TOP 15 câu Trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng 10 Bài 8 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng lớp 10 Bài 8: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng 10 Bài 8.

1 2,082 02/01/2024
Tải về


Trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng 10 Bài 8: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân - Kết nối tri thức

Câu 1. Quân nhân Việt Nam cần thực hiện mấy lời thề danh dự?

A. 7 lời thề danh dự.

B. 8 lời thề danh dự.

C. 9 lời thề danh dự.

D. 10 lời thề danh dự.

Đáp án: D

Giải thích: Quân nhân Việt Nam cần thực hiện đúng 10 lời thề danh dự (SGK - Trang 42)

Câu 2. Trong quan hệ với nhân dân, quân nhân Việt Nam cần thực hiện bao nhiêu điều kỉ luật?

A. 9 điều kỉ luật.

B. 10 điều kỉ luật.

C. 11 điều kỉ luật.

D. 12 điều kỉ luật.

Đáp án: D

Giải thích: Quân nhân Việt Nam cần thực hiện 12 điều kỉ luật khi quan hệ với nhân dân (SGK - Trang 42).

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nhiệm vụ, chức trách của quân nhân Việt Nam?

A. Đoàn kết bảo vệ và giúp đỡ, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhân dân.

B. Không sợ hi sinh, gian khổ, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

C. Thương yêu, bảo vệ, giúp đỡ lẫn nhau lúc thường cũng như khi chiến đấu.

D. Thực hiện đúng 12 lời thề danh dự và 10 điều kỉ luật khi quan hệ với nhân dân.

Đáp án: D

Giải thích: Những nhiệm vụ, chức trách quân nhân Việt Nam:

+ Tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, triệt để chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và kỉ luật quân đội

+ Thực hiện đúng 10 lời thề danh dự và 12 điều kỉ luật khi quan hệ với nhân dân. Luôn rèn luyện ý chí chiến đấu, khắc phục mọi khó khăn, không sợ hi sinh, gian khổ, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao

+ Tích cực học tập chính trị, quân sự, văn hoá, khoa học kĩ thuật và pháp luật để không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực

+ Giữ gìn đoàn kết nội bộ, đề cao tự phê bình và phê bình, trung thực, bình đẳng, thương yêu, tôn trọng, bảo vệ, giúp đỡ lẫn nhau lúc thường cũng như khi chiến đấu

+ Đoàn kết bảo vệ và giúp đỡ nhân dân; tôn trọng lợi ích chính đáng và phong tục tập quán của nhân dân

Câu 4. Khi gặp nhau, các quân nhân Việt Nam chào hỏi nhau như thế nào?

A. Cấp trên phải chào cấp dưới, người được chào không phải đáp lễ.

B. Người có cấp bậc cao hơn phải chào người có cấp bậc thấp hơn.

C. Cấp dưới phải chào cấp trên, người được chào phải đáp lễ.

D. Các quân nhân khi gặp nhau không cần phải chào hỏi.

Đáp án: C

Giải thích:

- Quân nhân phải chào khi gặp nhau.

- Cấp dưới phải chào cấp trên trước, người được chào phải chào đáp lễ

Câu 5. Điều 36 của Điều lệnh quản lý bộ đội (năm 2011) quy định về vấn đề gì?

A. Phong cách của quân nhân.

B. Trang phục của quân nhân.

C. Nhiệm vụ, chức trách của quân nhân.

D. Cách xưng hô, chào hỏi của quân nhân.

Đáp án: A

Giải thích: Điều 36 của Điều lệnh quản lý bộ đội quy định về phong cách của quân nhân (SGK - trang 44).

Câu 6. Theo quy định tại điều 36 Điều lệnh quản lí bộ đội, quân nhân nam

A. được hút thuốc lá nơi công cộng.

B. không xăm chàm trên thân thể.

C. được nhuộm tóc theo sở thích.

D. để tóc mai và tóc gáy dài.

Đáp án: B

Giải thích: Theo quy định tại điều 36 Điều lệnh quản lí bộ đội, quân nhân nam không được xăm chàm trên thân thể (SGK - trang 44).

Câu 7. Theo quy định tại điều 36 Điều lệnh quản lí bộ đội, quân nhân

A. có thể nhuộm và để những kiểu tóc tùy theo sở thích.

B. có thể uống rượu, bia trong khi thực hiện nhiệm vụ.

C. không được uống rượu, bia say ở mọi lúc mọi nơi.

D. phải cắt ngắn tóc mai, tóc gáy, có thể để râu dài.

Đáp án: C

Giải thích: Theo quy định tại điều 36 Điều lệnh quản lí bộ đội, quân nhân không được uống rượu bia say mọi lúc, mọi nơi (SGK - trang 44).

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân?

A. Thực hiện nghiêm 10 lời thề danh dự, 12 điều kỉ luật Công an nhân dân Việt Nam.

B. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

C. Trung thực, thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ đồng chí, đồng đội cùng tiến bộ.

D. Thực hiện đúng quy chế, quy trình làm việc, Điều lệnh Công an nhân dân.

Đáp án: A

Giải thích: Chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, gồm:

- Thực hiện nghiêm túc 5 lời thề danh dự, 10 điều kỉ luật Công an nhân dân Việt Nam, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện theo 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Chấp hành nghiêm chỉnh sự lãnh đạo, chỉ đạo, chương trình, kế hoạch công tác, thực hiện đúng quy chế, quy trình làm việc, Điều lệnh Công an nhân dân, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được sgiao

- Tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học

- Giữ gìn đoàn kết, thực hiện tự phê bình và phê bình, trung thực, thẳng thắn, thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ đồng chí, đồng đội cùng tiến bộ

- Nêu cao ý thức trách nhiệm vì nhân dân phục vụ, kính trọng, lễ phép với nhân dân, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Câu 9. Khi gặp nhau, các cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân chào hỏi nhau như thế nào?

A. Cấp dưới phải chào cấp trên trước.

B. Cấp trên phải chào cấp dưới trước.

C. Người được chào không cần chào lại.

D. Người ngang chức không phải chào nhau.

Đáp án: A

Giải thích: Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi gặp nhau phải chào; cấp dưới phải chào cấp trên trước, cùng chức vụ thì người nào có cấp bậc thấp hơn phải chào trước, ngang chức, ngang cấp thì người nào tuổi đời thấp hơn hoặc nhìn thấy trước phải chào trước, người được chào phải chào lại

Câu 10. Điều 43 Điều lệnh Công an nhân dân quy định về vấn đề gì?

A. Cách xưng hô, chào hỏi của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân.

B. Những loại trang phục của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân.

C. Chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân.

D. Những điều cấm đối với cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân.

Đáp án: D

Giải thích: Điều 43 Điều lệnh Công an nhân dân quy định về những điều cấm đối với cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân (SGK - trang 47).

Câu 11. Theo điều 43, Điều lệnh Công an nhân dân: cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân không được

A. đeo kính màu trắng khi trực tiếp giải quyết công việc.

B. nhuộm tóc màu đen; cắt ngắn móng tay và móng chân.

C. nhuộm tóc màu đen, cắt tóc ngắn và không để râu, ria.

D. uống rượu, bia say trong mọi trường hợp, mọi lúc, mọi nơi.

Đáp án: D

Giải thích: Theo điều 43, Điều lệnh Công an nhân dân: cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân không được uống ượu, bia say trong mọi trường hợp, mọi lúc, mọi nơi (SGK - trang 46).

Câu 12. Khi trực tiếp giải quyết công việc với người khác, chiến sĩ Công an nhân dân không được

A. cắt ngắn móng tay và móng chân.

B. để tay vào túi quần hoặc túi áo.

C. nhuộm tóc khác màu đen.

D. đeo kính khác màu đen.

Đáp án: B

Giải thích: Khi làm nhiệm vụ, các cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không được để tay vào túi quần hoặc túi áo (SGK - trang 46).

Câu 13. Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2011 gồm bao nhiêu chương? Bao nhiêu điều khoản?

A. 10 chương, 224 điều.

B. 11 chương, 235 điều.

C. 12 chương, 244 điều.

D. 13 chương, 254 điều.

Đáp án: A

Giải thích: Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2011 bao gồm 10 chương, 224 điều (SGK - Trang 47)

Câu 14. Điều lệnh Công an nhân dân Việt Nam năm 2019 gồm bao nhiêu chương? Bao nhiêu điều khoản?

A. 7 chương, 40 điều.

B. 8 chương, 50 điều.

C. 9 chương, 60 điều.

D. 10 chương, 70 điều.

Đáp án: B

Giải thích: Điều lệnh Công an nhân dân Việt Nam năm 2019 bao gồm 8 chương, 50 điều (SGK - Trang 47)

Câu 15. Thiếu tá Nguyễn Văn K - trưởng công an phường A (sinh năm 1982); Trung tá Hoàng Văn P - trưởng công an phường B (sinh năm 1986). Theo em, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu gặp nhau thì ai phải chào trước theo điều lệnh?

A. Thiếu tá Nguyễn Văn K.

B. Trung tá Hoàng Văn P.

C. Ai nhìn thấy trước thì chào trước.

D. Không cần chào hỏi khi gặp nhau.

Đáp án: A

Giải thích: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu gặp nhau thì Thiếu tá Nguyễn Văn K cần chào trước (vì cấp bậc thiếu tá thấp hơn trung tá).

Các câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Trắc nghiệm Bài 9: Động tác từng người không có súng

Trắc nghiệm Bài 10: Đội ngũ tiểu đội

Trắc nghiệm Bài 11: Các tư thế động tác cơ bản vận động trong chiến đấu

Trắc nghiệm Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

1 2,082 02/01/2024
Tải về