TOP 15 câu Trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng 10 Bài 7 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng lớp 10 Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng 10 Bài 7.

1 3,722 02/01/2024
Tải về


Trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng 10 Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Kết nối tri thức

Câu 1. Tác hại nào không phải do bom, mìn gây ra?

A. Lũ lụt, sạt lở đất, đá.

B. Sát thương người, súc vật.

C. Phá hủy các thành phố, làng mạc.

D. Phá hủy các phương tiện giao thông.

Đáp án: A

Giải thích:

- Lũ lụt, sạt lở đất, đá là tác hại do thiên tai gây ra.

- Những tác hại do bom, mìn gây ra, gồm:

+ Gây sát thương cho người và súc vật.

+ Phá hủy các thành phố, làng mạc.

+ Phá hủy các phương tiện giao thông.

Câu 2. Vũ khí hóa học không gây ra tác hại nào dưới đây?

A. Phá hủy môi trường sinh thái.

B. Phá hủy các công trình, phương tiện giao thông.

C. Gây tình trạng nhiễm độc địa hình.

D. Khủng bố tinh thần chiến đấu của đối phương.

Đáp án: B

Giải thích: Vũ khí hóa học gây ra những tác hại như:

+ Phá hủy môi trường sinh thái.

+ Gây tình trạng nhiễm độc địa hình.

+ Khủng bố tinh thần chiến đấu của đối phương.

Câu 3. Ở vùng nào của Việt Nam thường xảy ra lũ quét?

A. Sông, suối miền núi có địa hình bị chia cắt mạnh.

B. Địa hình trũng, có ít các cửa sông đổ ra biển.

C. Ở hạ lưu những con sông lớn, địa hình thấp.

D. Ở vùng đồng bằng ven các dòng sông lớn.

Đáp án: A

Giải thích: Ở Việt Nam, lũ quét thường xảy ra ở khu vực: sông, suối miền núi có địa hình bị chia cắt mạnh.

Câu 4. “Loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, mảnh vỡ của vỏ mìn, chất cháy, chất độc hoá học và được bố trí sẵn nhằm phá hoại, sát thương đối tượng hoặc gây cản trở trong phạm vi tác dụng như: nhiễm độc, nhiễm xạ, hạn chế tầm nhìn,…” - đó là đặc điểm của loại vũ khí nào dưới đây?

A. Bom.

B. Mìn.

C. Đạn.

D. Vũ khí hóa học.

Đáp án: B

Giải thích: Mình là một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, mảnh vỡ của vỏ mìn, chất cháy, chất độc hoá học và được bố trí sẵn nhằm phá hoại, sát thương đối tượng hoặc gây cản trở trong phạm vi tác dụng như: nhiễm độc, nhiễm xạ, hạn chế tầm nhìn,… (SGK - trang 37)

Câu 5. Đạn là loại vũ khí được sử dụng để

A. hạn chế tầm nhìn và cản trở bước tiến quân của đối phương.

B. gây độc đối với người, sinh vật và phá hủy môi trường sinh thái.

C. gây các dịch bệnh lạcho người cũng như động vật, cây cối, hoa màu…

D. tiêu diệt sinh lực hoặc phá hủy các phương tiện kĩ thuật của đối phương.

Đáp án: D

Giải thích:

- Đạn là vật thể mang phần tử sát thương hoặc công dụng đặc biệt, nạp vào hoả khi hay đặt lên thiết bị phòng để bắn/ phóng đến mục tiêu.

- Đạn được sử dụng để tiêu diệt sinh lực hoặc phá huỷ các phương tiện kĩ thuật của đối phương (SGK - trang 37).

Câu 6. “Loại vũ khí huỷ diệt lớn, mà tác dụng sát thương dựa trên cơ sở sử dụng các loại vi sinh vật khác nhau để gây bệnh cho người cũng như động vật, cây cối, hoa màu” - đó là đặc điểm của loại vũ khí nào dưới đây?

A. Vũ khí hóa học.

B. Vũ khí sinh học.

C. Vũ khí công nghệ cao.

D. Vũ khí hạt nhân.

Đáp án: B

Giải thích: Vũ khí sinh học là một loại vũ khí huỷ diệt lớn, mà tác dụng sát thương dựa trên cơ sở sử dụng các loại vi sinh vật khác nhau để gây bệnh cho người cũng như động vật, cây cối, hoa màu (SGK - trang 37).

Câu 7. Tác dụng sát thương của vũ khí hóa học dựa trên cơ sở sử dụng độc tính của các chất độc quân sự để

A. sát thương người, phá hủy binh khí kĩ thuật của đối phương.

B.sát thương người và phá hủy các công trình của đối phương.

C. gây bệnh cho người cũng như động vật, cây cối, hoa màu.

D. gây độc đối với người, sinh vật và phá huỷ môi trường sinh thái.

Đáp án: D

Giải thích: Tác dụng sát thương của vũ khí hóa học thương trên cơ sở sử dụng độc tính của các chất độc quân sự để gây độc đối với người, sinh vật và phá huỷ môi trường sinh thái (SGK - trang 37).

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp phòng, tránh bom?

A. Sơ tán, huy động toàn dân tham gia đánh trả máy bay ném bom.

B. Làm hầm trú ẩn, tận dụng các công trình có sẵn để tránh bom.

C. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động cho mọi người.

D. Đến gần địa điểm bố trí bom hoặc nghi ngờ có bom.

Đáp án: D

Giải thích: Một số biện pháp phòng, tránh bom:

+ Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động cho mọi người

+ Ngụy trang, nghi binh lừa địch;

+ Làm hầm trú ẩn, tận dụng các công trình có sẵn để tránh bom.

+ Sơ tán, huy động toàn dân tham gia đánh trả máy bay ném bom;

+ Khắc phục hậu quả sau đánh bom (cứ thương, cứu sập, cứu hỏa)

Câu 9. Sử dụng các khí tài phòng độc là biện pháp để phòng, tránh loại vũ khí nào dưới đây?

A. Mìn.

B. Đạn.

C. Vũ khí công nghệ cao.

D. Vũ khí hóa học.

Đáp án: D

Giải thích: Sử dụng các khí tài phòng độc là biện pháp để phòng, tránh vũ khí hóa học (SGK - trang 38).

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp phòng tránh bom, đạn?

A. Làm hầm, hố phòng tránh bom, đạn.

B. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động.

C. Tập trung, tụ họp dân cư ở một khu vực.

D. Ngụy trang, giữ bí mật, chống trinh sát địch.

Đáp án: C

Giải thích: Một số biện pháp phòng tránh bom, đạn:

+ Làm hầm, hố phòng tránh bom, đạn.

+ Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động.

+ Ngụy trang, giữ bí mật, chống trinh sát địch.

Câu 11. Khi phát hiện người thân/ bạn bè có hành động cưa, đục, chơi đùa với bom, vật liệu chứa chất nổ, chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Đứng ra xa để quan sát lại vừa đảm bảo an toàn cho bản thân.

B. Ngăn cản và báo ngay cho cơ quan chức năng nơi gần nhất.

C. Di chuyển lại gần để quan sát cho rõ những hành động đó.

D. Rủ thêm nhiều người tham gia vào những hành động đó.

Đáp án: D

Giải thích: Khi phát hiện người thân/ bạn bè có hành động cưa, đục, chơi đùa với bom, vật liệu chứa chất nổ, chúng ta nên ngăn cản và báo ngay cho cơ quan chức năng nơi gần nhất.

Câu 12. Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam hiện đang bị đe dọa bởi những thiên tai nào?

A. Ngập lụt,hạn hán, động đất, cháy rừng và bão nhiệt đới.

B. Hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, sạt lở bờ sông.

C. Lũ quét, sạt lở đất, sương muối và rét đậm, rét hại.

D. Bão nhiệt đới, lũ ống, lũ quét và ngập lụt.

Đáp án: B

Giải thích: Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam hiện đang bị đe dọa bởi những thiên tai, như: hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, sạt lở bờ sông.

Câu 13. Loại vũ khí nào dưới đây thường được kẻ địch sử dụng để gây độc đối với con người, sinh vật và phá hủy môi trường sinh thái?

A. Bom.

B. Vũ khí hạt nhân.

C. Đạn.

D. Vũ khí hóa học.

Đáp án: D

Giải thích: Vũ khí hóa học thường được kẻ địch sử dụng để gây độc đối với con người, sinh vật và phá hủy môi trường sinh thái.

Câu 14. “Loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ , chất cháy, chất độc hoá học, vi trùng, hạt nhân, mảnh của vỏ bom, nhằm sát thương người, phá hoại làng mạc, phá huỷ phương tiện, binh khí kĩ thuật, phá hoại các công trình của đối phương” - đó là đặc điểm của loại vũ khí nào dưới đây?

A. Bom.

B. Mìn.

C. Đạn.

D. Vũ khí hóa học.

Đáp án: A

Giải thích: Bom là một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ , chất cháy, chất độc hoá học, vi trùng, hạt nhân, mảnh của vỏ bom, nhằm sát thương người, phá hoại làng mạc, phá huỷ phương tiện, binh khí kĩ thuật, phá hoại các công trình của đối phương (SGK - trang 37).

Câu 15. Nhận định nào dưới đây không đúng về đặc điểm của vũ khí công nghệ cao?

A. Có độ chính xác cao, uy lực lớn.

B. Còn được gọi là vũ khí “thông minh”.

C. Hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

D. Tầm hoạt động gần, độ chính xác thấp.

Đáp án: D

Giải thích: Vũ khí công nghệ cao hay còn gọi là vũ khí thông minh", vũ khí tinh khôn", loại vũ khí có độ chính xác cao, uy lực lớn, tầm hoạt động xa, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết,...

Các câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 8: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân

Trắc nghiệm Bài 9: Động tác từng người không có súng

Trắc nghiệm Bài 10: Đội ngũ tiểu đội

Trắc nghiệm Bài 11: Các tư thế động tác cơ bản vận động trong chiến đấu

Trắc nghiệm Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

1 3,722 02/01/2024
Tải về