TOP 18 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 11 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Bộ 18 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 11.

1 993 08/01/2024


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Câu 1. Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871) có kết cục như thế nào?

A. Pháp giành chiến thắng, thôn tính được toàn bộ lãnh thổ Phổ.

B. Phổ thất bại, buộc phải kí hòa ước với những điều kiện thua thiệt.

C. Pháp thua, toàn bộ quân chủ lực và Na-pô-lê-ông III phải đầu hàng.

D. Pháp và Phổ không phân thắng bại, buộc phải kí hiệp định đình chiến.

Đáp án đúng là: C

- Tháng 7/1870, chiến tranh giữa Pháp và Phổ xảy ra, Na-pô-lê-ông cùng 10 vạn quân Pháp thất trận ở Xơ-đăng và bị bắt làm tù binh => Pháp thất bại.

Câu 2. Nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa chống lại Chính phủ Vệ quốc (18/3/1871), vì: chính phủ Vệ quốc

A. không chia ruộng đất cho nông dân.

B. thực hiện chính sách “rào đất cướp ruộng”.

C. chấp nhận các điều kiện đầu hàng nước Phổ.

D. tham gia vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Đáp án đúng là: C

Khi quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, “Chính phủ vệ quốc” chấp nhận các điều kiện đầu hàng nước Phổ, trong khi đó, nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ thủ đô. Ngày 18/3/1871, từ đồi Mông-mác, nhân dân Pa-ri dưới sự chỉ huy của “Ủy ban trung ương Quốc dân quân” đã tiến vào Pa-ri, “Chính phủ Vệ quốc” bỏ chạy về Véc-xai.

Câu 3. Trên lĩnh vực giáo dục, Hội đồng Công xã Pa-ri đã ban hành chính sách nào sau đây?

A. Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát.

B. Giáo dục công miễn phí và không dạy giáo lí trong nhà trường.

C. Giải thể quân đội thường trực, trang bị vũ khí cho dân chúng.

D. Phân chia những ngôi nhà không có người ở cho dân nghèo.

Đáp án đúng là: B

Trên lĩnh vực giáo dục, Hội đồng Công xã Pa-ri đã ban hành chính sách: giáo dục công miễn phí và không dạy giáo lí trong nhà trường.

Câu 4. Trong bộ máy tổ chức của Hội đồng Công xã Pa-ri không có ủy ban nào sau đây?

A. Ủy ban Tư pháp.

B. Ủy ban Quân sự.

C. Ủy ban Tài chính.

D. Ủy ban Tôn giáo.

Đáp án đúng là: D

Trong bộ máy tổ chức của Hội đồng Công xã Pa-ri gồm nhiều ủy ban, như: Ủy ban Đối ngoại, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Lương thực; Ủy ban Công tác xã hội; Ủy ban Giáo dục; Ủy ban Tài chính; Ủy ban Thương nghiệp; Ủy ban quân sự và Ủy ban An ninh xã hội.

Câu 5. Cơ quan cao nhất của Công xã Pa-ri là

A. Ủy ban Tư pháp.

B. Ủy ban Tài chính.

C. Ủy ban Đối ngoại.

D. Hội đồng Công xã.

Đáp án đúng là: D

Cơ quan cao nhất của Công xã Pa-ri là Hội đồng Công xã.

Câu 6. Công xã pa-ri tồn tại trong thời gian bao lâu?

A. 17 ngày.

B. 70 ngày.

C. 27 ngày.

D. 72 ngày.

Đáp án đúng là: D

Công xã Pa-ri tồn tại trong 72 ngày (từ 18/3/1781 đến 28/5/1781).

Câu 7. Nội dung nào không phản ánh đúng nhận định “Công xã Pari là một nhà nước kiểu mới - nhà nước của dân, do dân và vì dân”?

A. Các chính sách của công xã đều phục vụ quyền lợi cho nhân dân lao động.

B. Ủy viên công xã được hưởng nhiều đặc quyền và được giữ chức vụ suốt đời.

C. Nhân dân bầu ra các đại biểu vào cơ quan quyền lực cao nhất của cả nước.

D. Các ủy viên công xã chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

Đáp án đúng là: B

- Công xã Pari là một nhà nước kiểu mới, vì:

+ Nhân dân bầu ra các đại biểu vào cơ quan quyền lực cao nhất của cả nước.

+ Các ủy viên công xã phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

+ Các chính sách của công xã đều phục vụ quyền lợi cho nhân dân lao động.

Câu 8. Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng về Công xã Pa-ri?

A. Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.

B. Diễn ra dưới hình thức cải cách, canh tân đất nước.

C. Do liên minh giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.

D. Chính sách của công xã đều bảo vệ quyền lợi của tư sản.

Đáp án đúng là: C

- Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên do nhân dân lao động thực hiện, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản tại Pa-ri, lập ra chính quyền mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Các chính sách của Công xã đều hướng tới quyền lợi của đại đa số quần chúng.

Câu 9. Quốc tế thứ nhất còn được gọi là

A. Tổ chức Đồng minh những người Cộng sản.

B. Hội Liên hiệp Lao động quốc tế.

C. Quốc tế cộng sản.

D. Quốc tế xã hội chủ nghĩa.

Đáp án đúng là: B

Quốc tế thứ nhất còn được gọi là Hội Liên hiệp Lao động quốc tế.

Câu 10. Vào cuối thế kỉ XIX, sự lớn mạnh của phong trào công nhân đã dẫn đến sự ra đời của

A. nhiều tổ chức chính trị của giai cấp công nhân trên thế giới.

B. tổ chức Quốc tế Cộng sản (còn gọi là Quốc tế thứ ba).

C. nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới (Nga Xô Viết).

D. tổ chức Đồng minh những người Cộng sản.

Đáp án đúng là: A

- Cuối thế kỉ XIX, phong trào công nhân diễn ra mạnh mẽ, dẫn tới sự ra đời nhiều tổ chức chính trị của giai cấp công nhân trên thế giới, như: Đảng Xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883),...

Câu 11. Từ năm 1889, ngày 1/5 trở thành ngày

A. Quốc tế Nhân quyền.

B. Quốc tế hạnh phúc.

C. Quốc tế Lao động.

D. Quốc tế Khoan dung.

Đáp án đúng là: C

Từ năm 1889, ngày 1/5 trở thành ngày Quốc tế Lao động.

Câu 12. Tổ chức Quốc tế thứ hai được thành lập vào thời gian nào?

A. 1844.

B. 1848.

C. 1889.

D. 1864.

Đáp án đúng là: C

Năm 1889, Quốc tế thứ hai được thành lập tại Pháp.

Câu 13. Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, tháng 9/1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã thành lập tổ chức nào?

A. Hội Liên hiệp lao động quốc tế.

B. Đồng minh những người cộng sản.

C. Quốc tế Cộng sản.

D. Quốc tế xã hội chủ nghĩa.

Đáp án đúng là: A

Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, tháng 9/1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã thành lập tổ chức Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).

Câu 14. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, nền kinh tế - xã hội của các nước tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ có sự thay đổi căn bản do tác động của

A. cách mạng công nghiệp.

B. cách mạng 4.0.

C. cách mạng công nghệ.

D. xu thế toàn cầu hóa.

Đáp án đúng là: A

Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, nền kinh tế - xã hội của các nước tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ có sự thay đổi căn bản do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp.

Câu 15. Giai cấp công nhân không ra đời trong bối cảnh nào dưới đây?

A. Nông dân bị mất ruộng, phải làm thuê trong các đồn điền, hầm mỏ.

B. Nhiều nhà máy, công xưởng ở các đô thị mở rộng quy mô sản xuất.

C. Cách mạng công nghiệp làm thay đổi căn bản xã hội của các nước tư bản.

D. Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ.

Đáp án đúng là: D

- Bối cảnh ra đời của giai cấp công nhân:

+ Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế - xã hội của các nước tư bản có sự thay đổi căn bản. Nhiều nhà máy, công xưởng tại các đô thị mở rộng quy mô sản xuất nên cần một số lượng lớn lao động làm thuê.

+ Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, hầm mỏ; hoặc ra thành thị làm thuê trong các nhà xưởng,…

Câu 16. C.Mác và Ph.Ăng-ghen là tác giả của văn kiện nào dưới đây?

A. Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền.

B. Tình cảnh của giai cấp công nhân Anh.

C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

D. Bàn về Khế ước xã hội.

Đáp án đúng là: C

Tháng 2/1848, C. Mác và Ph. Ăng-ghen soạn thảo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, được công bố ở Luân Đôn.

Câu 17. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh là tác phẩm do ai biên soạn?

A. C. Mác.

B. G. Rút-xô.

C. V. I. Lê-nin.

D. Ph. Ăng-ghen.

Đáp án đúng là: D

Năm 1842, Ph. Ăng-ghen sang Anh. Sau khi tìm hiểu đời sống của công nhân, Ăng-ghen đã biên soạn tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh

Câu 18. Việc công bố văn kiện Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã đánh dấu sự ra đời của

A. chủ nghĩa xã hội không tưởng.

B. trào lưu Triết học Ánh sáng.

C. chủ nghĩa xã hội khoa học.

D. chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Đáp án đúng là: C

Việc công bố văn kiện Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917

Trắc nghiệm Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Trắc nghiệm Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Trắc nghiệm Bài 15: Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Trắc nghiệm Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

1 993 08/01/2024