TOP 12 câu Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 7 (Cánh diều 2024) có đáp án: Công thức tính toán dùng địa chỉ các ô dữ liệu
Bộ 12 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 7 Bài 7: Công thức tính toán dùng địa chỉ các ô dữ liệu có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tin học 7 Bài 7.
Chỉ 100k mua trọn bộ Trắc nghiệm Tin học lớp 7 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
TOP 12 câu Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 7 (Cánh diều 2024) có đáp án: Công thức tính toán dùng địa chỉ các ô dữ liệu
Câu 1. Ô chứa một công thức được bắt đầu bằng dấu gì?
A. #
B. @
C. %
D. =
Đáp án: D
Giải thích:
Ô chứa một công thức được bắt đầu bằng dấu =
Câu 2. Sắp xếp các bước nhập công thức cho đúng?
1. Nhập biểu thức số học.
2. Nhấn Enter để nhận kết quả.
3. Chọn một ô bất kì trong trang tính.
4. Gõ nhập dấu bằng =
A. 4 – 3 – 2 – 1.
B. 3 – 4 – 1 – 2.
C. 1 – 2 – 3 – 4.
D. 2 – 1 – 3 – 4.
Đáp án: B
Giải thích:
Các bước nhập công thức là:
- Chọn một ô bất kì trong trang tính.
- Gõ nhập dấu bằng =.
- Nhập biểu thức số học.
- Nhấn Enter để nhận kết quả.
Câu 3. Khi nhập công thức mà quên dấu = thì sẽ sảy ra trường hợp gì?
A. Cho ra kết quả tính toán không đúng.
B. Sẽ cho ra kết quả tính toán.
C. Không thực hiện được phép tính toán.
D. Tất cả các ý trên không đúng.
Đáp án: C
Giải thích:
Khi nhập công thức mà quên dấu = thì sẽ sảy ra trường hợp sau: Không thực hiện được phép tính toán.
Câu 4. Kí hiệu các phép toán số học trong Excel nào đúng?
A. Cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia(:)
B. Cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia(/)
C. Cộng (+), trừ (-), nhân (×), chia(/)
D. Cộng (+), trừ (-), nhân (×), chia(:)
Đáp án: A
Giải thích:
Kí hiệu các phép toán số học trong Excel: Cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia(/)
Câu 5. Đặc tính của phần mềm bảng tính điện tử nói chung và Excel nói riêng là?
A. Không tự động tính toán lại khi số liệu đầu vào thay đổi.
B. Không tự động tính toán lại trong bất kể trường hợp nào.
C. Tự động tính toán lại khi số liệu đầu vào thay đổi.
D. Tất cả các ý đều sai.
Đáp án: C
Giải thích:
Đặc tính của phần mềm bảng tính điện tử nói chung và Excel nói riêng là tự động tính toán lại khi số liệu đầu vào thay đổi.
Câu 6. Đặc tính của phần mềm bảng tính điện tử nói chung và Excel nói riêng là tự động tính toán lại khi số liệu đầu vào thay đổi. Để khai thác đặc tính này, trong công thức tính toán cần dùng đến gì?
A. Vừa số liệu trực tiếp vừa địa chỉ ô.
B. Số liệu nhập trực tiếp.
C. Cần dùng địa chỉ ô chứa số liệu thay cho số liệu trực tiếp.
D. Tất cả các ý trên đều sai.
Đáp án: C
Giải thích:
Đặc tính của phần mềm bảng tính điện tử nói chung và Excel nói riêng là tự động tính toán lại khi số liệu đầu vào thay đổi. Để khai thác đặc tính này, trong công thức tính toán cần dùng đến địa chỉ ô chứa số liệu thay cho số liệu trực tiếp.
Câu 7. Điền vào chỗ chấm:
“Viết công thức trong ô bảng tính là một cách điều khiển tính toán (……..)”.
A. Tùy ý.
B. Thủ công
C. Tự tính toán
D. Tự động
Đáp án: D
Giải thích:
Viết công thức trong ô bảng tính là một cách điều khiển tính toán (tự động).
Câu 8. Ví dụ: Trong ô D3 cần viết công thức “=B3-C3”, tiếp theo trong ô D4 là công thức “=B4-C4”. Tuy nhiên, ta không phải gõ nhập đi lặp lại từng ô công thức tương tự nhau như vậy. Đó là tính năng gì của Excel?
A. Tự động điền công thức.
B. Tự động cho ra kết quả.
C. Tự động tính toán.
D. Tất cả các ý trên đều sai.
Đáp án: A
Giải thích:
Ví dụ: Trong ô D3 cần viết công thức “=B3-C3”, tiếp theo trong ô D4 là công thức “=B4-C4”. Tuy nhiên, ta không phải gõ nhập đi lặp lại từng ô công thức tương tự nhau như vậy.
⇒ Đó là tính năng tự động điền công thức.
Câu 9. Sau khi đánh dấu chọn một ô hoặc một khối ô, trỏ chuột vào điểm góc dưới bên phải, con trỏ chuột sẽ có hình dấu cộng (+), gọi là gì?
A. Tay cầm
B. Tay nắm
C. Tay phải
D. Tay trái.
Đáp án: B
Giải thích:
Sau khi đánh dấu chọn một ô hoặc một khối ô, trỏ chuột vào điểm góc dưới bên phải, con trỏ chuột sẽ có hình dấu công (+), gọi là tay nắm.
Câu 10. Sau khi đánh dấu chọn một ô hoặc một khối ô, trỏ chuột vào điểm góc dưới bên phải, con trỏ chuột sẽ có hình dấu công (+), gọi là tay nắm. Kéo thả chuột từ điểm này sẽ thực hiện được điều gì?
A. Sẽ không điền dữ liệu tự động cho một dãy ô liền kề.
B. Sẽ copy các nội dung khác vào ô tiếp theo.
C. Sẽ điền dữ liệu tự động cho một dãy ô liền kề.
D. Sẽ di chuyển các nội dung khác vào ô tiếp theo.
Đáp án: C
Giải thích:
Sau khi đánh dấu chọn một ô hoặc một khối ô, trỏ chuột vào điểm góc dưới bên phải, con trỏ chuột sẽ có hình dấu công (+), gọi là tay nắm. Kéo thả chuột từ điểm này sẽ điền dữ liệu tự động cho một dãy ô liền kề.
Câu 11. Sắp xếp các bước thao tác tự động điền công thức theo mẫu?
Ở ô B2 nhập 10, C2 nhập 1.
1. Gõ nhập “=B2-C2”, nhấn Enter, kết quả phép trừ là 9 xuất hiện ở ô D2.
2. Chọn ô D2, trỏ chuột vào tay nắm của ô D2, con trỏ chuột hình thành dấu (+)
3. Nháy chuột chọn ô D2.
4. Kéo thả chuột cho đến ô D6, kết quả phép trừ xuất hiện trong các ô từ D3 đến D6.
A. 1 – 2 – 3 – 4.
B. 2 – 1 – 3 – 4.
C. 4 – 3 – 2 – 1.
D. 3 – 1 – 2 – 4.
Đáp án: D
Giải thích:
Các bước thao tác tự động điền công thức theo mẫu:
- Nháy chuột chọn ô D2. Gõ nhập “=B2-C2”, nhấn Enter, kết quả phép trừ là 9 xuất hiện ở ô D2.
- Chọn ô D2
- Trỏ chuột vào tay nắm của ô D2, con trỏ chuột hình thành dấu (+).
- Kéo thả chuột cho đến ô D6, kết quả phép trừ xuất hiện trong các ô từ D3 đến D6.
Câu 12. Điền vào chỗ chấm (….)
“Địa chỉ ô số liệu trong công thức giống như một (...) và sẽ nhận giá trị là số liệu lấy từ ô đó”.
A. tên hàng
B. tên hằng
C. tên biến
D. tên cột
Đáp án: C
Giải thích:
Địa chỉ ô số liệu trong công thức giống như một (tên biến) và sẽ nhận giá trị là số liệu lấy từ ô đó.
Các câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 7 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 8: Sử dụng các hàm có sẵn
Trắc nghiệm Bài 9: Định dạng trang tính và in
Trắc nghiệm Bài 12: Tạo bài trình chiếu
Trắc nghiệm Bài 14: Thêm hiệu ứng cho trang chiếu
Trắc nghiệm Bài 1: Tìm kiếm tuần tự
Xem thêm các chương trình khác: