TOP 10 đề thi Giữa Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Giữa Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Tiếng Việt 4 Giữa Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 11,903 11/11/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Giữa Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều - (Đề 1)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Cô giáo nhỏ” (Trang 26, 27 – SGK Tiếng Việt 4 tập 1 – Cánh diều). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao khi Giên xin lỗi, cô giáo nghẹn ngào nói “Ồ không, Giên! Cô phải xin lỗi em mới đúng.”?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

HỌA SĨ TÍ HON

Hồi còn bé, lúc tôi bốn hay năm tuổi gì đó, tôi rất thích vẽ. Bố còn mua riêng cho tôi một cái bảng chỉ để vẽ nhưng tôi lại chỉ thích vẽ la liệt vào vở thôi. Một lần, tôi tóm được một hộp phấn và cả một quyển sổ to đùng nữa. Thế là tôi bắt đầu vẽ. Trước tiên tôi vẽ một con gà, đầu nó tròn xoe như cái bánh bao, mình nó dài dài, dẹt dẹt như cái bánh mì. Tôi còn vẽ cảnh tôi đang cho gà ăn. Tôi vẽ say sưa đến nỗi mẹ đi dạy về lúc nào không hay. Mẹ hỏi:

- Họa sĩ của mẹ đang vẽ cái gì đấy? Cho mẹ xem được không?

Tôi nhanh nhảu chạy lại bên mẹ khoe:

- Đây này, con vẽ cảnh con đang cho gà ăn này. Còn đây là thằng Tí mắt híp, bụng to. Cả cái Mi tóc xù hay khóc nhè nữa cơ. À, con vẽ cả cảnh gia đình mình đi công viên, bố mua cho con bao nhiêu là kem... Tôi thích thú nói một thôi một hồi. Vậy mà mẹ tôi cứ rú ầm ầm như cái còi ô tô. Biết chuyện, bố ôm tôi vào lòng rồi mắng yêu:

- Con gái bố nghịch quá! Dám vẽ linh tinh vào số điểm của mẹ!

Đến tận lúc ấy, tôi mới biết cái sổ tôi sẽ linh tinh vào đây lại là cuốn “sổ điểm" của mẹ. Bây giờ thì tôi chẳng vẽ vời gì hết. Những bức vẽ hồi ấy tôi vẫn giữ thật phẳng phiu, đặt chúng vào ngăn kéo nhỏ. Ngăn kéo lưu giữ những kỉ niệm của một thời thơ bé.

(Theo Nguyễn Thị Yên)

Câu 1 (0,5 điểm). Khoanh vào chữ đặt trước những cảnh mà bạn nhỏ trong bài đã vẽ?

A. Bạn nhỏ đang cho gà ăn.

B. Cô giáo và các bạn đang học.

C. Bạn nhỏ và bố mẹ đi công viên.

D. Bạn Mi tóc xù.

E. Bố mua kem cho bạn nhỏ.

H. Mẹ đang dạy học.

G. Thằng Tí mắt híp bụng to.

I. Bạn nhỏ đi chơi với các bạn.

Câu 2 (0,5 điểm). Mẹ đã gọi bạn nhỏ với cái tên là gì?

A. Học sinh của cô

B. Họa sĩ của mẹ

C. Bạn nhỏ đáng yêu

D. Con ngoan của mẹ

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao mẹ không vui khi nhìn thấy những bức tranh trong cuốn sổ to?

A. Vì đó là cuốn sổ học tập của mẹ.

B. Vì đó là một cuốn sổ quý hiếm, đắt tiền.

C. Vì đó là cuốn sổ điểm của mẹ.

D. Vì đó là số bố tặng mẹ khi kết hôn.

Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao bạn nhỏ vẫn giữ thật phẳng phiu, đặt những bức vẽ vào ngăn kéo nhỏ?

A. Vì bạn nhỏ sợ mẹ nhìn thấy sẽ buồn

B. Vì bạn nhỏ không muốn nhắc lại câu chuyện buồn đó.

C. Vì bạn nhỏ muốn lưu giữ những kỉ niệm của một thời thơ bé.

D. Vì phòng bạn nhỏ chật chội nên bạn cần cất chúng gọn vào ngăn kéo

Câu 5 (1,0 điểm). Câu chuyện giới thiệu với em về những điều gì?

................................................................................................

................................................................................................

Câu 6 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn hội thoại sau:

- Cháu chào bác ạ!

- Chào cháu, cháu đi học à? – Tôi đáp lại.

Câu 7 (1,0 điểm). Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý nghĩa của nhân vật trong đoạn văn sau:

Đúng như câu tục ngữ đã nói: Có công mài sắt có ngày nên kim. Hùng thường tâm sự với tôi: Có được những nét chữ như bây giờ, mình phải trải qua một quá trình khổ luyện hết sức vất vả. Mình còn nhớ lại, vào một buổi tối, cô giáo chủ nhiệm đến chơi nhà, trao đổi với bố mẹ mình về chữ viết của mình. Sau khi cô ra về, bố mẹ gọi mình lại nói chuyện. Bố quy định: Bắt đầu từ sáng mai trở đi mỗi ngày con viết cho bố một bài chính tả trong sách giáo khoa. Ngày nào bố cũng kiểm tra. Thế rồi mình bắt đầu vào trận.

Câu 8 (1,0 điểm). Theo em, các câu văn dưới đây có sử dụng hình ảnh nhân hóa hay không? Giải thích.

a. Chú bộ đội đang sửa mái nhà giúp bà con sau trận lũ lịch sử.

b. Bác mưa đem đến dòng nước mát cho muôn loài sau những ngày nắng gắt.

................................................................................................

................................................................................................

Câu 9 (1,0 điểm). Đặt 2 câu và gạch chân vào các danh từ đó trong trường hợp sau:

a. Câu chứa danh từ chung.

b. Câu chứa danh từ riêng.

................................................................................................

................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (2 điểm)

Giọt sương

Chị vành khuyên ngó nghiêng nhìn. Chị đã nghe thấy những lời thì thầm của giọt sương, hớp từng hớp nhỏ từ giọt nước mát lành, tinh khiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ có giọng hót hay.

Buổi sáng hôm đó, trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên, người ta lịa thấy thấp thoáng hình ảnh của vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu và cả giọt sương mai.

2. Tập làm văn (8 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn miêu tả một loại cây trồng ở nhà em.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập

Câu 1. A, C, D, E, G.

Câu 2. B

Câu 3. C

Câu 4. C

Câu 5. Những kỉ niệm ngộ nghĩnh thời thơ ấu của một bạn nhỏ.

Câu 6.

- Cháu chào bác ạ! – Đánh dấu bắt đầu lời nói của cô bé.

- Chào cháu, cháu đi học à? – Đánh dấu bắt đầu lời nói của tôi.

- Tôi đáp lại – Đánh dấu phần chú thích.

Câu 7. Đúng như câu tục ngữ đã nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Hùng thường tâm sự với tôi: “Có được những nét chữ như bây giờ, mình phải trải qua một quá trình khổ luyện hết sức vất vả”. Mình còn nhớ lại, vào một buổi tối, cô giáo chủ nhiệm đến chơi nhà, trao đổi với bố mẹ mình về chữ viết của mình. Sau khi cô ra về, bố mẹ gọi mình lại nói chuyện. Bố quy định: “Bắt đầu từ sáng mai trở đi mỗi ngày con viết cho bố một bài chính tả trong sách giáo khoa. Ngày nào bố cũng kiểm tra”. Thế rồi mình bắt đầu vào trận.

Câu 8.

a. Không sử dụng biện pháp nhân hóa vì câu chỉ miêu tả hoạt động bình thường của chú bộ đội.

b. Câu có sử dụng biện pháp nhân hóa, câu đã nhân hóa “mưa’ bằng cách gọi sự vật này bằng xưng hô của con người là “bác”.

Câu 9. HS đặt câu phù hợp.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (2 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,25 điểm):

• 0,25 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

• 0,15 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (1,5 điểm):

• Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 1,5 điểm

• 0,75 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

• Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,25 điểm):

• 0,25 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

• 0,15 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Tập làm văn (8 điểm)

- Trình bày dưới dạng một đoạn văn ngắn, có số lượng câu từ 5 đến 7 câu, miêu tả một loại cây trồng ở nhà em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, bố cục đầy đủ, rõ ràng (mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn): 8 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều - (Đề 2)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Người thu gió” (Trang 57, 58 – SGK Tiếng Việt 4 tập 1 – Cánh diều). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao Uy-li-am được xếp vào danh sách những người dưới ba mươi tuổi thay đổi thế giới?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

LẠC ĐÀ VÀ CHUỘT CỐNG

Sáng hôm ấy, bác Lạc Đà chậm rãi đi một mình trên đường. Sợi dây thừng từ cổ bác thong xuống đất cả một khúc dài. Thấy vậy, Chuột Cống bên chạy đến. Nó cắn lấy sợi dây thừng, chạy lên trước Lạc Đà và vênh váo nói:

- Mọi người xem này, tôi có thể kéo theo một con Lạc Đà lớn!

Lạc Đà không nói gì, tiếp tục đi. Đến bờ sông, cả hai dừng lại, Lạc Đà bảo Chuột Cống:

- Này, Chuột Cống, anh qua sông trước đi!

Chuột Công trả lời ra vẻ thản nhiên:

- Nhưng nước quá sâu.

Lạc Đà đi xuống sông, rồi gọi Chuột Cống:

- Anh yên tâm đi! Nước chỉ sâu tới đầu gối của tôi thôi.

Chuột Cống bỗng lắc đầu quầy quậy và nói giọng vừa lúng túng vửa khẩn khoản, ngược hẳn lúc ban đầu:

- Nhưng mà tôi chưa cao quá cái móng chân của anh, nói gì tới đầu gối. Hay là... hay là... xin anh chở tôi qua sông nhé?

Lúc này, Lạc Đà cười to:

- Bây giờ anh cũng biết nói sự thật rồi à? Lần sau đừng có ba hoa khoác lác nữa nhé!

(Theo Truyện Ngụ Ngôn Thế Giới)

Câu 1 (0,5 điểm). Chuột Cống làm gì và nói gì khi thấy Lạc Đà đi một mình trên đường?

A. Đuổi theo và cắn lấy dây thừng trên cổ Lạc Đà.

B. Cắn sợi dây thừng, chạy lên trước và huyênh hoang mình dắt được Lạc Đà.

C. Chạy lên trước và huyênh hoang là mình dắt được Lạc Đà.

D. Cắn sợi dây thừng để Lạc Đà kéo nó đi.

Câu 2 (0,5 điểm). Khi Chuột Cống bảo dắt Lạc Đà đi, thái độ của Lạc Đà như thế nào?

A. Lạc Đà tức giận, mắng Chuột Cống.

B. Lạc Đà không nghe thấy lời Chuột Cống nói.

C. Lạc Đà coi như không có chuyện gì xảy ra.

D. Lạc Đà dừng lại và không đi với Chuột Cống nữa.

Câu 3 (0,5 điểm). Tại sao Lạc Đà cười to?

A. Vì Chuột Công không thể qua sông được, phải nhờ Lạc Đà chở.

B. Vì Chuột Cống biết nói sự thật, không huyênh hoang nữa.

C. Vì sông cạn, nước sông chỉ tới đầu gối Lạc Đả.

D. Vì Chuột Cống bị đuối nước và khẩn khoản nhờ Lục Di cứu giúp.

Câu 4 (0,5 điểm). Qua câu chuyện, ta thấy bạn Chuột Cống là người:

A. Ba hoa, khoác lác

B. Chăm chỉ, nhanh nhẹn

C. Tự kiêu, ích kỉ

D. Hiền lành, thật thà

Câu 5 (1,0 điểm). Qua câu chuyện, tác giả muốn khuyên ta điều gì?

................................................................................................

................................................................................................

Câu 6 (1,0 điểm). Tìm 5 danh từ được sử dụng trong câu chuyện trên.

................................................................................................

Câu 7 (1,0 điểm). Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt trong đoạn văn sau:

Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé. Người bán vé trả lời: Ba đô là một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?

Câu 8 (1,0 điểm). Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có nghĩa là gì?

“Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi

- Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư.”

................................................................................................

................................................................................................

Câu 9 (1,0 điểm). Cho các sự vật sau: đồng hồ, chú cún con. Em hãy đặt câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa các sự vật đã nêu trên.

................................................................................................

................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (2 điểm)

Trung thu độc lập

Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, ở giữa biển bộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà mây chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.

2. Tập làm văn (8 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong câu chuyện đã học (đã đọc).

................................

................................

................................

Để em thử và mua tài liệu vui lòng click Link tài liệu

1 11,903 11/11/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: