TOP 12 câu Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 2 (Cánh diều 2024) có đáp án: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng

Bộ 12 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 7 Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tin học 7 Bài 2.

1 2874 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Trắc nghiệm Tin học lớp 7 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

TOP 12 câu Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 2 (Cánh diều 2024) có đáp án: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng

Câu 1. Nghiện game dẫn đến tác hại gì?

A. Suy kiệt sức khỏe.

B. Có thể dẫn đến tử vong.

C. Trộm cắp, lừa đảo lấy tiền chơi game.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Nghiện game dẫn đến tác hại sau: Suy kiệt sức khỏe, có thể dẫn đến tử vong, trộm cắp, lừa đảo lấy tiền chơi game.

Câu 2. Nghiện mạng xã hội sẽ dẫn đến tình trạng gì?

A. Sống trong không gian ảo nhiều hơn ngoài đời thực.

B. Quen sống khép kín, trở nên rụt rè, thiếu tự tin.

C. Mất nhiều thời gian vô bổ.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Nghiện mạng xã hội sẽ dẫn đến tình trạng sau:

- Sống trong không gian ảo nhiều hơn ngoài đời thực.

- Quen sống khép kín, trở nên rụt rè, thiếu tự tin.

- Mất nhiều thời gian vô bổ.

Câu 3. Không để nghiện game, nghiện mạng xã hội chúng ta cần làm gì?

A. Tuân theo quy định của bố mẹ.

B. Tự đặt ra một khung giờ hạn chế mỗi ngày.

C. Cả 2 ý trên đều đúng.

D. Cả 2 ý trên đều sai.

Đáp án: C

Giải thích:

Không để nghiện game, nghiện mạng xã hội chúng ta phải tuân theo quy định của bố mẹ và tự đặt ra một khung giờ hạn chế mỗi ngày.

Câu 4. Thế nào là dụ dỗ và bắt nạt trên mạng?

A. Lôi kéo, tặng quà, hăm dọa, khống chế làm theo yêu cầu của chúng.

B. Bạn bè tặng quà sinh nhật.

C. Bạn bè gửi lời chúc mừng sinh nhật qua mạng.

D. Bạn bè nhắn tin hỏi thăm qua mạng.

Đáp án: A

Giải thích:

Hành động dụ dỗ và bắt nạt qua mạng: Lôi kéo, tặng quà, hăm dọa, khống chế làm theo yêu cầu của chúng.

Câu 5. Em có thể phòng tránh việc bị dụ dỗ và bắt nạt qua mạng như thế nào?

A. Không dùng mạng xã hội nữa.

B. Kết bạn với nhiều người lạ cho vui.

C. Thường xuyên nói chuyện thân thiết với người lạ.

D. Cảnh giác với “người quen trên mạng” quá tốt bụng, đó có thể là kẻ xấu dụ dỗ em.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi sử dụng mạng xã hội cần: Cảnh giác với “người quen trên mạng” quá tốt bụng, đó có thể là kẻ xấu dụ dỗ em.

Câu 6. Nếu kẻ dụ dỗ trên mạng muốn gặp riêng em, em sẽ làm thế nào?

A. Đồng ý gặp riêng.

B. Không đồng ý gặp, vì không biết họ là ai.

C. Đồng ý gặp nhưng rủ bạn đi cùng.

D. Nhờ bạn bè đi gặp hộ, còn bản thân không đi.

Đáp án: B

Giải thích:

Nếu kẻ dụ dỗ trên mạng muốn gặp riêng em, em sẽ: Không đồng ý gặp, vì không biết họ là ai.

Câu 7. Nếu bị đe dọa trên mạng, em sẽ làm như thế nào?

A. Dũng cảm nói ra với bố mẹ, thầy cô hoặc người thân giúp đỡ.

B. Không dám nói ra cho ai biết.

C. Tự một mình giải quyết.

D. Viết trong nhật kí riêng.

Đáp án: A

Giải thích:

Nếu bị đe dọa trên mạng, em cần dũng cảm nói ra với bố mẹ, thầy cô hoặc người thân giúp đỡ.

Câu 8. Dấu hiệu của việc dụ dỗ và bắt nạt qua mạng?

A. Người không thân thiết thường xuyên nhắn tin trò chuyện.

B. Tặng quà để mua chuộc, hẹn gặp chúng.

C. Khống chế, hăm dọa, bắt làm theo yêu cầu của chúng.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Dấu hiệu của việc dụ dỗ và bắt nạt qua mạng là:

- Người không thân thiết thường xuyên nhắn tin trò chuyện.

- Chúng tặng quà để mua chuộc, hẹn gặp gỡ.

- Khống chế, hăm dọa, bắt làm theo yêu cầu của chúng.

Câu 9. Em dùng mạng xã hội trên máy tính công cộng nhưng quên không thoát đăng nhập ra, bạn thân của em thấy thế không bảo em mà dùng tài khoản của em nhắn tin cho bạn bè của em với lời lẽ không hay. Em sẽ làm gì?

A. Đăng lên mạng xã hộ để chửi mắng người bạn này.

B. Nhắn tin lên án, phê bình gay gắt bạn.

C. Gặp trực tiếp hoặc nhắn tin bảo bạn không nên làm thế vì đó là tài khoản cá nhân, nếu mình quên thoát đăng nhập thì bạn nên bảo mình hoặc thoát đăng nhập hộ mình.

D. Bình luận vào bài của mình để chỉ trích.

Đáp án: C

Giải thích:

Với tình huống trên, em cần: Gặp trực tiếp hoặc nhắn tin bảo bạn không nên làm thế vì đó là tài khoản cá nhân, nếu mình quên thoát đăng nhập thì bạn nên bảo mình hoặc thoát đăng nhập hộ mình.

Câu 10. Em cần làm gì khi muốn dùng một tấm ảnh đẹp, một đoạn văn hay trên Internet?

A. Trước tiên không được dùng nó vào mục đích xấu.

B. Liên hệ với tác giả, xem có được sự đồng ý không.

C. Có thể sử dụng tác phẩm (tấm ảnh, đoạn văn) ở mức độ trích dẫn hoặc đưa tin.

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi em muốn dùng một tấm ảnh đẹp, một đoạn văn hay trên Internet:

- Trước tiên không được dùng nó vào mục đích xấu.

- Liên hệ với tác giả, xem có được sự đồng ý không.

- Nếu không liên hệ đươc có thể sử dụng tác phẩm (tấm ảnh, đoạn văn) ở mức độ trích dẫn hoặc đưa tin.

Câu 11. Internet có thể gây tác hại gì?

A. Ảnh hưởng đến sức khỏe: bộ não không có thời gian nghỉ ngơi, dễ mất ngủ, tự ti.

B. Có thể trao đổi thông tin với nhau tiện lợi.

C. Dễ bị mạo danh.

D. Ý A và B đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Internet có thể gây tác hại sau: Ảnh hưởng đến sức khỏe: bộ não không có thời gian nghỉ ngơi, dễ mất ngủ, tự ti và dễ bị mạo danh.

Câu 12. Điều gì có thể dẫn đến vi phạm pháp luật khi dùng Internet?

A. Bắt nạt hoặc tiếp tay cho kẻ bắt nạt.

B. Lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sự thật, hình ảnh đồi trụy.

C. Ăn cắp thông tin trên mạng (vi phạm bản quyền tác giả).

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Điều sau có thể dẫn đến vi phạm pháp luật khi dùng Internet:

- Bắt nạt hoặc tiếp tay cho kẻ bắt nạt.

- Lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sự thật, hình ảnh đồi trụy.

- Ăn cắp thông tin trên mạng (vi phạm bản quyền tác giả).

Các câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 7 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 1: Làm quen với bảng tính điện tử

Trắc nghiệm Bài 2: Làm quen với trang tính

Trắc nghiệm Bài 3: Làm quen với trang tính (tiếp theo)

Trắc nghiệm Bài 4: Định dạng hiển thị dữ liệu số

Trắc nghiệm Bài 5: Định dạng số tiền và ngày tháng

1 2874 lượt xem
Mua tài liệu