TOP 20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 17 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884

Bộ 20 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 17.

1 814 08/01/2024


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884

Câu 1. Căn cứ chiến đấu chính của nghĩa quân do Trương Định chỉ huy được đặt ở

A. Bãi Sậy (Hưng Yên).

B. Hai Sông (Hải Dương).

C. Phồn Xương (Yên Thế).

D. Gò Công (Tân Hòa).

Đáp án đúng là: D

Căn cứ chiến đấu chính của nghĩa quân do Trương Định chỉ huy được đặt ở Gò Công (Tân Hòa).

Câu 2. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”?

A. Nguyễn Trung Trực.

B. Trương Định.

C. Võ Duy Dương.

D. Nguyễn Hữu Huân.

Đáp án đúng là: A

Nguyễn Trung Trực lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống lại thực dân Pháp xâm lược. Khi bị giặc bắt, đưa ra hành hình, ông vẫn khẳng khái tuyên bố : “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”

Câu 3. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam ở sáu tỉnh Nam Kì trong những năm 1862 - 1874 thất bại là do

A. tương quan lực lượng không có lợi cho Việt Nam.

B. phe chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng.

C. triều đình nhà Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng quân Pháp.

D. thực dân Pháp có sự giúp sức, hỗ trợ của Tây Ban Nha.

Đáp án đúng là: A

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam ở sáu tỉnh Nam Kì trong những năm 1862 - 1874 thất bại do tương quan lực lượng không có lợi cho nhân dân Việt Nam:

+ Pháp có tiềm lực mạnh về kinh tế - quân sự; có ưu thế vượt trội về vũ khí, phương tiện chiến tranh; lực lượng quân viễn chinh đông đảo, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.

+ Lực lượng trong các phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Kì chủ yếu là nông dân chưa qua huấn luyện, chưa quen với việc binh đao: vũ khí thô sơ, lạc hậu.

Câu 4. Tháng 11/1873, quân triều đình nhà Nguyễn phối hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, thực hiện cuộc phục kích quân Pháp tại

A. Tiên Du (Bắc Ninh).

B. Kim Sơn (Ninh Bình).

C. Cầu Giấy (Hà Nội).

D. Tiền Hải (Nam Định).

Đáp án đúng là: C

Tháng 11/1873, quân triều đình nhà Nguyễn phối hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, thực hiện cuộc phục kích quân Pháp tại Cầu Giấy (Hà Nội).

Câu 5. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?

“Đố ai đánh trống phất cờ

Giữa thành Hà Nội trong giờ nguy nan

Rồi khi trúc trẻ, ngói tan

Mượn dây oan nghiệt, giải oan anh hùng?”

A. Hoàng Diệu.

B. Phan Thanh Giản.

C. Nguyễn Lâm.

D. Nguyễn Tri Phương.

Đáp án đúng là: A

- Câu đố dân gian đề cập đến Tổng đốc Hoàng Diệu:

+ Tháng 4/1882, Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần 2, chiếm được thành Hà Nội và dần dần kiểm soát được toàn bộ các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ.

+ Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại. Tổng đốc Hoàng Diệu đã tuẫn tiết trong vườn Võ Miếu để bảo toàn khí tiết.

Câu 6. Tháng 8/1883, triều đình nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản hiệp ước nào sau đây?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Hiệp ước Giáp Tuất.

C. Hiệp ước Hác-măng.

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Đáp án đúng là: C

Tháng 8/1883, triều đình nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Hác-măng.

Câu 7. Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam sau khi

A. kí với nhà Nguyễn hai bản hiệp ước Hácmăng và Patơnốt.

B. triệt hạ được mọi hành động của phái chủ chiến trong triều đình.

C. dập tắt được các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam.

D. thiết lập được bộ máy cai trị của chính quyền thực dân ở khắp ba kì.

Đáp án đúng là: A

Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam sau khi kí với nhà Nguyễn hai bản hiệp ước Hácmăng và Patơnốt.

Câu 8. Nhận xét nào dưới đây không đúng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)?

A. Góp phần làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

B. Lan rộng từ Bắc vào Nam, dần quy tụ thành các trung tâm kháng chiến lớn.

C. Chuyển từ chống ngoại xâm sang chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.

D. Đấu tranh quyết liệt, song còn lẻ tẻ, chưa tạo thành một phong trào thống nhất.

Đáp án đúng là: D

- Nhận xét B không đúng. Vì:

+ Cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam lan rộng từ Nam ra Bắc - theo tiến trình xâm lược của thực dân Pháp.

+ Tuy các phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra sôi nổi, nhưng thiếu sự thống nhất, chưa tạo thành các trung tâm kháng chiến lớn hay phong trào đấu tranh chung trong cả nước.

Câu 9. Người chỉ huy quân đội Pháp trong cuộc tấn công Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883) là

A. Ri-vi-e.

B. Cuốc-bê.

C. Gác-ni-ê.

D. Giăng Đuy-puy.

Đáp án đúng là: A

Tháng 4/1882, lấy cớ triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất, quân Pháp do H. Ri-vi-e cầm đầu đã đổ bộ lên Hà Nội.

Câu 10. So với triều đình nhà Nguyễn, tinh thần chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884) có điểm gì khác biệt?

A. Khuất phục trước uy vũ của Pháp, ngừng các hoạt động đấu tranh.

B. Có sự phối hợp với thực dân Pháp để lật đổ triều đình nhà Nguyễn.

C. Đấu tranh chống Pháp đến cùng, không chịu sự chi phối của triều đình.

D. Không kiên định, bị phân hóa thành hai bộ phận chủ hòa và chủ chiến.

Đáp án đúng là: B

So với triều đình nhà Nguyễn, tinh thần chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884) có điểm khác biệt là: kiên quyết đấu tranh chống Pháp đến cùng, không chịu sự chi phối của triều đình.

Câu 11. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX?

A. Nhà Nguyễn thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời.

B. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

C. Thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

D. Chế độ phong kiến Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.

Đáp án đúng là: D

- Bối cảnh Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX:

+ Nhà Nguyễn thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời.

+ Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

+ Thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 12. Năm 1872, Viện Thương Bạc đã tấu xin triều đình nhà Nguyễn

A. đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.

B. mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định).

C. chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

D. mở cửa biển ở miền Bắc và Trung để giao thương với bên ngoài.

Đáp án đúng là: D

Năm 1872, Viện Thương Bạc đã tấu xin triều đình nhà Nguyễn mở cửa biển ở miền Bắc và Trung để giao thương với bên ngoài.

Câu 13. Người dân lên vua Tự Đức các bản Thời vụ sách (vào năm 1877 và 1882) là

A. Trần Đình Túc.

B. Nguyễn Trường Tộ.

C. Phạm Phú Thứ.

D. Nguyễn Lộ Trạch.

Đáp án đúng là: D

Trong những năm 1877 - 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã viết các bản Thời Vụ sách lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

Câu 14. Một trong những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách, canh tân đất nước ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là

A. Đinh Công Tráng.

B. Tôn Thất Thuyết.

C. Nguyễn Trường Tộ.

D. Nguyễn Đình Chiểu.

Đáp án đúng là: C

Một trong những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách, canh tân đất nước ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là Nguyễn Trường Tộ.

Câu 15. Các tư tưởng cải cách canh tân đất nước cuối thế kỉ XIX đã có ý nghĩa quan trọng trong việc

A. hình thành của con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam.

B. chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.

C. thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa.

D. đưa xã hội Việt Nam thoát khỏi sự bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến.

Đáp án đúng là: B

Các tư tưởng cải cách canh tân đất nước cuối thế kỉ XIX đã có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.

Câu 16. Thực dân Pháp dựa vào duyên cớ nào để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A. Triều đình nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo Công giáo.

B. Nhà Nguyễn không cho tàu của thương nhân Pháp vào tránh bão.

C. Nhà Nguyễn tịch thu và đốt thuốc phiện của thương nhân Pháp.

D. Triều đình nhà Nguyễn vi phạm điều khoản trong Hiệp ước Véc-xai.

Đáp án đúng là: A

Lấy cớ triều đình nhà Nguyễn thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”; cấm đạo và đàn áp các giáo sĩ, tín đồ theo đạo Thiên Chúa, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 17. Tháng 9/1858, thực dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam với sự giúp sức của quân đội nước nào?

A. Anh.

B. Tây Ban Nha.

C. Đức.

D. Bồ Đào Nha.

Đáp án đúng là: B

Chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1/09/1858, Pháp nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

Câu 18. Người chỉ huy quân dân Việt Nam chiến đấu chống lại quân Pháp tại Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1859) là

A. Nguyễn Lâm.

B. Tôn Thất Thuyết.

C. Hoàng Diệu.

D. Nguyễn Tri Phương.

Đáp án đúng là: D

Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, quân dân Đà nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã kháng cự quyết liệt, bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

Câu 19. Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận quyền cai quản của thực dân Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Hiệp ước Giáp Tuất.

C. Hiệp ước Hác-măng.

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Đáp án đúng là: A

Tháng 6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất, chính thức thừa nhận quyền cai quản của thực dân Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

Câu 20. Nguyên nhân nào khiến quân đội nhà Nguyễn không giành được thắng lợi trên chiến trường Gia Định (năm 1860)?

A. Thiếu sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.

B. Sai lầm về đường lối chỉ đạo chiến đấu.

C. Lực lượng ít; vũ khí chiến đấu thô sơ, lạc hậu.

D. Quân Pháp chiếm ưu thế áp đảo về lực lượng.

Đáp án đúng là: B

- Quân đội nhà Nguyễn không giành được thắng lợi trên chiến trường Gia Định (1860) do sai lầm về đường lối chỉ đạo chiến đấu. Điều này được thể hiện qua việc: triều đình nhà Nguyễn không nhìn thấy được những bất lợi, khó khăn của kẻ thù (Pháp) nên đã không chủ động tấn công, mà vẫn kiên trì “thủ hiểm” trong Đại đồn Chí Hòa. Do đó, gần 1000 quân Pháp vẫn yên ổn ngay bên cạnh phòng tuyến của quân đội triều đình (với lực lượng từ 10.000 - 12.000 quân).

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Trắc nghiệm Bài 15: Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Trắc nghiệm Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

Trắc nghiệm Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896

Trắc nghiệm Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917

1 814 08/01/2024