TOP 10 mẫu Viết bài văn kể chuyện sáng tạo (2024) SIÊU HAY
Viết bài văn kể chuyện sáng tạo lớp 5 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 5 hay hơn.
Viết bài văn kể chuyện sáng tạ
Đề bài: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo.
Viết bài văn kể chuyện sáng tạo (mẫu 1)
- Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện: Thanh âm của gió
Bố bảo mới nghe chúng tôi kể thôi mà bố đã thích trò chơi ấy rồi. Bố hẹn chúng tôi ngày mai dậy sớm chạy ra bờ suối nghe xem gió nói điều gì. Thế là chúng tôi tưởng tượng ra bao nhiêu tiếng gió mà bố có thể nghe được. Tiếng gió cứ lao xao, lao xao đưa chúng tội vào giấc ngủ lúc nào không hay.
Viết bài văn kể chuyện sáng tạo (mẫu 2)
Có lẽ trong chúng ta, ai cũng có tiếp xúc với những con vật nuôi ở nhà phải không các bạn? Con Chó giữ nhà, con Mèo bắt chuột, Họa Mi ca hát ... Những con vật ấy thật đáng yêu làm sao? Nhưng có bao giờ bạn nào chú ý đến con vật nhỏ bé xấu xí tưởng như là vô tích sự mà lại có lần nó được phong là "anh hùng" không?
Không nói ra chắc không ai nghĩ đến, nhưng khi tôi đọc câu hát này các bạn sẽ thấy quen và ai cũng biết:
Con Cóc là cậu ông Trời
Ai mà đánh Cóc thì trời đánh cho.
Tại sao "con Cóc là cậu ông Trời"? Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về câu chuyện này nhé!
Ngày xửa ngày xưa, không nhớ rõ vào thời kì nào, trời làm hạn hán rất lâu, sông hồ đều hết nước, ruộng đồng nứt nẻ, cây cối chết khô, các loài vật mệt mỏi, rũ rượi thoi thóp dưới cơn khát.
Cóc thấy nguy quá bèn lên thiên đình kiện trời. Cóc gặp Cua, Cua đòi theo. Cóc gặp Gấu, gặp Cọp. Gấu, Cọp xin tháp tùng cùng lên trời kiện tụng. Đi được một lúc, bốn con gặp Ong và Cáo. Nghe nói chuyện lên trời, Ong và Cáo lại xin đi cùng.
- Thật là đại phúc cho muôn loài. Xin các bác cho chúng em đi với! Chúng em nguyện theo các bác đến tận cùng trời, thẳng lên thiên đình để làm cho ra lẽ và để tự cứu mình.
Thế là cả bọn, tuy cổ họng khát khô, nhưng lòng đầy quyết tâm đã kéo nhau lên thiên đình kiện Trời, dưới sự chỉ huy của chú Cóc.
Tới thiên đình, Cóc thông minh nên phân công ai vào việc đó rất hợp với tài năng của mình. Riêng Cóc nhảy lên bậc treo cái trống để gióng trống kêu oan. Cóc đánh một hồi trống làm vang động cả thiên đình. Ngọc Hoàng sai Thiên Lôi ra xem coi chuyện gì thì chỉ thấy có một con Cóc ngồi chễm chệ trên mặt trống. Thiên Lôi vào tâu lại, Ngọc Hoàng bực mình liền sai Gà ra mổ cho Cóc một trận nên thân. Nào ngờ Gà vừa bước ra đã bị Cáo nhảy tới vồ lấy mang đi. Ngọc Hoàng hay tin nổi giận, liền sai Chó ra cắn cho Cóc một trận hết đường gây rối. Nhưng Chó vừa hung hăng nhảy ra khỏi cửa thì Gấu đã tiến đến ăn thịt ngay. Ngọc Hoàng càng thêm tức giận, đập tay xuống bàn thét Thiên Lôi ra ứng chiến đánh cho Cóc vài lưỡi búa đến tan xương nát thịt mới thôi... Nào ngờ Thiên Lôi vừa ra bị Ong đốt túi bụi vào mặt, mũi, tay, chân. Đau quá, nhức quá Thiên Lôi kêu cứu rồi nhảy vào chum nước tránh nạn thì lại bị Cua giương càng kẹp vào mông đau điếng. Hoảng hồn, Thiên Lôi vội nhảy ra thì bị Hổ tấn công. Hổ vồ lấy Thiên Lôi xé xác ra từng mảnh.
Thế là quân của thiên đình bị một trận thất điên bát đảo. Ngọc Hoàng thấy thế nguy bèn chấp nhận thương lượng với Cóc. Được lệnh Cóc vào diện kiến Ngọc Hoàng và trình bày mọi lẽ.
- Tâu Ngọc Hoàng, nơi trần gian hiện đang khốn khổ vì nạn hạn hán, biết bao con người và muôn vật phải chết khô, chết khát vì thiếu nước. Mong được Ngọc Hoàng rủ lòng thương cho mưa xuống để cứu muôn loài.
Nghe xong Ngọc Hoàng hứa sẽ làm mưa và từ nay nếu ở dưới trần có hạn hán thì Cóc nghiến răng kêu lên mấy tiếng Ngọc Hoàng sẽ cho mưa. Được Ngọc Hoàng hứa, Cóc mừng rỡ cùng các bạn về trần. Ai cũng vui mừng hớn hở tôn vinh Cóc có công lớn trong việc kiện trời. Vừa đến trần gian thì mưa to kéo đến tưới mát cả ruộng đồng, vườn tược. Cỏ cây hoa lá bừng sống dậy. Cả muôn vật lẫn con người đồng ca hát chào đón Cóc như một vị "anh hùng cứu thế". Và từ đó nhân gian mới truyền câu ca:
Con Cóc là cậu ông Trời
Nếu ai đánh Cóc thì Trời đánh cho!
Vậy đó, công trạng của Cóc to lớn thế đấy! Các bạn chớ coi khinh, xem thường Cóc nhé! Đừng chú ý vào hình thể xấu xí của nó mà hãy nhớ đến chiến công xưa - và kìa! Trời vừa đổ mưa ngoài kia. Phải chăng chú Cóc vừa nghiến răng gọi Trời?
Viết bài văn kể chuyện sáng tạo (mẫu 3)
Trong các câu chuyện kể có nhân vật là các con vật từng đọc, em ấn tượng nhất với câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng.
Câu chuyện kể về một chú ngựa trắng nhỏ rất ngoan ngoãn. Hằng ngày chú chẳng đi chơi đâu xa, chỉ quanh quẩn bên mẹ của mình. Chú có một người bạn thân là anh đại bàng dũng mãnh. Chú ngưỡng mộ đôi cánh của anh lắm, nên lúc nào cũng ao ước có một đôi cánh như vậy. Nghe ngựa con tâm sự, anh đại bàng liền rủ cậu cùng nhau đi phiêu lưu, để tìm kiếm đôi cánh cho mình. Thế là, ngựa con xin phép mẹ để theo anh đại bàng đi khám phá thế giới xung quanh. Trên đường đi, chú được nhìn thấy hình ảnh những khu rừng lạ, những cánh đồng lúa, những vườn hoa… khác lạ với nhà của mình. Tất cả đều khiến chú say sưa và thích thú. Một hôm, khi cậu đang chạy nhảy trên đường, thì bất ngờ bị một con sói xám hung dữ cản đường lại. Khi con sói định lao về ngựa con, thì anh đại bàng kịp thời xuất hiện, mổ cho con sói một cú trời giáng, khiến nó hoảng sợ bỏ chạy. Ngựa con lúc này vẫn còn hoảng hốt, òa khóc gọi mẹ, nhưng mẹ chú đang ở cách nơi này mấy ngày đi đường cơ. Thế là, đại bàng bảo ngựa con hãy về với mẹ ngay thôi. Nhưng ngựa con không thể bay nhanh như đại bàng được, biết ngày nào mới về đến nhà chứ. Nghe vậy, anh đại bàng khẳng định: “Đôi chân chính là đôi cánh của em đấy”. Hiểu ý anh, ngựa con ra sức tung vó chạy thật nhanh về nhà. Gió thổi vụt qua bờm của ngựa con, nhưng không cản được cậu. Lúc này, cậu chạy nhanh như là đang bay. Đúng như điều mà bao lâu nay cậu mong ước.
Kết thúc câu chuyện, ngựa con đã tìm được “đôi cánh” mà bản thân ao ước bấy lâu. Như vậy, cậu đã học được một bài học ý nghĩa sau chuyến đi trải nghiệm của mình rồi.
Viết bài văn kể chuyện sáng tạo (mẫu 4)
Từ nhỏ, em đã rất thích đọc truyện. Em có thể dành cả buổi ngồi trong phòng để chìm vào thế giới của các câu chuyện hay. Lúc nào, em cũng ưu tiên chọn các câu chuyện có nhân vật là những con vật vì em rất thích kiểu câu chuyện kể về thế giới loài vật. “Sư tử và chuột nhắt” chính là một trong số đó.
Câu chuyện kể về hai nhân vật chính là sư tử to lớn, oai phong và chú chuột nhắt nhỏ bé, nhanh nhẹn. Một ngày nọ, trên bãi cỏ rộng lớn đẫm ánh nắng ấm áp, có một con sư tử to lớn đang chuẩn bị ngủ trưa sau bữa ăn ngon. Khi nó đang lim dim hai mắt, sắp chìm sâu vào giấc ngủ, thì bỗng cảm thấy như chân mình có gì chạm vào. Ngẩng đầu lên, sư tử thấy một chú chuột nhắt vừa dẫm lên chân mình và bị ngã xuống bãi cỏ. Thấy sư tử nhìn chăm chú, chuột nhắt sợ lắm. Bởi ở đây chỉ có một mình chú do ham chơi mà đi lạc, nếu bị sư tử ăn thịt thì sẽ không có ai cứu chú cả. Dù sợ hãi như thế, nhưng chuột nhắt thông minh vẫn cố lấy lại bình tĩnh, mở miệng xin tha. Vốn đang no bụng lại buồn ngủ, mà chú chuột nhắt thì bé xíu, chẳng đủ nhét kẽ răng, nên sư tử gật đầu đồng ý. Chuột nhắt mừng lắm, vội cảm ơn sư tử rối rít, và còn hứa hẹn sau này nhất định sẽ báo ơn cho sư tử. Nhưng sư tử nghĩ rằng chuột nhắt bé xíu thì chẳng thể giúp nó làm gì được, nên cười to tỏ ý xem thường, rồi đuổi chuột nhắt đi.
Sau hôm đó, sư tử nhanh chóng quên chuyện đã xảy ra, còn chuột nhắt thì nhớ mãi. Cho đến một ngày nọ, sư tử không may rơi vào bẫy của thợ săn. Toàn thân nó bị một tấm lưới dày buộc chặt lại, treo lơ lửng trên cao. Móng vuốt và hàm răng sắc nhọn cùng cơ thể to lớn của nó bị buộc chặt không thể cử động được. Sư tử nghĩ lần này mình chết chắc rồi, nên vô cùng tuyệt vọng gầm lớn lên lần cuối. Ngờ đâu, chuột nhắt nghe được tiếng gầm, liền kéo cả họ chuột nhắt đến ứng cứu. Những chú chuột nhỏ xíu lại linh hoạt vô cùng. Chúng nhảy lên cây, chạy về phía chiếc lưới đang treo lơ lửng, rồi ra sức gặm đứt sợi lưới. Chiếc răng nhỏ và sắc nhọn của chuột nhắt dễ dàng làm đứt mắt lưới. Với số lượng động đảo, đàn chuột nhanh chóng phá vỡ tấm lưới, giúp sư tử có lại tư do. Khi đàn chuột rời đi, có một con chuột nhỏ đứng lại. Nó nhìn thẳng vào sư tử và nói rằng: “Giờ thì tôi đã trả ơn cho ông rồi. Ông đã tin rằng một chú chuột nhắt nhỏ bé cũng có thể cứu mạng của ông chưa?”. Nói rồi, chuột nhắt mới rời đi. Còn sư tử, thì trở về hang với bao suy nghĩ trong đầu. Lần đầu tiên trong đời nó nhận ra rằng, dù to lớn hay nhỏ bé, mạnh mẽ hay yếu đuối thì cũng có thể giúp đỡ cho người khác.
Câu chuyện Chuột nhắt và sư tử không chỉ là câu chuyện giải trí vui vẻ. Mà nó còn chứa đựng những bài học ý nghĩa. Từ chú chuột nhắt nhỏ bé nhưng thông minh và dũng cảm, câu chuyện cổ vũ cho em thêm sự tự tin. Rằng mỗi người đều có thế mạnh riêng của mình. Trong thời điểm nào đó, với điều gì đó, em sẽ phát huy được lợi thế của mình để làm nên việc có ích. Tất cả chúng ta chẳng có ai là vô dụng cả, mỗi người đều có ích theo cách riêng của mình. Bài học ý nghĩa đó chính là lý do khiến cho em yêu thích câu chuyện này đến thế.
Viết bài văn kể chuyện sáng tạo (mẫu 5)
Trong những câu chuyện em đọc được về những nhân vật là các con vật gần gũi với trẻ em, em thích nhất là truyện “Cuộc chạy đua trong rừng”.
Ngày mai muôn thú trong rừng mở hội thi chọn con vật chạy nhanh nhất.
Ngựa Con thích thú lắm. Chú tin chắc sẽ giành vòng nguyệt quế. Chú mơ màng nghĩ đến lúc đứng trước mọi người, tay nâng chiếc cúp vô địch trong sự hân hoan, tán thưởng ...Chú sửa soạn bộ dáng không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài mượt mà được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch..
Ngựa Cha thấy thế, bảo:
- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.
Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:
- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ chiến thắng!
Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà hươu sốt ruột gặm cỏ. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.
Tiếng hô “bắt đầu!” vang lên. Các vận động viên rùng rùng chuyển động. Vòng thứ nhất...Vòng thứ hai.. Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khỏe khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Cai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú tập tễnh và cuối cùng dừng lại hẳn. Nhìn bạn bè lần lượt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.
Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất. Đồng thời qua câu chuyện trên em rút ra được được bài học: trong cuộc sống chúng ta không nên chủ quan, luôn cần có sự chuẩn bị kĩ càng.
Viết bài văn kể chuyện sáng tạo (mẫu 6)
“Tấm Cám” là câu chuyện cổ tích quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam kể về cô Tấm dịu hiền, chăm chỉ nhưng lại bị đối xử tàn nhẫn bởi hai mẹ con dì ghẻ. Nàng phải làm hết việc trong nhà, bắt cá cả ngày bị Cám lấy hết mang về để đổi lấy chiếc yếm đào, ngay cả con cá bống duy nhất còn sót lại làm bạn với nàng mỗi ngày cũng bị hai mẹ con giết ăn, muốn đi dự hội thì lại phải nhặt riêng thóc và gạo ra. Thế nhưng may mắn được bụt giúp đỡ, nàng đã trải qua các khó khăn, được đi dự hội và gặp nhà vua nhờ chiếc giày đánh rơi. Tưởng rằng nàng sẽ được ở bên nhà vua sống cuộc sống hạnh phúc nhưng lại bị mẹ con Cám ghen ghét hại chết để thay thế bằng Cám. Trải qua bao kiếp luân hồi, Tấm đã vượt qua, trở thành Hoàng Hậu và sống hạnh phúc. Mẹ con Cám cũng bị trừng trị: Cám bị Tấm dội nước nóng chết và đem làm mắm cho dì ghẻ ăn, dì ghẻ ăn hết hũ mắm mới biết là con mình, lăn ra chết. Cái kết đã mang tới một số tranh cãi về việc Tấm liệu có còn hiền lành như ban đầu. Bởi vậy một cái kết mới có lẽ sẽ không phá hỏng hình ảnh cô Tấm hiền lành.
Khi thấy Tấm đã trở về, mẹ con Cám sợ hãi vua sẽ trừng trị những tội ác mà mình đã gây ra. Hai mẹ con vội vã thu gói đồ đạc, lấy hết vàng bạc châu báu tích cóp được chạy trốn. Mẹ con dì ghẻ chạy tới một ngôi làng ít người sinh sống để náu mình nhưng trên đường bị thổ phỉ ngăn cướp hết số vàng bạc. Không có tiền bên người lại quen sống trong xa hoa quyền quý, không động tay làm việc gì nên hai mẹ con chỉ có thể đi ăn mày kiếm miếng ăn qua ngày. Ăn không no lại thêm cuộc sống vất vả, mụ dì ghẻ mau chóng đổ bệnh. Cám phải cố gắng làm để kiếm ăn và kiếm tiền mua thuốc chữa bệnh cho mẹ. Trong một lần đi ăn xin, Cám gặp vua và Tấm cải trang đi du hành. Tấm nhận ra Cám, giữ lại hỏi thăm. Sau khi nghe hết mọi chuyện, Tấm tới nơi mà bấy lâu nay mẹ con Cám sống. Thấy Tấm, dì ghẻ sợ hãi vô cùng:
- Sao con lại ở đây?
- Dì ơi, dì có sao lắm không? Trở về cùng con đi, con tìm dì và em lâu lắm rồi.- Tấm nhẹ nhàng nói.
- Dì đã làm nhiều việc có lỗi với con như vậy, sao con còn đối xử tốt với dì như thế.- Dì ghẻ ngạc nhiên hỏi.
- Sao dì lại nói thế? Con chỉ còn dì và em là người thân, chuyện đã qua rồi thì đừng nhắc tới nữa.
Sau một hồi khuyên nhủ, mẹ con Cám mới đồng ý cùng trở về. Nhưng do bệnh quá nặng, dì ghẻ không qua khỏi. Cám vì cái chết của mẹ cùng tội lỗi cũng không ở lại, từ biệt Tấm rời đi du hành khắp nơi.
Xem thêm các chương trình khác: