TOP 10 mẫu Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (2024) SIÊU HAY

Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh lớp 4 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 4 hay hơn.

1 757 19/12/2023


Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh

Đề bài: Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người mà em cảm phục.

TOP 10 mẫu Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (mẫu 1)

Suốt 2 năm cả nước gồng mình chống dịch, nhưng hình ảnh y, bác sĩ quên mình trên tuyến đầu chống dịch covid 19. Hàng trăm y bác sĩ, nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch Covid-19 phải làm việc xuyên ngày đêm trong bộ đồ bảo hộ ngột ngạt dưới tiết trời nóng bức… Không ít người trong số họ lả đi vì kiệt sức.

Hiện các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang… đang gồng mình trước đợt dịch Covid-19 với số ca nhiễm tăng nhanh. Nhiều tỉnh, thành đã điều những "đội quân" tinh nhuệ trong phòng chống dịch Covid-19 đến hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm, truy vết và khoanh vùng dập dịch.

Chiều 16-5 - 2021, Hà Nội đã tổ chức lễ xuất quân cho các y, bác sĩ, nhân viên y tế giỏi lên đường "chi viện" tỉnh Bắc Giang phòng chống dịch Covid-19.

20 y, bác sĩ gồm những người có chuyên môn, tay nghề cao và kinh nghiệm chuyên sâu về truy vết, khoanh vùng dập dịch. Phụ trách "đội đặc nhiệm" là ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế, và ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội. Đây đều là những chuyên gia dày dạn của Thủ đô.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh giao nhiệm vụ ngay trong ngày, "đội đặc nhiệm" bắt tay ngay vào việc hỗ trợ xét nghiệm 10.000 mẫu. Khẩn trương truy vết, cách ly, khoanh vùng dập dịch ở khu công nghiệp Vân Trung với gần 100.000 công nhân và 152 ca bệnh Covid-19 nhằm giúp Bắc Giang nhanh chóng dập dịch.

Trước đó, ngày 15-5 - 2021, đoàn xe chở 200 cán bộ là y bác sĩ, nhân viên y tế tình nguyện của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cùng trang thiết bị hiện đại nhất đã lên đường "chi viện" cho tỉnh Bắc Giang chống dịch.

Ngay khi tới nơi, những y, bác sĩ và sinh viên của trường Đại học Y tế kĩ thuật Hải Dương chi viện cho Bắc Giang đã bắt tay ngay vào lấy mẫu xét nghiệm tại thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Ai cũng đã thấm mệt khi phải mặc bộ quần áo bảo hộ ngột ngạt trong tiết trời oi bức. Họ bắt đầu công việc từ 20 giờ tối, làm không ngừng nghỉ cho tới khi hoàn thành 9.000 mẫu xét nghiệm ở thôn Núi Hiểu.

Những hình ảnh ấy cho ta thấy được sự vất vả của những y, bác sĩ, nhân viên y tế đang phải đương đầu với dịch Covid-19 trong những ngày này ở các "tâm dịch" Bắc Giang, Bắc Ninh. Nhiều người lả đi sau làm việc thông ngày đêm để lấy mẫu xét nghiệm, truy vết... Nhưng họ chỉ có thể ngả lưng chợp mắt một chút để lấy sức "chiến đấu" tiếp.

Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (mẫu 2)

Cách đây 6 tháng, mạng xã hội tràn ngập lời chia sẻ, thương tiếc và tri ân 3 chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy dũng cảm, lao mình vào biển lửa để dập tắt đám cháy tại quán karaoke trên đường Quan Hoa (Hà Nội) làm lòng em lại nao nức những điều tri ân, biết ơn vô cùng. Và hôm nay, em muốn nói về nghề lính cứu hỏa.

Chiều 1/8/2022, nhận được tin báo cháy tại Quan hoa, ít ai nghĩ, đó là lần làm nhiệm vụ cuối cùng của ba người chiến sĩ anh hùng. Đó là trung tá Đặng Anh Quân (đội trưởng), trung úy Đỗ Đức Việt và binh nhì Nguyễn Đình Phúc. Sau khi giải cứu, hướng dẫn 8 người thoát khỏi đám cháy tại quán karaoke ra ngoài an toàn, ba người lính cứu hỏa quay lại bên trong hiện trường nhằm tìm kiếm những nạn nhân mắc kẹt khác, song số phận nghiệt ngã, các anh đã không bao giờ quay ra. Sáng cùng ngày, cũng chính các anh, đã giải cứu 2 nạn nhân trong một vụ cháy nhà dân gần đó. Nhờ việc làm vĩ đại của ba người chiến sỹ mà người dân đã được cứu sống. Nhưng lòng em lại nghẹn ngào làm sao về nghề lính cứu hỏa. Các anh đã hết lòng với nhiệm vụ, an toàn của người dân mà không màng đến bản thân. Sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ mọi người. Em vô cùng cảm phục những người lính cứu hoả. Nghề cứu hoả đòi hỏi tinh thần sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để cứu người, cứu tài sản. Các anh lính cứu hoả đã nêu cao tinh thần của người chiến sĩ công an nhân dân: Vì dân phục vụ.

Rồi mai đây, cuộc sống sẽ lại bình yên trở lại, sự hy sinh của các anh mãi mãi luôn là điều thường trực trong trái tim mỗi người dân. Biết ơn vô cùng, nghề lính cứu hỏa.

Chia sẻ với người thân câu chuyện về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh (mẫu 3)

Người ta thường ví công nhân vệ sinh môi trường như những chú ong chăm chỉ, cần mẫn và đầy trách nhiệm làm sạch phố phường, để mỗi sáng thức dậy, chúng ta lại thấy đường phố sạch đẹp hơn. Công việc dọn vệ sinh tưởng chừng như đơn giản nhưng ẩn chứa trong nó là bao sự nhọc nhằn, vất vả và những mối nguy hiểm luôn kề cận. Nhiều người đến với nghề là do cái duyên và gắn bó là bởi vì yêu nghề.

Tại những đô thị nhộn nhịp, khi về đêm cũng chính là lúc người người chen chúc nhau đi dạo chơi, xả stress sau một ngày làm việc mệt nhọc. Đâu đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp bóng dáng người ngồi trên vỉa hè ăn nhậu, chúc nhau những chén rượu, cốc bia hay tại công viên hoặc trên đường phố thì người cầm ly trà sữa với hộp cá viên chiên, hay xách trên tay những túi đồ ăn vặt…

Cho đến khi trời dần về khuya, người người cùng nhau trở về nhà với gia đình sau cuộc vui rồi nằm dài trên giường đánh một giấc nồng, để lại sau lưng một đống rác thải bề bộn trên vỉa hè hay đường phố. Và ở đâu đó tại các ngôi nhà trọ tối tăm chật hẹp, những người lao công nghèo phải chuẩn bị đồ đạc tất tả đi làm. Họ đành lòng không thể ôm ấp vuốt ve con thơ, đành lòng không có một giấc ngủ như bao người, đi làm một công việc quá vất vả kèm hiểm nguy rình rập, để làm đẹp cho đời với mức lương bèo bọt chỉ vì hai chữ “mưu sinh”.

Đã không ít người trong chúng ta từng bịt kín mũi khi đi ngang qua chiếc xe chuyên dụng thu gom rác, chỉ một vài giây đồng hồ thôi nhưng cũng tỏ vẻ khó chịu. Còn đối với những công nhân vệ sinh, đó là nghề nghiệp, là cuộc sống của họ cùng gia đình. Và giống như những nghề nghiệp khác, công việc của họ vẫn phải được thực hiện hàng ngày. Không chỉ mùi hôi, họ còn phải đối mặt với rất nhiều mối hiểm nguy từ những thứ rác thải ấy gây ra như kim tiêm, mảnh vỡ thủy tinh, khí ga tích tụ…

Người ta thường ví công nhân vệ sinh môi trường như những chú ong chăm chỉ, cần mẫn và đầy trách nhiệm làm sạch phố phường, để mỗi sáng thức dậy, chúng ta lại thấy đường phố sạch đẹp hơn. Công việc dọn vệ sinh tưởng chừng như đơn giản nhưng ẩn chứa trong nó là bao sự nhọc nhằn, vất vả và những mối nguy hiểm luôn kề cận. Nhiều người đến với nghề là do cái duyên và gắn bó là bởi vì yêu nghề.

Có lần, lang thang trên hè phố, tôi bắt gặp một chị lao công đang cặm cụi quét từng mảnh rác trên đường, chị kể với tôi rằng: Làm nghề này lắm lúc khóc thầm không ai hay. Bởi nghề lao công lương thấp nhưng đòi hỏi phải thức khuya, dậy sớm, và áp lực thời gian rất lớn, nguy hiểm luôn rình rập nhưng lại bị ánh mắt xem thường của mọi người.

Chị bảo, mùa nào cũng có vất vả của nó. Mùa hè đi làm nắng nôi, vất vả, mồ hôi ướt đẫm áo, chỉ được mát một chút vào buổi tối nhưng mùi rác ngày nóng lại nồng nặc rất khó chịu. Vào những ngày đông, đêm hôm lạnh giá, vắng vẻ, mưa phùn, nên dễ bị ốm hơn, ấy vậy mà chị vẫn cót két đẩy xe đi trong cái vắng, cái sợ… rồi cũng thành quen. Điều duy nhất an ủi chị chính là con cái không bao giờ coi thường nghề của mẹ. Còn người đi đường, có đôi khi vô cớ chửi "Con quét rác" khiến chị cảm thấy tủi thân!

Làm nghề khác có thể xin nghỉ phép được chứ nghề lao công thì rất khó, bởi rác thải chỉ cần một ngày không dọn dẹp là ngập ngụa đường phố, muốn kiếm người thay cũng không dễ vì ai cũng có phần công việc của mình. Khi làm, phải canh thời gian quét cho kịp xe rác tới, mà rác thì lúc nhiều lúc ít không thể kiểm soát được.

Đã gắn bó với cái nghề này thì đành chấp nhận không có ngày lễ, tết trọn vẹn. Nhiều lúc nhìn gia đình người ta cùng dắt díu nhau đón giao thừa, xem pháo hoa, sum họp bên mâm cỗ cúng đầu năm, chị chỉ có thể ứa nước mắt mà nghĩ về hai đứa con thơ đang buồn buồn tủi tủi ở góc nhà, nhà cửa ai cũng tinh tươm còn nhà mình thì chưa sửa soạn gì cho ra hồn.

Nghe chị tâm sự mà tôi thấy khoé mắt mình cay cay. Tôi ước gì những ngày lễ, ngày tết, ai ai khi đi chơi hay tụ họp đều có thể đem rác bỏ vào thùng và không xả vương vãi ra đường, để những người lao công như chị đỡ vất vả, đi làm về sớm sum họp cùng gia đình. Và khi ai thu tiền rác đêm giao thừa, hay ngày lễ, tôi cũng sẽ trân trọng mà biếu thêm cho họ vài đồng để họ có thể mua quà về hoặc lì xì cho con nhỏ, bù đắp cho sự thiếu thốn tình thương của cha mẹ tại những phút giây quan trọng như thế.

Hãy biết ơn và tôn trọng họ. Vì bạn biết không, nghề nào cũng đáng được trân quý. Những đêm thức trắng trong tiếng chổi khuya của họ đã giúp cho cuộc của chúng ta thêm dễ dàng. Không khí trong lành và những rác bẩn không thể làm phiền người trong thành phố.Thành phố của chúng mình trở nên xinh đẹp hơn nhờ những con người thầm lặng ấy.

Nghề nào cũng là nghề miễn lao động chân chính, làm ra đồng tiền lương thiện. Người lao công rất cần mọi người nhìn họ bằng ánh mắt tôn trọng, thấu hiểu và sẻ chia để cuộc sống này thêm tươi đẹp hơn.

Từ năm 1960 của thế kỷ trước, Nhà thơ Tố Hữu đã viết những câu thơ trong bài thơ Tiếng chổi tre đi sâu vào tâm khảm của bao thế hệ người Việt: “Những đêm Đông. Khi cơn dông vừa tắt. Tôi đứng trông. Trên đường lặng ngắt. Chị lao công. Như sắt, như đồng. Chị lao công. Đêm Đông quét rác...” Đã gần 60 năm, đến tận hôm nay, bài thơ vẫn còn nguyên giá trị nhân văn và tính thời sự.

Là một con người có lương tri, tất cả chúng ta phải tỏ lòng biết ơn những người dọn rác. Họ là người hàng ngày thầm lặng thu gom, xử lý những thứ rác thải mà phần nhiều trong số đó do chính chúng ta vứt bỏ ra và cũng không ít trong đó là hành động vứt bỏ vô tội vạ, bất chấp tác hại có thể tạo ra cho cuộc sống của mình.

Chúng ta phải biết ơn những người dọn rác, để chính lòng biết ơn đó nhắc nhớ chúng ta phải hành xử như thế nào với những thứ rác thải sinh hoạt hàng ngày của bản thân và gia đình. Biết ơn để cùng chung tay, chia sẻ trách nhiệm bảo vệ cảnh quan, môi trường sống cùng những công nhân vệ sinh, để công việc của họ bớt gian nan, vất vả hơn và để cuộc sống của chúng ta ít bị ảnh hưởng xấu từ yếu tố môi trường. Lòng biết ơn, chia sẻ khó khăn, chia sẻ trách nhiệm đối với những người dọn rác - những công nhân vệ sinh cũng chính là sự thể hiện trách nhiệm và hành động vì cuộc sống của chính mỗi người.

1 757 19/12/2023