TOP 20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 14 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Bộ 20 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 14.

1 688 08/01/2024


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Câu 1. Bao trùm trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa

A. giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.

B. tư sản Trung Quốc với đế quốc xâm lược.

C. nông dân với tầng lớp địa chủ phong kiến.

D. nhân dân Trung Quốc với đế quốc xâm lược.

Đáp án đúng là: D

Bao trùm trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với đế quốc xâm lược.

Câu 2. Học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn không có nội dung nào sau đây?

A. “Dân tộc độc lập”.

B. “Dân quyền tự do”.

C. “Dân sinh hạnh phúc”.

D. “Khai dân trí, chấn dân khí”.

Đáp án đúng là: D

Nội dung của chủ nghĩa Tam dân là: “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

Câu 3. Chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc được thành lập vào năm 1905 mang tên là

A. Trung Quốc Đồng minh hội.

B. Đảng Cộng sản Trung Quốc.

C. Đảng Tự do Dân chủ Trung Quốc.

D. Hội Kiến quốc Dân chủ Trung Quốc.

Đáp án đúng là: A

Chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc được thành lập vào năm 1905 mang tên là Trung Quốc Đồng minh hội.

Câu 4. Một trong những kết quả của Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là

A. thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.

B. lật đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc.

C. giải phóng Trung Quốc khỏi ách thống trị của các nước đế quốc.

D. thành lập chính quyền cách mạng, chia ruộng đất cho dân cày.

Đáp án đúng là: B

Một trong những kết quả của Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là lật đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc.

Câu 5. Một trong những ý nghĩa quan trọng của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là

A. thành lập được nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

B. lật đổ sự thống trị của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.

C. cổ vũ phong trào đấu tranh giành độc lập ở một số nước châu Á.

D. đưa Trung Quốc phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Đáp án đúng là: C

- Ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi (1911):

+ Lật đổ chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc.

+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).

Câu 6. Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị

A. thiết lập chính quyền Mạc phủ mới.

B. bắt đầu tiến hành duy tân đất nước.

C. ra sắc lệnh Quốc hữu hóa đường sắt.

D. ban hành Hiến pháp mới.

Đáp án đúng là: B

Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị bắt đầu tiến hành duy tân đất nước.

Câu 7. Nhân tố được xem là “chìa khóa vàng” trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là

A. giáo dục.

B. quân sự.

C. kinh tế.

D. chính trị.

Đáp án đúng là: A

Giáo dục được xem là “chìa khóa vàng” trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản

Câu 8. Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực quân sự?

A. Học tập cách tổ chức quân đội từ Trung Quốc.

B. Huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây.

C. Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự.

D. Đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí…

Đáp án đúng là: A

- Chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực quân sự:

+ Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây;

+ Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự;

+ Đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí…

Câu 9. Thành công của cuộc Duy tân Minh Trị (cuối thế kỉ XIX) không mang lại kết quả nào sau đây cho Nhật Bản?

A. Đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ.

B. Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa.

C. Thúc đẩy Nhật Bản tiến nhanh trên con đường đế quốc chủ nghĩa.

D. Tạo điều kiện để Nhật Bản giúp đỡ các nước châu Á bảo vệ nền độc lập.

Đáp án đúng là: D

- Thành công của cuộc Duy Tân Minh Trị đã:

+ Đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ.

+ Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa.

+ Thúc đẩy Nhật Bản tiến nhanh trên con đường đế quốc chủ nghĩa.

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản?

A. Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền.

B. Đưa Nhật Bản phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa.

C. Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.

D. Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

Đáp án đúng là: B

- Ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản:

+ Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.

+ Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).

Câu 11. Cuộc Duy tân Minh trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức

A. nội chiến và chiến tranh giải phóng.

B. nội chiến cách mạng.

C. cải cách, canh tân đất nước.

D. chiến tranh giải phóng dân tộc.

Đáp án đúng là: C

Cuộc Duy tân Minh trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức cải cách cách, canh tân đất nước.

Câu 12. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là

A. đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng.

B. phát động chiến tranh đế quốc để phân chia lại thuộc địa.

C. đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân lao động.

D. hỗ trợ và giúp đỡ các nước châu Á bảo vệ độc lập dân tộc.

Đáp án đúng là: A

Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng.

Câu 13. Trong những năm 1904 - 1905 Nhật Bản tiến hành cuộc chiến tranh với đế quốc nào?

A. Hà Lan.

B. Nga.

C. Mĩ.

D. Anh.

Đáp án đúng là: B

Trong những năm 1904 - 1905 Nhật Bản tiến hành cuộc chiến tranh với đế quốc Nga.

Câu 14. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở Nhật Bản, quá trình tập trung tư bản và tập trung sản xuất, đưa tới sự xuất hiện của các

A. công trường thủ công.

B. tổ chức phường hội.

C. công ty độc quyền.

D. tổ chức thương hội.

Đáp án đúng là: C

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quá trình tập trung tư bản và tập trung sản xuất, đưa tới sự xuất hiện của các công ti độc quyền là một biểu hiện của việc Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản?

A. Thành công, giúp Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền.

B. Mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.

C. Diễn ra khi Nhật Bản đã là thuộc địa của tư bản phương Tây.

D. Có ảnh hưởng đến một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).

Đáp án đúng là: C

Cuộc Duy tân Minh Trị diễn ra khi Nhật Bản vẫn là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.

Câu 16. Vào giữa thế kỉ XIX, tình hình Trung Quốc và Việt Nam có điểm gì tương đồng?

A. Chế độ phong kiến phát triển đến đỉnh cao.

B. Trở thành thuộc địa của đế quốc Nhật Bản.

C. Trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

D. Bị thực dân phương Tây nhòm ngó, xâm lược.

Đáp án đúng là: D

Ở thời điểm giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc và Việt Nam đều phải đối mặt với sự nhòm ngó, xâm lược của các nước thực dân phương Tây.

Câu 17. Cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc với thực dân Anh trong những năm 1840 - 1842 còn được gọi là

A. “Chiến tranh thuốc phiện”.

B. “Chiến tranh chớp nhoáng”.

C. “Chiến tranh lạnh”.

D. “Cách mạng nhung”.

Đáp án đúng là: A

Năm 1840, lấy cớ chính quyền Mãn Thanh tịch thu và tiêu hủy toàn bộ thuốc phiện của thương nhân Anh, thực dân Anh đã gây chiến với Trung Quốc, thường gọi là “chiến tranh thuốc phiện”, kéo dài đến năm 1842.

Câu 18. Đến cuối thế kỉ XIX, vùng châu thổ sông Trường Giang của Trung Quốc đã trở thành khu vực ảnh hưởng của đế quốc nào?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Nga.

Đáp án đúng là: A

Vào nửa sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX: Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang; Nga và Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc; pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…

Câu 19. Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã chiếm được vùng đất nào của Trung Quốc?

A. Sơn Đông.

B. Đông Bắc.

C. Châu thổ sông Trường Giang.

D. Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.

Đáp án đúng là: D

Vào nửa sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX: Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang; Nga và Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc; pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…

Câu 20. Đến cuối thế kỉ XIX, vùng Đông Bắc của Trung Quốc đã trở thành khu vực ảnh hưởng của những đế quốc nào?

A. Anh và Mĩ.

B. Pháp và Anh.

C. Nhật Bản và Nga.

D. Nga và Đức.

Đáp án đúng là: C

Vào nửa sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX: Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang; Nga và Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc; pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 15: Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Trắc nghiệm Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

Trắc nghiệm Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884

Trắc nghiệm Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896

Trắc nghiệm Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917

1 688 08/01/2024