TOP 15 câu Trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng 10 Bài 1 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng lớp 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng 10 Bài 1.

1 12,698 02/01/2024
Tải về


Trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - Kết nối tri thức

Câu 1. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không bao gồm thành phần nào dưới đây?

A. Quân đội nhân dân.

B. Cảm tử quân.

C. Công an nhân dân.

D. Dân quân tự vệ.

Đáp án: B

Giải thích: Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam gồm 3 thành phần: Quân đội nhân dân; Công an nhân dân và Dân quân tự vệ (SGK - Trang 5)

Câu 2. Tổ chức nào dưới đây ra đời vào ngày 22/12/1944 theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

A. Quân đội Quốc gia Việt Nam.

B. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

C. Quân đội nhân dân Việt Nam.

D. Vệ quốc đoàn.

Đáp án: B

Giải thích: Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập theo chỉ thị của Hồ Chí Minh(SGK - Trang 5)

Câu 3. Tổ chức nào dưới đây được thành lập vào tháng 5/1945, dựa trên cơ sở Nghị quyết của Hội nghị quân sự Bắc Kì (tháng 4/1945)?

A. Quân đội quốc gia Việt Nam.

B. Quân đội nhân dân Việt Nam.

C. Việt Nam Giải phóng quân.

D. Việt Nam Cứu quốc quân.

Đáp án: C

Giải thích: Tháng 4/1945, Hội nghị Quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành Việt Nam Giải phóng quân. Ngày 15/5/1945, Việt Nam Giải phóng quân chính thức được thành lập. (SGK - Trang 6)

Câu 4. Ngày 22/12 hằng năm là ngày truyền thống của

A. Quân đội nhân dân Việt Nam.

B. Công an nhân dân Việt Nam.

C. Dân quân tự vệ Việt Nam.

D. đội ngũ y, bác sĩ Việt Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày 22/12 hằng năm (SGK - Trang 6)

Câu 5. Từ tháng 5/1964 đến năm 1950, quân đội Việt Nam mang tên là

A. Quân đội quốc gia Việt Nam.

B. Việt Nam Giải phóng quân.

C. Quân đội nhân dân Việt Nam.

D. Quân đội cách mạng Việt Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Từ tháng 5/1964 đến năm 1950, quân đội Việt Nam mang tên là Quân đội Quốc gia Việt Nam (SGK – trang 6).

Câu 6. Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí nào?

A. Văn Tiến Dũng.

B. Nguyễn Chí Thanh.

C. Phạm Hùng.

D. Võ Nguyên Giáp.

Đáp án: D

Giải thích: Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có sự tham gia của 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội, do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy (SGK - Trang 6)

Câu 7. Từ năm 1950 đến nay, quân đội Việt Nam mang tên là

A. Việt Nam Cứu quốc quân.

B. Quân đội nhân dân Việt Nam.

C. Việt Nam Giải phóng quân.

D. Quân đội quốc gia Việt Nam.

Đáp án: B

Giải thích: Từ năm 1950 đến nay, quân đội Việt Nam mang tên là Quân đội Nhân dân Việt Nam (SGK – Trang 6)

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam?

A. Sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn.

B. Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế.

C. Trung thành vô hạn với Tổ Quốc, với Đảng, nhà nước và nhân dân.

D. Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ.

Đáp án: B

Giải thích: Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, gồm:

- Trung thành vô hạn với Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.

- Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng.

- Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí.

- Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau.

- Kỉ luật tự giác, nghiêm minh, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần kiệm, tôn trọng và bảo vệ của công.

- Sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan.

- Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa chí tình.

Câu 9. Ngày 19/8 hằng năm là ngày truyền thống của lực lượng nào?

A. Quân đội nhân dân Việt Nam.

B. Công an nhân dân Việt Nam.

C. Dân quân tự vệ Việt Nam.

D. Y, bác sĩ Việt Nam.

Đáp án: B

Giải thích: Ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam là Ngày 19/8 (SGK - Trang 7)

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam?

A. Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế.

B. Trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhà nước và nhân dân.

C. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu.

D. Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức.

Đáp án: A

Giải thích: Truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam, gồm:

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam.

- Chiến đấu anh dũng không ngại hi sinh vì nền độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc.

- Công an nhân dân từ nhân dân mà ra, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu thắng lợi.

- Công an nhân dân không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng;

- Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, có nghĩa, có tình.

Câu 11. Ngày 28/3 hằng năm là ngày truyền thống của lực lượng nào dưới đây?

A. Quân đội nhân dân Việt Nam.

B. Công an nhân dân Việt Nam.

C. Dân quân tự vệ Việt Nam.

D. Các y, bác sĩ Việt Nam.

Đáp án: C

Giải thích: Ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ là Ngày 28/3 (SGK - Trang 9)

Câu 12. Văn kiện nào dưới đây được Đảng Cộng sản Đông Dương thông qua vào ngày 28/3/1935?

A. “Đề cương văn hóa Việt Nam”.

B. “Nghị quyết về đội tự vệ”

C. “Toàn dân kháng chiến”.

D. “Cương lĩnh chính trị”.

Đáp án: B

Giải thích: Ngày 28/3/1935 Đảng cộng sản Đông Dương đã thông qua “Nghị quyết về đội tự vệ” (SGK - Trang 9)

Câu 13. Trong chiến tranh giải phóng, cách đánh nào của lực lượng Dân quân tự vệ đã trở thành di sản trong kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam?

A. Đánh công kiên.

B. Đánh hiệp đồng binh chủng.

C. Đánh du kích.

D. Đánh cận chiến.

Đáp án: C

Giải thích: Trong chiến tranh giải phóng, cánh đánh du kích của Dân quân tự vệ đã trở thành di sản vô giá trong kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam (SGK – trang 10)

Câu 14. Lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam đều mang bản chất cách mạng của giai cấp nào?

A. Công nhân.

B. Nông dân.

C. Tư sản.

D. Tiểu tư sản.

Đáp án: A

Giải thích: Lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam đều mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân (SGK – trang 10)

Câu 15. Theo quy định trong Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) năm 2019, độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ của công dân nữ (trong thời bình) là

A. từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi.

B. từ đủ 20 tuổi đến hết 47 tuổi.

C. từ đủ 25 tuổi đến hết 50 tuổi.

D. từ đủ 20 tuổi đến hết 50 tuổi.

Đáp án: A

Giải thích: Khoản 1 Điều 8, Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) năm 2019 quy định về độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình, như sau: Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

Các câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Trắc nghiệm Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

Trắc nghiệm Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Trắc nghiệm Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội

Trắc nghiệm Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng

1 12,698 02/01/2024
Tải về