TOP 10 mẫu Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe (2024) SIÊU HAY

Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 4 hay hơn.

1 40558 lượt xem


Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe

Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. Dựa vào các ý đã tìm ở trang 13, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.

Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Trong câu chuyện Tia nắng bé nhỏ có nhân vật Na. Na là một người cháu hiếu thảo. Vì phòng của bà không có nắng, Na đã có suy nghĩ mang nắng đến cho bà. Dù không thể thực hiện được điều đó nhưng bà của Na đã rất vui vì có một người cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo. Em rất thích tấm lòng hiếu thảo của bạn Na dành cho bà của mình.

Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe (mẫu 2)

Truyện mà mình yêu thích đó là “Dế Mèn phiêu lưu ký” của tác giả Tô Hoài. Nhân vật mà mình yêu thích đó là Dế Mèn. Bởi vì Dế Mèn là nhân vật đã biết nhìn nhận lỗi lầm của mình để thay đổi. Bạn ấy thích đi ngao du sông núi và thích giúp đỡ những người yếu đuối, gặp khó khăn xung quanh mình.

Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe (mẫu 3)

TOP 10 mẫu Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Cô bé trong bài "Ước mơ màu xanh" là nhân vật em vô cùng yêu thích. Cô bé có một tình yêu sâu sắc với thiên nhiên. Cô đưa mắt ngắm nhìn vẻ đẹp của vạn vật trong khu vườn. Cô bé ngồi dưới gốc cây và đưa tay hứng lấy hạt nắng. Hành động của cô bé cho em thấy được sự tận hưởng, trân quý tự nhiên. Đó là lí do khiến em yêu thích nhân vật ấy.

Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe (mẫu 4)

Đọc câu chuyện "Điều kì diệu", em vô cùng yêu thích và cảm phục trước nghị lực sống phi thường của bạn Tiến Anh. Tiến Anh từ lúc sinh ra đã phải chịu thiệt thòi bởi bạn bị khuyết thiếu hai đôi tay. Thấu hiểu nỗi buồn của con, mẹ Tiến Anh luôn động viên, an ủi bạn. Tiến Anh dần hiểu ra và nỗ lực trong mọi việc. Bạn học cách viết bằng đôi chân của mình. Nghị lực sống phi thường ấy đã giúp bạn trở thành một học sinh xuất sắc của lớp 3A. Em rất ngưỡng mộ, thán phục tinh thần kiên cường của Tiến Anh.

Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe (mẫu 5)

Ngay từ ngày bé, em đã được nghe mẹ kể câu chuyện Bó đũa. Đó là câu chuyện em thích nhất về tình cảm gia đình. Câu chuyện kể về một người cha đã dạy cho các con của mình biết hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. Bằng bài học về chiếc bó đũa, người cha đã khuyên các con rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau”. Chính những lời dạy ấy đã mang đến cho các con những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau. Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện. Nhờ có nhận vật này mà tình cảm của các anh em đã được gắn kết. Em còn đặc biệt ấn tượng với chi tiết “người cha thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng”. Chi tiết này đã thể hiện rõ sự thất bại, yếu đuối khi chỉ đơn lẻ một mình. Dù được nghe đã lâu nhưng câu chuyện vẫn luôn có dấu ấn khó phai trong lòng em.

Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe (mẫu 6)

Người cha trong câu chuyện bó đũa là một nhân vật khiến cho các anh em trong nhà hoà thuận với nhau hơn. Giữa tình thế chia rẽ, không yêu thương lẫn nhau trong gia đình. Nhân vật người cha đã thấu hiểu, suy nghĩ ra một bài học để các con hòa thuận nhau hơn để có một cuộc sống tốt đẹp với tình anh em. Bằng bài học câu chuyện về chiếc bó đũa Người cha đã dạy cho các anh em biết hòa thuận. Chỉ có như vậy mới đoàn kết chống lại mọi thế lực làm chia rẽ. Người cha còn cho con mình những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau. Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện, một người uyên bác dẫn lại đường lối hòa thuận cho các anh em chung một nhà.

Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe (mẫu 7)

Truyện Ếch ngồi đáy giếng là ngụ ngôn mượn chuyện loài vật để bóng gió, kín đáo nói về chuyện con người. Từ câu chuyện kể về cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại hay huênh hoang, khoác lác. Đồng thời khuyên nhủ mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.

Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe (mẫu 8)

Truyện Ếch ngồi đáy giếng là ngụ ngôn mượn chuyện loài vật để bóng gió, kín đáo nói về chuyện con người. Từ câu chuyện kể về cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại hay huênh hoang, khoác lác. Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn xa rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì chủ quan, kiêu ngạo dễ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về những bài học mà truyện đặt ra, chớ nên tự biến mình thành Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.

Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe (mẫu 9)

Những ngày hè tươi đẹp là một câu chuyện rất hay và ý nghĩa về tình cảm bạn bè. Câu chuyện kể về cuộc chia tay giữa nhân vật “tớ” và những người bạn ở quê của mình. Tình cảm bạn bè gắn bó thân thiết, yêu thương nhau giữa những người bạn nhỏ, được thể hiện qua những món quà lúc chia xa. Đó là Cuốn Từ điển tiếng Việt, là hòn bi ve, là hòn đá nhặt ở suối, là chồng bánh đa. Tất cả đều chỉ là những món quà bình thường, dân dã. Nhưng nó phút chốc trở nên quý trọng bởi đó vốn là những thứ mà ngày thường những đứa trẻ ấy rất nâng niu. Giờ đây, những món quà ấy được đưa đến tay nhân vật “tớ” để cậu mang theo về thành phố. Chúng sẽ là kỉ vật đáng quý nhất, mang theo những tình cảm bạn bè đáng quý của những người bạn thân thương. Chính những chi tiết xúc động, những tình cảm trong sáng, mộc mạc mà sân nặng ấy giữa nhưng người bạn nhỏ, đã khiến Tạm biệt mùa hè trở thành câu chuyện em yêu thích nhất vào những dịp cuối mùa hè.

Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe (mẫu 10)

Câu chuyện về tình cảm bà cháu mà em yêu thích nhất gần đây, chính là Về thăm bà của nhà văn Thanh Tịnh. Cả câu chuyện kể về một chuyến về thăm bà của một người cháu xa nhà đã lâu. Theo chân nhân vật Thanh bước vào nhà bà, em như cảm nhận được tâm hồn bình yên đến lạ kì của người cháu ấy. Chẳng có những bữa cỗ linh đình hay những cuộc gặp mặt náo nhiệt. Về với bà, Thanh được đến với miền không gian bình yên, mát mẻ, dịu dàng của bà. Biết bao khó nhọc, vất vả đều dừng lại bên ngoài cánh cửa. Mọi thứ ở trong nhà bà đều thật đẹp, thật yên bình, thật trong lành và bình dị. Ở đây, Thanh lại được là người cháu nhỏ để bà yêu thương, chiều chuộng. Chính vì tại ngôi nhà này có bà của Thanh, nên anh mới có những cung bậc cảm xúc ấy. Những tình cảm giản dị, mộc mạc mà đáng trân quý đó giữa hai bà cháu, đã thu hút em vào từng dòng của câu chuyện. Có lẽ, đó chính là sức mạnh của tình cảm gia đình.

1 40558 lượt xem