TOP 15 câu Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 1 (Cánh diều 2024) có đáp án: Ứng xử có văn hóa khi giao tiếp qua mạng

Bộ 12 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 7 Bài 1: Ứng xử có văn hóa khi giao tiếp qua mạng có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tin học 7 Bài 1.

1 4337 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Trắc nghiệm Tin học lớp 7 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

TOP 15 câu Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 1 (Cánh diều 2024) có đáp án: Ứng xử có văn hóa khi giao tiếp qua mạng

Câu 1. Khi giao tiếp qua mạng chúng ta cần ứng xử như thế nào?

A. Mỗi người khi giao tiếp qua mạng đều thể hiện văn hóa ứng xử của mình.

B. Khi giao tiếp qua mạng không thể hiện văn hóa ứng xử của mình.

C. Cả 2 ý A và B đều chưa đúng.

D. Ý kiến khác.

Đáp án: A

Giải thích:

Mỗi người khi giao tiếp qua mạng đều thể hiện văn hóa ứng xử của mình.

Câu 2. Hành vi được cho là thiếu văn hóa khi giao tiếp với người khác?

A. Chăm chú nghe người khác nói chuyện.

B. Nhìn điện thoại không rời mắt.

C. Xin lỗi nghe điện thoại khi đang ngồi nói chuyện với người khác.

D. Nói vừa đủ khi nghe điện thoại ở nơi công cộng.

Đáp án: B

Giải thích:

Hành vi được cho là thiếu văn hóa khi giao tiếp với người khác: Nhìn điện thoại không rời mắt.

Câu 3. Những gì em cho là thiếu văn hóa khi ở nơi công cộng?

A. Văng tục, chửi bậy, phát ngôn xúc phạm người khác.

B. Trang phục lôi thôi, bẩn thỉu, đầu tóc bù xù.

C. Thái độ không tôn trọng người khác, nhổ bọt bừa bãi, vứt rác bừa bãi.

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: D

Giải thích:

Hành vi được cho là thiếu văn hóa khi ở nơi công cộng:

- Văng tục, chửi bậy, phát ngôn xúc phạm người khác.

- Trang phục lôi thôi, bẩn thỉu, đầu tóc bù xù.

- Thái độ không tôn trọng người khác, nhổ bọt bừa bãi, vứt rác bừa bãi.

Câu 4. Điền vào chỗ chấm (…….)

(……..) với người khác những gì mà (……..) không muốn phải nhận.

A. hãy làm – chính mình

B. chính mình – đừng làm

C. đừng làm – chính mình

D. chính mình – người khác

Đáp án: C

Giải thích:

(Đừng làm) với người khác những gì mà (chính mình) không muốn phải nhận.

Câu 5. Khi dùng email, tin nhắn, em cần:

A. Tôn trọng quyền riêng tư của người khác.

B. Hãy lịch sự sớm trả lời email, tin nhắn.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi dùng email, tin nhắn, em cần:

- Tôn trọng quyền riêng tư của người khác.

- Hãy lịch sự sớm trả lời email, tin nhắn.

Câu 6. Khi có chuyện bực tức một ai đó, mà em đang sử dụng mạng xã hội, em sẽ làm gì?

A. Đăng ngay lên mạng xã hội.

B. Không đăng lên mạng xã hội vì mạng xã hội không phải là nơi xả cơn giận.

C. Đăng lên mạng xã hội để chỉ trích người đó.

D. Nhờ bạn bè đăng lên mạng xã hội để xả giận.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi em có chuyện bực tức ai đó thì không đăng lên mạng xã hội vì mạng xã hội không phải là nơi xả cơn giận.

Câu 7. Khi lướt mạng Facebook, em thấy một nội dung sai sự thật có ảnh hưởng đến người khác, em sẽ làm gì?

A. Chia sẻ ngay để nhiều người cùng biết.

B. Bình luận, hùa theo nội dung đó.

C. Không làm gì cả vì biết đó là thông tin sai sự thật.

D. Chỉ nhấn like mà không bình luận gì.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi lướt mạng Facebook, em thấy một nội dung sai sự thật thì em không được:

- Chia sẻ ngay để nhiều người cùng biết.

- Bình luận, hùa theo nội dung đó.

- Chỉ nhấn like mà không bình luận gì.

Câu 8. Em rất muốn khoe ảnh hoặc video dã ngoại cùng các bạn lên mạng vì hình ảnh của em rất đẹp. Nhưng bạn em không thích vì có một số ảnh bạn em không được như ý, em sẽ làm gì?

A. Em vẫn đăng, vì em chụp em có quyền đăng.

B. Em vẫn đăng vì hình của em đẹp, ảnh của bạn không đẹp cũng không sao.

C. Em vẫn đăng nhưng không cho bạn em biết.

D. Em sẽ không đăng, vì nếu đăng bạn em sẽ phiền lòng.

Đáp án: D

Giải thích:

Em sẽ không đăng, vì nếu đăng bạn em sẽ phiền lòng.

Câu 9. Khi nào thì nên dùng email?

A. Khi muốn trao đổi về công việc.

B. Khi muốn nhắn tin với bạn bè.

C. Khi muốn chia sẻ cảm xúc.

D. Khi muốn đăng hình ảnh.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi muốn trao đổi về công việc em nên dùng email.

Câu 10. Khi muốn trao đổi, trò chuyện hay chia sẻ cảm xúc thì nên dùng hình thức nào trên mạng?

A. Dùng email.

B. Dùng tin nhắn, hoặc mạng xã hội.

C. Dùng phần mềm vẽ tranh.

D. Dùng phần mềm lập trình.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi muốn trao đổi, trò chuyện hay chia sẻ cảm xúc thì nên dùng tin nhắn, hoặc mạng xã hội.

Câu 11. Cho các ý sau:

(1) Trả lời nhanh chóng mỗi khi nhân được email, tin nhắn đích danh mình.

(2) Nếu bận, nên hẹn trả lời sau, nhưng đừng để quá lâu.

(3) Văn phong trả lời nên lịch sự, tôn trọng đối phương.

(4) Nếu không muốn trả lời, nên gửi mail từ chối nhã nhặn.

Phép lịch sự khi trao đổi email, tin nhắn là:

A. (1), (3) và (4).

B. (1), (2), (3) và (4).

C. (2) và (3).

D. (1), (2) và (4).

Đáp án: B

Giải thích:

Phép lịch sự khi trao đổi email, tin nhắn là:

- Trả lời nhanh chóng mỗi khi nhân được email, tin nhắn đích danh mình.

- Nếu bận, nên hẹn trả lời sau, nhưng đừng để quá lâu.

- Văn phong trả lời nên lịch sự, tôn trọng đối phương.

- Nếu không muốn trả lời, nên gửi mail từ chối nhã nhặn.

Câu 12. Nếu bạn em đăng lên mạng một tấm ảnh có hình em nhắm mắt, biểu cảm khuôn mặt rất khó coi thì em nghĩ gì và sẽ làm gì?

A. Đăng ngay lên mạng xã hội để xả giận.

B. Bình luận với lời lẽ không hay vào bài viết của bạn.

C. Em sẽ góp ý nhẹ nhàng với bạn bằng cách nói chuyện trực tiếp hoặc nhắn tin để bạn rút kinh nghiệm.

D. Nhờ bạn bè vào bình luận bài của bạn với lời lẽ không hay.

Đáp án: C

Giải thích:

Nếu bạn em đăng lên mạng một tấm ảnh có hình em nhắm mắt, biểu cảm khuôn mặt rất khó coi thì: Em sẽ góp ý nhẹ nhàng với bạn bằng cách nói chuyện trực tiếp hoặc nhắn tin để bạn rút kinh nghiệm.

Các câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 7 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng

Trắc nghiệm Bài 1: Làm quen với bảng tính điện tử

Trắc nghiệm Bài 2: Làm quen với trang tính

Trắc nghiệm Bài 3: Làm quen với trang tính (tiếp theo)

Trắc nghiệm Bài 4: Định dạng hiển thị dữ liệu số

1 4337 lượt xem
Mua tài liệu