TOP 10 mẫu Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em (2024) SIÊU HAY

Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em lớp 4 gồm dàn ý và 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 4 hay hơn.

1 2148 lượt xem


Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em

Đề bài: Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em.

Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em (mẫu 1)

Trời sáng đã lâu. Những tia nắng chiếu qua cửa sổ khiến em bừng thức giấc. Em cất tiếng gọi âu yếm: “Cún con ơi! Lại đây với chị nào!”. Gọi hai, ba lần vẫn không thấy Cún con lon ton chạy đến, quấn quýt mừng rỡ như mọi khi, em hốt hoảng nhìn xuống gậm giường. Gầm giường trống trơn! Em vội chạy ra sân, ra vườn tìm kiếm vẫn không thấy bóng dáng Cún con đâu. Hay là nó đã bỏ đi? Có lẽ Cún con bỏ đi thật rồi vì hôm qua em kể cho nó nghe câu chuyện về mình. Chuyện là thế này:

Em có một chú Gà Trống đẹp mã và có tiếng gáy rất vang. Sáng sáng, chú cất tiếng gáy chào bình minh và gọi em thức giấc. Em quý Gà Trống lắm. Ngày nào cũng thưởng cho chú mấy nắm lúa vàng. Một hôm, thấy bà hàng xóm có con gà Mái Mơ xinh xắn, thích quá, em năn nỉ bà đổi Gà Trống lấy Mái Mơ. Gà Trống đang mê mải bới đất tìm mồi, hay tin đó, chiếc mào đỏ trên đầu chú tái đi, chú buồn ra mặt.

Từ hôm ấy, em vuốt ve, nâng niu cô gà Mái Mơ xinh đẹp. Mái Mơ cũng yêu em lắm! Mỗi ngày, Mái Mơ tặng cho em một quả trứng hồng.

Một thời gian sau, bà hàng xóm đi chợ mua về con Vịt. Ôi! chú Vịt mới hấp dẫn làm sao! Cái mỏ vàng tươi, đôi mắt đen láy, chiếc cổ cong và bộ lông trắng muốt! Em thích quá, đòi đổi Mái Mơ lấy Vịt cho bằng được. Lúc em ôm Mái Mơ sang đổi, nó ủ rũ, đôi cánh xệ xuống, cái đầu ngoẹo sang một bên nom thật tội nghiệp!

Thế rồi em nhanh chóng kết thân với Vịt. Đi tắm sông, em cho Vịt đi theo. Vịt cùng em vùng vẫy, nô đùa thoả thuê dưới nước. Em rất thích nhìn Vịt ngụp lặn và đứng rỉa lông, rỉa cánh.

Sau đó ít lâu, một người quen đến chơi, mang theo chú Cún rất dễ thương. Em mê nó ngay lập tức và năn nỉ:

- Cô ơi! Cô tặng cho con chú Cún kia nhé! Con sẽ tặng lại cho cô con Vịt!

Vịt nghe thế hoảng hốt kêu lên:

- Cô chủ ơi! Đừng làm thế! Cô nỡ lòng bỏ tôi ư?

Em bỏ ngoài tai lời của Vịt và quên nó ngay, bởi em đã có chú Cún con xinh đẹp.

Một hôm, ẵm chú Cún con nằm gọn trong lòng, em vuốt nhẹ bộ lông xốp như bông của nó và thầm thì kể cho nó nghe chuyện về những người bạn cũ:

- Cún con có biết không? Bạn thân đầu tiên của chị là Gà Trống. Sau chị đem đổi Gà Trống lấy Mái Mơ. Rồi lại đổi Mái Mơ lấy Vịt. Cuối cùng chị đổi Vịt lấy em đó. Chị quý em lắm !

Em tưởng Cún con sẽ vui vẻ, ai ngờ nghe xong câu chuyện, nó cụp tai xuống vẻ nghĩ ngợi. Sáng hôm sau, nó lặng lẽ bỏ em mà đi.

Giờ đây, ngồi một mình giữa căn nhà vắng, em càng hối hận vì mình không biết quý tình bạn.

Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em (mẫu 2)

Mấy bữa nay, lũ chuột nhắt thi nhau phá phách. Chúng ăn vụng thức ăn, gặm sách, thậm chí cắn rách cả chiếc áo bằng sa tanh hồng của cô búp bê xinh đẹp.

Bé Mây giận lắm, nghĩ cách trừng trị chúng. Bé thì thầm bàn bạc hồi lâu với Mèo con. Mèo con thích chí gật gù rồi rung râu cười tít.

Xẩm tối, một chiếc bẫy lồng bằng lưới sắt được đặt dưới gầm chạn đựng thức ăn, ngay trên đường lũ chuột thường đi. Miệng bẫy mở rộng. Trong bẫy, một con cá nướng thơm lừng được móc vào đoạn dây kẽm uốn cong như chiếc móc câu. Đêm nay, lũ chuột nhắt tham ăn thế nào cũng bị mắc bẫy.

Mọi việc sắp đặt xong xuôi, bé Mây ngồi vào bàn học bài. Gió hây hẩy thổi qua khung cửa sổ. Ngoài kia, bầu trời đầy sao nhấp nháy như những cặp mắt tinh nghịch. Bé Mây ra sân vươn vai hít thở không khí trong lành rồi sửa soạn đi ngủ. Nằm bên cạnh mẹ, bé nhanh chóng thiếp vào giấc ngủ ngon lành.

Bé mơ thấy lũ chuột sa đầy trong bẫy. Chúng cuống quýt chạy quanh trong chiếc lồng chật hẹp, khóc lóc xin tha. Bé Mây cùng Mèo con thay nhau hỏi tội chúng. Tội lũ chuột này nhiều lắm! Tha làm sao được!

Trong lúc bé Mây ngủ, Mèo con thu mình nằm ở góc bếp. Chú dỏng tai lên nghe ngóng, rình từng bước chân rón rén của lũ chuột. Chiếc mũi rất thính của Mèo con có thể ngửi thấy mùi hôi của lũ chuột từ xa.

Nhưng... Ôi! Mùi gì mà thơm thế nhỉ! Mèo con hít hít dò tìm. Mùi cá nướng thơm lừng cả mũi. Thèm quá, không thể nhịn được nữa, Mèo con chui tọt vào bẫy. Tách! Bầy sập, Mèo con bị nhốt ở trong. Chẳng hề sợ hãi, Mèo con ung dung xơi hết con cá nướng ngon lành. Ăn xong, chú lăn ra ngủ.

Ò... ó... o! Tiếng gáy của anh Gà Trống Tía vang lên giòn giã, gọi ông Mặt Trời. Một ngày mới bắt đầu. Bé Mây cũng đã thức giấc. Chợt nhớ đến giấc mơ đêm qua, bé tung tăng chạy xuống bếp. Ô! Sao lại thế này? Chuột đâu chẳng thấy, chỉ thấy giữa lồng, Mèo con đang ngủ ngon lành. Bé Mây bật cười tự hỏi: “Liệu nó có mơ giống giấc mơ của mình đêm qua không nhỉ?”.

Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em (mẫu 3)

Tôi xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện ngụ ngôn mà tôi đọc được trong tập truyện Ngụ ngôn thế giới chọn lọc. Câu chuyện có tựa đề Bò mẹ và Bế con. Chuyện thế này:

“Có người nông dân kia dắt bò mẹ và bế con ra chợ bán. Bế thì có người mua, còn bò mẹ đành phải dắt về. Sáng hôm sau, người nông dân thả bò mẹ đi ăn trên đồng cỏ. Nó bỏ đi không về nữa. Một hôm người nông dân có việc đi đến một làng cách nhà hàng chục dặm đường núi. Ông bỗng thấy một con bò mẹ đang ở trong sân nhà người chủ mới với bế con. Người nông dân xin ông chủ mới và bảo bò mẹ về. Nhưng nó nhất định không đi và nói với người chủ cũ:

- Cũng như ông phải về với các con ông ở nhà thì tôi phải ở lại đây với con tôi chứ!

Cuối cùng người nông dân đành phải bán rẻ bò mẹ cho người chủ mới”.

Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em (mẫu 4)

Nga là cô bé ham chơi và chóng chán. Dạo hè, Nga đòi bằng được mẹ mua cho một con búp bê khá đẹp. Nhưng chơi được ít lâu Nga đã bỏ mặc búp bê trên nóc tủ cùng với các đồ chơi khác cho bụi bám.

Trời trở rét, búp bê chỉ có độc nhất một chiếc quần lót. Bộ váy của búp bê đã bị Nga nghịch lột ra, vứt đi đâu không rõ. Một đêm, lạnh quá, búp bê khóc thút thít. Chị Lật Đật tròn xoay đang ngủ, tỉnh dậy hỏi:

- Sao em khóc?

- Em không có áo quần. Em rét lắm. Còn chị, may mà mũ áo gắn liền với người nên chị Nga không tháo ra được.

- Cô ấy tệ thật - Chị Lật Đật chép miệng - Cô ta bắt bọn mình làm trò vui, nhưng chẳng bao giờ chú ý tới chúng mình.

Búp bê nức nở:

- Em không muốn sống với chị ấy nữa. Em đi đây.

Nói đoạn, búp bê tụt xuống khỏi tủ, tìm cách leo lên tường, chui qua lỗ thông hơi trên cửa ra vào, nhảy ra phố. Chị Lật Đật gọi lại thế nào cũng không được. Chị gọi Nga. Nhưng Nga vẫn ngủ vùi trong chăn. Chị Lật tiếc rằng mình tròn xoay, không có chân. Nếu có, chị cũng sẽ bỏ đi nốt.

Sáng hôm sau, bảy giờ hơn, Nga mới thức dậy. Nhìn về phía tủ thấy trống trơn. Nga kêu rầm lên: “Ai lấy búp bê của con rồi?” Mẹ bảo Nga hãy chịu khó tìm búp bê ở góc tủ, trong gầm giường. Nga miễn cưỡng làm theo. Nhưng còn tìm đâu ra búp bê nữa!

Đêm hôm trước, thoát được ra ngoài búp bê sung sướng quá, chạy một mạch sang phố bên. Nhưng đêm tối, trời lạnh, không thể đi tiếp được, búp bê phải tìm đến một gốc cây to, chui vào đống lá khô ai đã quét vun lại để trốn rét. Sáng hôm sau, có một cô bé đi ngang qua nom thấy búp bê trong đống lá, reo lên:

- Ôi con búp bê xinh quá, ai vứt đi thế này, hoài của.

Hỏi mấy nhà xung quanh không có ai nhận, cô bé ôm búp bê về, lau rửa cẩn thận. Cô bảo:

- Búp bê sao không có áo? Tội nghiệp, chị sẽ may váy áo cho em.

Thế rồi, ngay tối đó, cô bé hí hoáy cắt may cho búp bê một bộ váy áo rất đẹp. Rồi cô ôm cả búp bê đi ngủ. Trong vòng tay âu yếm của cô, dưới chăn len ấm áp, búp bê vô cùng sung sướng. Nó thỏ thẻ bên tai cô bé đang mơ màng trong giấc ngủ:

- Chị ơi. Em muốn ở với chị suốt đời.

Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em (mẫu 5)

Trong các câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em đã đọc, em ấn tượng nhất với câu chuyện Nhà phát minh 6 tuổi. Bởi nhân vật chính trong câu chuyện đã làm nên những điều thật đáng ngạc nhiên.

Nhân vật chính trong câu chuyện là cô bé Ma-ri 6 tuổi. Cô bé sinh ra trong một gia đình có sáu đời liên tiếp là giáo sư đại học. Từ nhỏ, Ma-ri đã rất thích quan sát và tìm tòi về những điều xảy ra quanh mình. Đó chính là mầm mống nhen nhóm cho một giáo sư trong tương lai.

Một lần nọ, gia đình của Ma-ri tổ chức tiệc để tiếp đón khách quý. Cô bé Ma-ri nhàm chán nhìn những người gia nhân bận rộn di chuyển qua lại. Và tình cờ, cô phát hiện ra một điều thú vị: Mỗi lần gia nhân bưng trà từ dưới bếp lên, tách đựng trà sẽ trượt qua lại trong đĩa. Nhưng khi nước trà trong cốc chảy một ít ra đĩa thì những tách trà kia bỗng nhiên dừng chuyển động, cứ như bị cái gì đó ngăn lại. Quá tò mò về hiện tượng kì lạ đó, Ma-ri đã lén chạy xuống bếp để kiểm tra.

Sau khi bày ra các chén trà và đĩa trà, Ma-ri bắt đầu tự mình làm thí nghiệm. Cô bé cẩn thận quan sát tình trạng di chuyển của tách trà trên đĩa. Cuối cùng, cô tổng kết lại rằng, khi có nước ở trên đĩa, thì tách trà sẽ đứng yên. Cùng lúc ấy, bố của Ma-ri tình cờ đi ngang qua. Cô bé đã vô cùng hào hứng chạy lại kể cho bố phát hiện lí thú của mình. Bố của cô đã rất vui, lập tức bế Ma-ri lên tay và tiến về phòng khách để khoe với mọi người điều mình vừa nghe được. Ông tự hào nói rằng, Ma-ri sẽ là giáo sư thứ bảy của gia tộc. Lời nói hôm ấy đã thật sự hiệu nghiệm. Bởi khi trưởng thành, cô bé Ma-ri ấy đã trở thành giáo sư nhiều trường đại học danh tiếng của Mỹ và vinh dự được tặng Giải thưởng Nô-ben Vật lí.

Câu chuyện Nhà phát minh 6 tuổi giúp em biết thêm về tuổi thơ của một vĩ nhân đáng kính. Đồng thời thôi thúc em hãy tích cực khám phá và tìm hiểu về thế giới kì diệu xung quanh mình. Có lẽ, nhờ vậy em sẽ biết thêm những điều thú vị, đem đến những trải nghiệm đáng nhớ mà việc đọc sách trong phòng không thể đem lại.

Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em (mẫu 6)

Những câu chuyện kể có nhân vật là trẻ em là những câu chuyện mà em yêu thích và thường tìm đọc nhất. Bởi em có thể dễ dàng đóng vai bạn nhỏ trong câu chuyện để suy nghĩ về những điều mà bạn ấy gặp và được trải nghiệm. Đó cũng là lý do mà em rất ấn tượng với câu chuyện Công chúa và người dẫn truyện ngay từ lần đọc đầu tiên.

Câu chuyện ấy có nhân vật chính là cô bé Giét-xi - một bạn học sinh nhỏ tuổi giống như em. Một ngày nọ, sau bữa ăn trưa ở lớp, cô giáo công bố rằng sắp tới lớp sẽ biểu diễn một vở kịch, và vai chính cho tiết mục đó chính là Giét-xi. Cô bé được vào vai một nàng công chúa xinh đẹp và đáng yêu. Điều đó khiến các bạn trong lớp rất ngưỡng mộ cô bé. Còn Giét-xi thì rất vui mừng và tự hào.nBuổi tối, khi vừa về đến nhà, Giét-xi đã háo hức khoe ngay với mẹ về vai diễn của mình.

Sau hôm ấy, tối nào Giét-xi cũng nhờ mẹ cùng tập lời thoại với mình. Nhờ sự chăm chỉ ấy, mà cô bé nhanh chóng thuộc hết lời thoại. Tuy nhiên, khi cô bé lên sân khấu tập thử, thì cô quên hết mọi lời thoại trong đầu. Điều này khiến cô giáo rất khó xử. Cuối cùng, cô giáo đã quyết định sẽ đổi cho Giét-xi sang đóng vai người dẫn chuyện và nhường vai công chúa cho một bạn khác. Việc không còn được đóng vai chính của vở kịch khiến Giét-xi rất buồn bã.

Biết chuyện, mẹ đã tìm cách để giúp Giét-xi bước ra khỏi nỗi buồn. Mẹ rủ cô bé cùng ra vườn để làm cỏ. Khu vườn lúc này đang bước vào mùa xuân nên ngoài cây hoa hồng leo rực rỡ, còn có rất nhiều cây hoa dại xinh đẹp khác. Nếu như cây hoa hồng leo là nhân vật chính của khu vườn, thì những cây hoa dại chính là các nhân vật phụ. Vừa vào đến giữa khu vườn, mẹ đã nói với Giét-xi rằng nên nhổ bỏ hết cỏ và hoa dại đi, chỉ để lại những cây hoa hồng leo mà thôi. Nhưng Giét-xi lại không muốn. Cô bé cho rằng hoa dại cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa của nó. nếu khu vườn chỉ còn hoa hồng leo, thì thật là tẻ nhạt và nhàm chán. Khi nghe cô bé nói như vậy, mẹ đã mỉm cười rất dịu dàng. Mượn chuyện hoa hồng leo và hoa dại, người mẹ muốn nhấn mạnh với Giét-xi về vai trò của nhân vật chính và người dẫn chuyện trong một vở kịch. Người đóng vai diễn phụ cũng rất quan trọng để có thể tạo nên một vở kịch thành công. Do đó, không có gì là xấu hổ khi ta đóng vai một nhân vật phụ cả. Hiểu được điều mà mẹ dạy dỗ, Giét-xi đã vui vẻ trở lại, và tiếp tục tập luyện chăm chỉ cho vai diễn người dẫn chuyện của mình.

Bài học mà người mẹ dạy cho Giét-xi là một bài học vô cùng ý nghĩa về vai trò và giá trị của mỗi người trong cuộc sống. Qua đó, em hiểu được mỗi người trong chúng ta đều có vai trò và ý nghĩa riêng của mình.

Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em (mẫu 7)

Với em những câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em luôn rất thú vị và mang đến nhiều bài học ý nghĩa. Trong đó em ấn tượng nhất là truyện Công chúa và người dẫn chuyện. Câu chuyện có nội dung chính kể về cô bé Giét-xi và quá trình nhận ra được vẻ đẹp riêng của bản thân.

Sau bữa ăn trưa, khi cô giáo thông báo Giét-xi được chọn đóng vai công chúa trong vở kịch sắp tới. Cảm nhận được ánh mắt ngưỡng mộ của bạn bė, Giét-xi vui lắm.

Về nhà, Giét-xi hào hứng kể cho mẹ nghe. Cả tuần ấy, tối nào mẹ cũng tập lời thoại cùng Giét-xi. Giét-xi siêng năng luyện tập và nhớ lời thoại rất nhanh. Nhưng khi lên sân khấu diễn thử, mọi lời thoại trong đầu Giét-xi đều bay đi đâu hết. Cuối cùng, cô giáo đành phải đổi vai cho cô bé. Giét-xi thấy buồn lắm. Sao không buồn khi phải nhường vai chính cho bạn khác diễn được! Thấy Giét-xi buồn, mẹ rủ cô bé cùng ra nhổ cỏ trong vườn nhà. Khu vườn vào xuân, những cây hồng leo khoác tấm áo xanh mới. Mẹ cô bé định nhổ hết cỏ và hoa dại ở đây để từ giờ trong vườn chỉ trồng hoa hồng thôi. Nhưng Giét-xi ngăn cản mẹ vì cô bé thích cả hoa bồ công anh. Mẹ mỉm cười và nói: mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng, con người cũng vậy, không phải ai cũng thành công chúa, nhưng điều đó không có gì đáng xấu hổ. Giét-xi đoán mẹ đã biết chuyện thay vai diễn của mình. Mẹ dịu dàng nói: "Con gái bé nhỏ của mẹ, con có giọng đọc truyền cảm, rất hợp với vai người dẫn chuyện. Nếu thiếu người dẫn chuyện, vở kịch cũng khó mà thành công được con ạ."

Câu chuyện đã giúp em nhận được một bài học thật ý nghĩa, đó là mỗi người đều có vẻ đẹp và giá trị riêng của mình. Hãy tự tin và hạnh phúc với điều đó, phát huy sở trường của bản thân để làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp hơn.

Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em (mẫu 8)

Một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em mà em vô cùng yêu thích là Vệt phấn trên mặt bàn. Qqua quá trình Minh thay đổi suy nghĩ khi gặp người bạn mới, em cũng rút ra được bài học ý nghĩa cho mình về tình bạn, về cách đối xử với người khác và ngưng phán xét khi chưa hiểu rõ mọi chuyện.

Câu chuyện bắt đầu khi lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một bạn gái có cái tên rất ngộ: Thi Ca. Cô giáo xếp Thi Ca ngồi ngay cạnh Minh. Minh tò mò ngó mái tóc xù lông nhím của bạn, định bụng sẽ làm quen với “người hàng xóm” mới thật vui vẻ.

Nhưng cô bạn tóc xù toàn làm cậu bực mình. Trong lúc Minh bặm môi, nắn nót những dòng chữ trên trang vở thì hai cái cùi chỏ đụng nhau đánh cộp làm chữ nhảy chồm lên, rớt khỏi dòng. Tất cả rắc rối là do Thi Ca viết tay trái. Hai, ba lần, Minh phải kêu lên:

– Bạn xê ra chút coi! Đụng tay mình rồi nè!

Tới lần thứ tư, Minh lấy phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn:

– Đây là ranh giới. Bạn không được để tay thò qua chỗ mình nhé!

Thi Ca nhìn đường phấn, gương mặt thoáng buồn. Đường ranh giới cứ thế tồn tại trên mặt bàn hết một tuần.

Hôm ấy, trống vào lớp lâu rồi mà không thấy Thi Ca xuất hiện. Thì ra bạn ấy phải vào bệnh viện. Cô giáo nói:

– Hi vọng lần này bác sĩ sẽ chữa lành cánh tay mặt để bạn không phải viết bằng tay trái nữa!

Lời của cô giáo làm Minh chợt nhớ ra Thi Ca hay giấu bàn tay mặt trong hộc bàn. Minh nhớ ánh mắt buồn của bạn lúc nhìn Minh vạch đường phấn trắng. Càng nhớ càng ân hận. Mím môi, Minh đè mạnh chiếc khăn xoá vật phấn trên mặt bàn.

"Mau về nhé, Thi Cal” – Minh nói với vệt phần chỉ còn là một đường mở nhật trên mặt gỗ lốm đốm vẫn nâu.

Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em (mẫu 9)

Trong những câu chuyện thú vị về trẻ em, em thích nhất là câu chuyện Cậu bé thông minh.

Chuyện kể rằng từ rất lâu trước kia, có một ông vua nọ sai viên quan đi tìm người tài giỏi. Viên quan đi khắp nơi để tìm. Khi đến một cánh đồng thấy hai cha con đang làm việc, viên quan ra câu đố trâu một ngày cày được mấy đường thì đứa con đã hỏi ngược lại. Ông quan biết người tài giỏi nên về tâu với vua.

Nhà vua muốn thử tài lần nữa nên đã ra lệnh cho làng của cậu bé ba con trâu đực và ba thúng gạo nếp ra lệnh năm sau phải nộp chín con. Lần này, cậu bé vẫn giải được câu đố. Lần thứ ba, vua yêu cầu cậu làm thịt con chim sẻ làm ba cỗ thức ăn. Cậu bé đố lại từ cây kim làm con dao để xẻ thịt chim. Vua phục tài ban thưởng cho cậu. Có vua láng giềng muốn xâm phạm bờ cõi nước ta sai sứ đem một con ốc đố làm cách nào xâu chỉ qua được. Câu bé đã hát bài ca để giải khiến sứ giả thán phục. Vua phong cậu bé làm trạng nguyên xây dinh thự bên hoàng cung để tiện hỏi han.

Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em (mẫu 10)

Trong các câu chuyện đã được nghe, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây vú sữa.

Chuyện kể về một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé oà khóc. Cây xoà cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ vẻ. Trái cây thơm ngon ờ vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.

Câu chuyện trên đã để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc về sự biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ. Là một người con, chúng ta nên thấu hiểu sự yêu thương, hy sinh của cha mẹ. Vì thế hãy cố gắng trở thành một người con ngoan các bạn nhé!

1 2148 lượt xem