội cho tôi! Xin người lấy lại điều ước để cho tôi được sống!

Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra và phán:

– Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép mầu sẽ biết mất và nhà ngươi sẽ rửa sạch lòng tham.

Mi-đát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.

                                                                                 Theo Thần thoại Hy Lạp

(Nhữ Thành dịch)

CÂU HỎI:

Câu 1. Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều ước: chạm tay vào mọi vật sẽ thế nào? (0,5điểm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

A. đều hóa thành vàng.

B. đều hóa thành bạc.

C. đều hóa thành đồng.

Câu 2. Món quà tặng đem lại điều ước gì bất ngờ cho vua Mi-đát? (0,5 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

A. Vua thấy mình có quá nhiều vàng .

B. Vua thấy mình có nhiều phép lạ thật độc đáo.

C. Vua thấy mình có thể làm được những việc thấy trong mơ.

D. Vua chạm vào đồ ăn, thức uống đều hóa thành vàng nên đành nhịn đói.

Câu 3. Tại sao vua Mi-đát lại xin thần lấy lại điều ước? (0,5điểm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

A. Vì vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước, các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào điều biến thành vàng, vua bụng đói cồn cào chịu không nổi.

B. Vì vua không ham thích vàng nữa.

C. Vì vua muốn có điều ước khác.

Câu 4. Vua Mi-đát đã hiểu ra điều gì? (0,5điểm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

A. Hạnh phúc là do bàn tay mình làm ra.

B. Hạnh phúc không phải chỉ có vàng.

C. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.

Câu 5. Ý chính của bài tập đọc là gì? (1 điểm)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 6. Nếu em là thần Đi-ô-ni-dốt thì em sẽ nói thế nào khi vua chắp tay cầu khẩn xin tha tội? (1 điểm)

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Câu 7.Tiếng ‘ước’ gồm có những bộ phận nào tạo thành?(0,5 điểm)

A. bộ phận vần

B. bộ phận vần và thanh

C. bộ phận âm đầu, vần và thanh

Câu 8. Trong câu Vua ngắt quả táo từ nào không phải là danh từ? (0,5điểm)

A.vua

B.ngắt

C.quả táo

Câu 9. Tìm từ đơn, từ phức trong câu sau

                    “Cậu là học sinnh chăm chỉ và giỏi nhất lớp”. (1 điểm)

- Từđơn:…………………………………………………………………

- Từ phức:……………………………………………………………

Câu 10. Gạch dưới từ láy có trong những câu văn sau và xếp chúng vào các nhóm tương ứng. (1 điểm)

Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương tom tóp, lúc đầu còn loáng thoáng, dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.

Từ láy phụ âm đầu:……………………………………………………………………….

Từ láy vần:………………………………………………………………………………..

Từ láy tiếng:………………………………………………………………………………..

I. Chính tả: (2 điểm)

GV đọc cho HS nghe viết chính tả bài: “Những hạt thóc giống ” (từ Lúc ấy…..đến ông vua hiền minh) SGK- TV4-  Tập 1, trang 46.

 II. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề bài: Dựa vào cốt truyện cổ tích Cây khế đã học, hãy kể lại truyện Cây khế.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 18)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm):

1. Đọc thành tiếng (3 điểm):

(GV kiểm tra đọc thành tiếng một đoạn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 24 ở SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 kết hợp trả lời câu hỏi đối với từng HS)

2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm) - (20 phút): Đọc thầm bài văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.

Sầu riêng

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chin quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.                                                                                                                                                    Mai Văn Tạo

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (1 đ) M1

A. Miền Bắc.
B. Miền Nam.
C. Miền Trung.

Câu 2. Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ) M2

A. Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà.
B. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.
C. Cả hai ý trên đều đúng

Câu 3. Quả sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ) M4

A. Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.
B. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.
C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4. Trong câu Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Bộ phận nào là vị ngữ? (1 đ) M1

A. đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.
B. hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.
C. ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

Câu 5. Câu Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lại này là kiểu câu: (1 đ) M2

A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?

Câu 6. Câu nào có kiểu câu Ai thế nào? (1 đ) M3

A. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.
B. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi.
C. Tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.

Câu 7. Em hãy tìm và viết ra 5 từ láy có trong bài? (1 đ) M2

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1 . Chính tả: (Nghe – viết) bài “Hoa học trò” (2 điểm)

2 .Tập làm văn: Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích (8 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 19)

A- KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Học sinh bốc thăm để đọc một trong các bài Tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 27 (Sách Tiếng Việt 4, tập 2). Sau đó, trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Câu chuyện về túi khoai tây

Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy giáo cho quẳng hết chõ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình."

Lại Thế Luyện

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì?

A. Để cho cả lớp liên hoan.
B. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.
C. Để cho cả lớp học môn sinh học.
D. Để hướng dẫn học sinh cách trồng cây khoai tây.

Câu 2: Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái?

A. Đi đâu cũng mang theo.
B. Các củ khoai tây bị thối rữa, rỉ nước.
C. Đi đâu cũng mang theo những củ khoai tây vừa nặn vừa bị thối rữa, rỉ nước.
D. Muốn vứt nhưng thầy giáo lại không đồng ý.

Câu 3: Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác?

A. Vì sự oán giận hay thù ghét không mang lại lợi ích gì; nếu có lòng vị tha và có sự cảm thông sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho bản thân và cũng là món quà tặng cho mọi người.
B. Vì càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng.
C. Vì lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.
D. Vì lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở!

Câu 4: Theo em, thế nào là lòng vị tha?

A. Rộng lòng tha thứ.
B. Cảm thông và chia sẻ.
C. Rộng lòng tha thứ, không hề có sự cố chấp; biết cảm thông và chia sẻ.
D. Không hẹp hòi, ích kỉ và biết tha thứ cho người khác khi họ biết lỗi.

Câu 5: Hãy nêu suy nghĩ của em về cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ nào?

..........................................................................................................................................

Câu 6: Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

..........................................................................................................................................

Câu 7: Hãy đặt 1 câu văn có sử dụng dấu gạch ngang được dùng để chú thích?

..........................................................................................................................................

Câu 8: Em hãy đặt 1 câu văn theo kiểu câu Ai thế nào?

..........................................................................................................................................

Câu 9: Tất cả các bạn đều tham gia đêm Hội diễn văn nghệ 26-3.

Hãy viết câu trên thành câu khiến?

..........................................................................................................................................

Câu 10: Em hãy đặt 1 câu kể "Ai làm gì?" có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa?

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

B- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: (3 điểm)

Viết bài Khuất phục tên cướp biển (từ "Cơn tức giận ..... như con thú dữ nhốt chuồng" - Sách Tiếng Việt 4, tập 2, tr 67)

2. Tập làm văn: (7 điểm)

Hãy viết 1 bài văn tả về cây cối mà em yêu thích nhất.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 20)

A.Kiểm tra đọc hiểu

I. Đọc thầm

Một hôm, cá quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh. Nó nhảy phóc lên bờ, nằm thẳng giả vờ chết. Một đàn kiến từ đâu bò tới tưởng con cá chết, tranh nhau leo lên mình cá để cắn thịt. Cá quả mẹ đau quá, nó nhắm chặt mắt định nhảy xuống nước, song nghĩ đến đàn con đói, nó lại ráng chịu đựng. Lát sau, hàng trăm con kiến đã leo hết lên mình cá mẹ. Thế là nó liền cong mình nhảy ùm xuống hồ, chỗ đàn con đang đợi. Ðàn kiến nổi lềnh bềnh hết lên mặt nước, những chú cá con thi nhau ăn một cách ngon lành. Cá quả mẹ mình mẩy bị kiến cắn đau nhức, nhưng nó vô cùng sung sướng nhìn đàn con được một bữa no nê.

(trích truyện Con cá thông minh)

II.Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng

Câu 1.Nhân vật chính của câu chuyện trên là ai? 

A.Cá rô mẹ

B.Cá quả mẹ

C.Cá mè mẹ

Câu 2.Vì sao cá quả mẹ phải liều lĩnh nhảy lên bờ giả vờ chết?

A.Vì muốn bắt kiến cho đàn con ăn

B. Vì muốn bắt gà cho đàn con ăn

C.Vì muốn bắt ốc cho đàn con ăn

Câu 3.Sau khi cá quả mẹ nhảy xuống hồ nước, điều gì đã xảy ra?

A. Đàn kiến kịp thời nhảy ra khỏi người cá quả mẹ

B. Đàn kiến không chạy kịp, nổi lềnh bềnh trên mặt nước

C. Đàn kiến bám chặt trên người cá quả mẹ không chịu nhả ra

Câu 4.Nhìn đàn con ăn uống no say, cá quả mẹ cảm thấy như thế nào?

A. Cảm thấy vết thương đau nhức và vô cùng khó chịu

B. Cảm thấy vết thương đau nhức nhưng vẫn rất sung sướng

C. Cảm thấy vết thương không còn đau một chút nào

Câu 5.Tiếng ùm gồm những bộ phận cấu tạo nào?

A.Chỉ có vần

B.Chỉ có vần và thanh

C.Chỉ có âm đầu và vần

Câu 6. Bài văn trên có tất cả bao nhiêu từ láy, đó là những từ nào?

A. 3 từ láy (………….., ………….., …………..)

B. 4 từ láy (………….., ………….., ………….., …………..)

C. 5 từ láy (………….., ………….., ………….., ………….., …………..)

Câu 7. Nghĩa của từ bò trong câu “Một đàn kiến từ đâu bò tới tưởng con cá chết, tranh nhau leo lên mình cá để cắn thịt” khác nghĩa với từ bò nào dưới đây?

A. Bé tập bò trên tấm nệm

B. Con rắn đang bò quan bờ ao

C. Con bò đang gặm cỏ

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả: Nghe - viết

Khế bắt đầu ra hoa vào giữa tháng ba. Những chùm hoa đầu mùa bao giờ cũng đẹp nhất. Nó còn chúm chím, e ấp sau những tán lá, hay nhú từng nụ mơn mởn trên lớp vỏ xù xì. Từng cánh hoa li ti tím ngắt cứ ôm lấy nhau tạo thành từng chùm thật kỳ lạ, ngộ nghĩnh. 

II.Tập làm văn

Viết một bức thư ngắn cho người bạn cũ ở xa để chúc mừng năm mới.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 21)

A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) (40 phút)

Tình bạn

Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, hương rừng thơm phức hương quả chín. Ở trên một cây cao chót vót, Thỏ reo lên sung sướng :

- Ôi chùm quả chín vàng mọng kìa, ngon quá !

Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn :

- Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm.

Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được một cành cây nhỏ nên cả hai bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cái cành cây cong gập hẳn lại.

Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây càng kêu to hơn.

- Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy.

Thỏ nói với Sóc rồi khóc òa.

- Tớ không bỏ cậu đâu.

Sóc cương quyết.

Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu chạy tới. Bác vươn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn. Bác âu yếm khen :

- Các cháu có một tình bạn thật đẹp.

Theo Hà Mạnh Hùng

Đọc thầm bài Tình bạn sau đó khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng làm gì? (M1)

A. rủ nhau vào rừng hái hoa.
B. rủ nhau vào rừng hái quả.
C. rủ nhau vào rừng tìm bạn.

Câu 2. Khi Thỏ bị trượt chân ngã, Sóc đã làm gì? (M1)

A. vội vàng ngăn Thỏ.
B. túm lấy áo Thỏ và cương quyết không bỏ rơi bạn.
C. cùng với Thỏ túm lấy cành cây.

Câu 3. Khi Thỏ bị ngã nhào, Thỏ nói với Sóc câu gì? Hãy ghi lại câu nói đó: (M1)

Câu 4. Việc làm của Sóc nói lên điều gì? (M2)

A. Sóc là người bạn rất khỏe.
B. Sóc là người bạn chăm chỉ.
C. Sóc là người sẵn sàng quên bản thân mình để cứu bạn.

Câu 5. Câu chuyện Tình bạn có nội dung là gì? (M4)

Câu 6. Bài Tình bạn có mấy danh từ riêng chỉ các loài vật? (M2)

A. 2 danh từ riêng. Đó là................................................................................

B. 3 danh từ riêng. Đó là................................................................................

C. 4 danh từ riêng. Đó là................................................................................

Câu 7. Dòng nào dưới đây đều là các từ láy ? (M3)

A. thân thiết, chót vót, cành cây, răng rắc.
B. sung sướng, vắt vẻo, cành cây, răng rắc.
C. nhanh nhẹn, vắt vẻo, lơ lửng, răng rắc.

Câu 8. Dấu hai chấm trong câu “Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn:

- Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm.” có tác dụng gì? (M3)

Câu 9. Dòng nào sau đây là các từ ghép có nghĩa tổng hợp. (M2)

A. xe cộ, phố phường, ruộng vườn, bãi bờ, bạn bè, xóm làng.
B. xe máy, phố phường, ruộng vườn, bãi bờ, bạn bè, xóm làng.
C. xe cộ, phố phường, đường làng, bãi bờ, bạn bè, xóm làng.

Câu 10. Bộ phận gạch chân trong câu Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả trả lời cho câu hỏi nào? (M1)

A. thế nào?
B. làm gì?
C. là gì?

II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm - 20 phút):

Trung thu độc lập

Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.

2. Tập làm văn: (8 điểm) - 30 phút:

Đề bài: Nhân dịp sinh nhật, em hãy viết thư cho một người thân ở xa (ông bà, thầy cô giáo cũ, bạn cũ,…) để thăm hỏi và chúc mừng.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

  • Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 1 đến Tuần 8 (Sgk Tiếng Việt 4 – Tập 1) do HS bốc thăm. (2 điểm)
  • Trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn đã đọc theo yêu cầu của giáo viên. (1 điểm)

2. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

B

 

C

Ca ngợi một tình bạn đẹp giữa Sóc và Thỏ …

B (Thỏ, Sóc, Voi)

B

Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật

A

B

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

1

0,5

1

1

1

0,5

II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả (2 điểm)

Bài viết: (Nghe- viết) trong thời gian 15 phút bài Trung thu độc lập (SGK Tiếng Việt 4 tập 1- Trang 66 ).Viết từ “ngày mai ..... nông trường to lớn vui tươi ”.

Yêu cầu:

  • Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
  • Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

2. Tập làm văn: (8 điểm)

- Yêu cầu: Thể loại: Văn viết thư

Nội dung: Nhân dịp sinh nhật, em hãy viết thư cho một người thân ở xa (ông bà, thầy cô giáo cũ, bạn cũ,…) để thăm hỏi và chúc mừng.

- Bài có đủ 3 phần:

  • Phần đầu thư (1 điểm)
  • Phần chính (4 điểm)

* Nội dung: 1.5 điểm

* Kĩ năng: 1.5 điểm

* Cảm xúc: 1 điểm

  • Phần cuối thư (1 điểm)
  • Chữ viết, chính tả: 0.5 điểm
  • Dùng từ, đặt câu: 0.5 điểm
  • Sáng tạo: 1 điểm

- Cụ thể:

  • Viết được bài văn viết thư theo đúng yêu cầu đề bài. Bài làm có đủ bố cục 3 phần: phần đầu thư, phần chính, phần cuối thư. Viết đúng kiểu bài văn viết thư, lời văn mạch lạc, trong sáng, bộc lộ được cảm xúc, tình cảm trong khi viết,...
  • Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng sạch sẽ.
  • Bài viết sáng tạo, giàu hình ảnh, câu văn hay đặc sắc,...

---> HS viết được bài văn theo yêu cầu trên đạt: 8 điểm

Cũng với yêu cầu bố cục trên, nếu HS viết câu văn không sai ngữ pháp, dùng từ đúng, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ : tùy theo mức độ sai sót về ý, cách diễn đạt và chữ viết, có thể cho mức điểm: 7 - 7.5; 6 - 6.5; 5 - 5.5; 4; ...

Lưu ý: Điểm toàn bài = (Điểm đọc + điểm viết ): 2.

Làm tròn 0,5 lên 1 điểm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 22)

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: Có chí thì nên

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 108)

- Đọc đúng, mạch lạc, trôi chảy.

- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 109.

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

- Bài đọc: Ông Trạng thả diều

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 104)

- Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Lúc nhỏ Nguyễn Hiền có sở thích gì nhất?

A. Chơi bi.

B. Thả diều.

C. Đá bóng.

D. Các ý trên đều sai.

Câu 2: Những chi tiết nào nói lên sự thông minh của Nguyễn Hiền?

A. Đọc đến đâu hiểu ngay đến đó.

B. Có trí nhớ lạ thường.

C. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thời giờ chơi thả diều.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 3: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

A. Vì nghèo không được học nên đứng ngoài để nghe giảng nhờ.

B. Đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học.

C. Không có vở, Nguyễn Hiền tận dụng lưng trâu hoặc nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vở, còn đèn là vở trứng thả đom đóm vào trong. Bài thi làm trên lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

D. Tất cả ý trên.

Câu 4: Câu tục ngữ nào nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?

A. Có chí thì nên.

B. Giấy rách phải giữ lầy lề.

C. Máu chảy, ruột mền.

D. Thẳng như ruột ngựa.

Câu 5: Từ nào dưới đây là động từ?

A. Học.

B. Đèn.

C. Tốt.

D. Hay.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nhớ – viết): (5 điểm)

Bài viết: Nếu chúng mình có phép lạ

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 76).

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Kể lại câu chuyện Ông Trạng thả diều bằng lời kể của Nguyễn Hiền.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

- Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).

- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).

- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).

II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.

Câu 1: B

Câu 2: D

Câu 3: D

Câu 4: A

Câu 5: A

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (5 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,…. thì bị trừ 1 điểm toàn bài.

Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

- Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm

Bài mẫu:

Tôi là Nguyễn Hiền, người làng Dương Miện, tỉnh Hà Nam. Tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở vùng nông thôn. Năm lên sáu tuổi, cha mẹ tôi cho đi học ở trường làng. Tôi thích lắm. Không những thích học mà còn thích thả diều nữa. Có lần, tôi cùng những đứa trẻ nghèo đi chăn trâu, tôi tranh thủ thả diều và bị thầy giáo thấy được. Hôm sau, thầy giáo gọi tôi để kiểm tra bài. Tôi đọc thuộc làu làu hơn hai mươi trang sách. Thầy giáo rất ngạc nhiên.

Việc học của tôi là thế nhưng vì nhà nghèo nên tôi phải nghỉ học. Tôi nhớ lớp, nhớ thầy, thèm được đi học như các bạn trạc tuổi tôi. Tôi nghĩ cách học lén. Ban ngày, đi chăn trâu, tôi tranh thủ nấp ngoài của lớp nghe thầy giảng bài. Tôi đến, đợi các bạn học xong, tôi mượn vở về học. Tôi cũng đèn sách như ai nhưng vở của tôi là lưng trâu hay nền cát, bút là ngón tay, cành cây, hoặc mảnh gạch vụn. Đèn của tôi là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Vừa chăn trâu vừa học, vừa thả diều vừa học nhưng kiến thức của tôi không thu kém gì các bạn được học hành tử tế. Bận làm, bận học như thế nhưng cánh diều của tôi vẫn bay cao trong vũ trụ, tiếng sáo diều vẫn vi vút trên bầu trời rộng khôn cùng. Tôi vui sướng nhìn cánh diều do tự tay tôi làm nên đang bay bổng trên cao.

Năm tôi mười ba tuổi, nhà vui mở khoa thi chọn người tài. Một hôm, tôi cùng các bạn đang thả diều ngoài đồng, thầy giáo trong làng tìm tôi và bảo:

- Thầy biết con có chí và học giỏi. Tuy nhà nghèo nhưng con rất hiếu học. Con hãy tham gia cuộc thi này! Đất nước đang cần những người tài giỏi.

Tôi ngạc nhiên và do tự thì thầy giáo nói tiếp:

- Thầy hiểu hoàn cảnh của con, thầy sẽ giúp con mọi thứ để con an tâm bước vào kì thi này.

Thế là tôi tạm biệt cha mẹ, thầy giáo và bạn bè để lên kinh đô ứng thí. Tôi dự thi và đỗ Trạng Nguyên, được ghi vào sổ sách là “Trạng Nguyên trẻ nhất nước Nam”.

Từ thành công đó, tôi muốn nhắn gửi các bạn một điều:

“Có chí thì nên – Có công mài sắt có ngày nên kim.”

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1

Năm học ...

Môn: Tiếng Việt  4

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề số 23)

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng:

Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng (mỗi học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1 khoảng: 1 phút 30 giây – 1 phút 50 giây) và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định sau:

Bài 1: "Dế mèn bênh vực kẻ yếu"; đọc đoạn "Từ trong hốc đá,....quang hẳn." (trang 15).

Bài 2: "Người ăn xin"; đọc đoạn: "Trên người tôi .... của ông lão." (trang 30 và 31)

Bài 3: "Đôi giày ba ta màu xanh"; đoạn: "Sau này..., nhảy tưng tưng." (trang 81)

- Thời gian kiểm tra:

Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập trên giấy: 30 phút.

Đọc thành tiếng: tùy theo tình hình từng lớp, giáo viên tổ chức cho các em kiểm tra và chấm ngay tại lớp.

II. Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập:

BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ

Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.

Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.

Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể tưởng tượng nổi.

(Sưu tầm)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:

Câu 1: Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì?

A. Đất sét

B. Thiên nhiên

C. Đồ ngọc

Câu 2: Điều gì ở Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc?

A. Sự kiên nhẫn

B. Sự chăm chỉ

C. Sự tinh tế

Câu 3: Pho tượng Quan Âm có điều gì khiến người ta không thể tưởng tượng nổi?

A. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ.

B. Pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy.

C. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo.

D. Cả 3 ý trên

Câu 4: Theo em, bài đọc "Bàn tay người nghệ sĩ" thuộc chủ điểm nào đã học?

A. Trên đôi cánh ước mơ

B. Măng mọc thẳng

C. Có chí thì nên

Câu 5: Gạch chân bộ phận vị ngữ trong câu sau:

Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

Câu 6: Ghi lại các động từ, tính từ trong câu sau:

Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng.

Các động từ:..........................................................................................

Các tính từ ............................................................................................

Câu 7: Tìm một từ trái nghĩa với từ "quyết chí"

.........................................................................................................

.........................................................................................................

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (5 điểm)

Nghe - viết: Bài Thư thăm bạn (Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 25, 26)

Từ: Mình tin rằng ... đến ....Quách Tuấn Lương

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Đề: Tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Có thể phân ra các yêu cầu sau:

1/ Đọc đúng tiếng, đúng từ

Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng :0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm

2/ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1,0 điểm

Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm

Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: không ghi điểm

3/ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm

Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm

Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm: không ghi điểm

4/ Tốc độ đọc: đạt tốc độ quy định

Nếu thời gian mỗi lần đọc vượt hơn so với quy định là 1 phút: ghi 0,5 điểm;

Đọc trên 1 phút: không ghi điểm.

5/ Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu: 1,0 điểm

Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: ghi 0,5 điểm

II. Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập: (5 điểm)

Câu 1: B

Câu 2: A

Câu 3: D

Câu 4: C

Câu 5: (Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật)

Câu 6:

a) nở; cho

b) rực rỡ; tưng bừng

Câu 7: Nản chí.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (5 điểm)

Bài viết không mắc lỗi (hoặc chỉ mắc 1 lỗi) chính tả; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: ghi 5 điểm.

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

Nếu chữ viết không rõ ràng; sai lẫn độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn: trừ 1 điểm cho toàn bài.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Bài được ghi điểm 5 phải bảo đảm các yêu cầu sau:

Viết được đoạn văn tả một đồ dùng học tập theo đề bài

Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể ghi một trong các mức sau: 4.5 – 4.0- 3.5 – 3.0 – 2.5 – 2.0 – 1.5 – 1.0 – 0.5.

Bài mẫu:

Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.

Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy... khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan... Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.

Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.

Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!".

Để xem trọn bộ Đề thi Tiếng Việt 4 có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

1 2,416 14/07/2023
Mua tài liệu