TOP 10 câu Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 3 (Cánh diều 2024) có đáp án: Sắp xếp chọn

Bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 7 Bài 3: Sắp xếp chọn có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tin học 7 Bài 3.

1 701 08/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Trắc nghiệm Tin học lớp 7 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

TOP 10 câu Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 3 (Cánh diều 2024) có đáp án: Sắp xếp chọn

Câu 1. Bài toán sắp xếp cần xác định rõ những gì?

A. Dãy đầu vào: Cần sắp xếp những gì?

B. Tiêu chí: Sắp xếp theo cái gì? Thứ tự tăng dần hay giảm dần?

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án: C

Giải thích:

Bài toán sắp xếp cần xác định rõ những điều sau:

- Dãy đầu vào: Cần sắp xếp những gì?

- Tiêu chí: Sắp xếp theo cái gì? Thứ tự tăng dần hay giảm dần?

Câu 2. Sắp xếp kết quả kiểm tra môn Tin học theo thứ tự từ cao xuống thấp. Tiêu chí sắp xếp là gì?

A. Điểm kiểm tra môn Tin theo thứ tự giảm dần.

B. Điểm kiểm tra môn Tin theo thứ tự tăng dần.

C. Điểm kiểm tra môn Hóa theo thứ tự giảm dần.

D. Điểm kiểm tra môn Hóa theo thứ tự tăng dần.

Đáp án: A

Giải thích:

Sắp xếp kết quả kiểm tra môn Tin học theo thứ tự từ cao xuống thấp. Tiêu chí sắp xếp là điểm kiểm tra môn Tin theo thứ tự giảm dần.

Câu 3. Sắp xếp kết quả kiểm tra môn Sinh học theo thứ tự từ thấp đến cao. Dãy đầu vào là gì?

A. Điểm kiểm tra môn Toán.

B. Điểm kiểm tra môn Sinh.

C. Điểm kiểm tra môn Lý.

D. Điểm kiểm tra môn Hóa.

Đáp án: B

Giải thích:

Sắp xếp kết quả kiểm tra môn Sinh học theo thứ tự từ thấp đến cao. Dãy đầu vào là điểm kiểm tra môn Sinh.

Câu 4. Có một bó que tính dài ngắn khác nhau, muốn sắp xếp các que tính thành dãy từ trái qua phải theo thứ tự ngắn dần em phải làm thao tác gì?

A. Đổi chỗ các số.

B. Không cần chỗ các que tính.

C. Đổi chỗ các que tính.

D. Đổi chỗ các điểm số.

Đáp án: C

Giải thích:

Muốn sắp xếp được các que tính theo thứ tự ngắn dần, ta phải đổi chỗ các que tính.

Câu 5. Khi dùng thuật toán sắp xếp chọn để sắp dãy theo thứ tự giảm dần, khi nào không cần thực hiện thao tác “Đổi chỗ am cho ai” mà kết quả sắp xếp vẫn đúng?

A. Khi am = ai

B. Khi am > ai

C. Khi am <= ai

D. Khi am < ai

Đáp án: D

Giải thích:

Trong thuật toán sắp xếp chọn, khi am < ai thì không cần thực hiện thao tác “Đổi chỗ am cho ai” mà kết quả sắp xếp vẫn đúng.

Câu 6. Trong thuật toán sắp xếp chọn, nếu thay “Tìm giá trị lớn nhất” bằng “Tìm giá trị nhỏ nhất” thì kết quả nhận được là dãy số có giá trị ra sao?

Thuật toán sắp xếp chọn

Lặp với i từ 1 đến n – 1:

a) Tìm số lớn nhất trong dãy số ai, ai + 1, …, an gọi là am

b) Đổi chỗ am cho ai

Hết lặp

A. Dãy số có giá trị giảm dần.

B. Dãy số có giá trị tăng dần.

C. Dãy số có giá trị không thay đổi.

D. Dãy số có giá trị thay đổi.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong thuật toán sắp xếp chọn, nếu thay “Tìm giá trị lớn nhất” bằng “Tìm giá trị nhỏ nhất” thì kết quả nhận được là dãy số có giá trị tăng dần.

Câu 7. Đâu là bài toán sắp xếp trong thực tế?

A. Tính tổng thu nhập bình quân của các hộ dân theo thứ tự giảm dần.

B. Sắp xếp chiều cao của các bạn trong lớp theo thứ tự giảm dần.

C. Tính điểm trung bình môn Tin của từng bạn trong lớp.

D. Tính chi tiêu trong một tháng của một hộ gia đình.

Đáp án: B

Giải thích:

Bài toán sắp xếp trong thực tế: Sắp xếp chiều cao của các bạn trong lớp theo thứ tự giảm dần.

Câu 8. Thế nào là sắp xếp chọn?

A. Chọn số lớn nhất và sắp xếp vào 1 vị trí định sẵn.

B. Chọn số tùy ý và sắp xếp vào vị trí mong muốn.

C. Sắp xếp chọn là chọn phần tử lớn nhất trong dãy chưa sắp xếp còn lại và sắp xếp vào đầu dãy đó.

D. Chọn số nhỏ nhất và sắp xếp vào 1 vị trí tùy ý.

Đáp án: C

Giải thích:

Sắp xếp chọn là chọn phần tử lớn nhất trong dãy chưa sắp xếp còn lại và sắp xếp vào đầu dãy đó.

Câu 9. Bài toán sắp xếp có mô hình chung là gì?

A. Đổi chỗ các phần tử trong dãy để dãy có thứ tự tăng hoặc giảm dần.

B. Đổi chỗ các phần tử trong dãy chỉ để dãy có thứ tự tăng dần.

C. Đổi chỗ các phần tử trong dãy chỉ để dãy có thứ tự giảm dần.

D. Không cần đổi chỗ các phần tử trong dãy để dãy có thứ tự tăng hoặc giảm dần.

Đáp án: A

Giải thích:

Bài toán sắp xếp có mô hình chung là: Đổi chỗ các phần tử trong dãy để dãy có thứ tự tăng hoặc giảm dần.

Câu 10. Nhận định nào đúng?

A. Trong thuật toán sắp xếp chọn, khi am >= ai thì không cần thực hiện thao tác “Đổi chỗ am cho ai” mà kết quả sắp xếp vẫn đúng.

B. Trong thuật toán sắp xếp chọn, nếu thay “Tìm giá trị lớn nhất bằng” “Tìm giá trị nhỏ nhất” thì kết quả nhận được là dãy số có giá trị tăng dần.

C. Muốn sắp xếp được các que tính theo thứ tự ngắn dần, ta không phải đổi chỗ các que tính.

D. Không cần đổi chỗ các phần tử trong dãy để dãy có thứ tự tăng hoặc giảm dần.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong thuật toán sắp xếp chọn, nếu thay “Tìm giá trị lớn nhất bằng” “Tìm giá trị nhỏ nhất” thì kết quả nhận được là dãy số có giá trị tăng dần.

Các câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 7 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 4: Sắp xếp nổi bọt

Trắc nghiệm Bài 1: Tìm kiếm tuần tự

Trắc nghiệm Bài 2: Tìm kiếm nhị phân

Trắc nghiệm Bài 12: Tạo bài trình chiếu

Trắc nghiệm Bài 14: Thêm hiệu ứng cho trang chiếu

1 701 08/01/2024
Mua tài liệu