TOP 10 mẫu Thảo luận về một sự việc có nhiều ý kiến khác biệt (2024) SIÊU HAY

Thảo luận về một sự việc có nhiều ý kiến khác biệt lớp 5 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 5 hay hơn.

 

1 98 10/09/2024


Thảo luận về một sự việc có nhiều ý kiến khác biệt

Đề bài: Thảo luận về một sự việc có nhiều ý kiến khác biệt.

Thảo luận về một sự việc có nhiều ý kiến khác biệt (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Thảo luận về một sự việc có nhiều ý kiến khác biệt (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

- Lựa chọn sự việc thảo luận: Học sinh mặc đồng phục khi đi học.

Ý kiến tán thành việc học sinh mặc đồng phục khi đi học

Ý kiến phản đối việc học sinh mặc đồng phục đi học

– Giúp cả lớp và nhà trường có màu sắc đồng bộ.

– Giúp dễ phân biệt học sinh của nhà trường với người ngoài, học sinh trường khác.

– Giúp xoá nhoà khoảng cách và sự khác biệt giữa các học sinh qua cùng một bộ áo.

– Mặc đồng phục gây ép buộc, tù túng việc những quần áo thoải mái và đẹp hơn có thể mặc.

– Đồng phục không có nhiều, phải mặc đi mặc lại cùng một bộ.

– Mặc đồng phục nhiều làm cũ, bẩn áo đồng phục hơn.

Thảo luận về một sự việc có nhiều ý kiến khác biệt (mẫu 2)

Tranh luận học sinh sử dụng điện thoại trong lớp: Cơ hội hay nguy cơ?

(Dân trí) - Việc học sinh có thể sử dụng điện thoại trong lớp phục vụ cho việc học kéo theo nhiều tranh cãi. Mở thêm không gian dạy học trong lớp cho thầy trò nhưng không phải là không có nguy cơ.

Thông tư 32/2002 của Bộ GD&ĐT ở phần “các hành vi học sinh (HS) không được làm” ghi rõ: Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên (GV) cho phép.

Nội dung này được hiểu, HS có thể sử dụng điện thoại di động trên lớp để phục vụ cho việc học khi được GV cho phép. Đây có thể xem là bước tiến nhằm phát huy mặt tích cực của công nghệ, tạo cho thầy trò thêm không gian, hình thức trong dạy học.

Việc HS có thể sử dụng điện thoại trong lớp vừa là cơ hội nhưng không phải là không tiềm ẩn các nguy cơ. Không ít người phản đối, không đồng tình với việc cho HS sử dụng điện thoại trong lớp.

ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh, Giảng viên Trường Phát triển Tài năng và Tính cách John Robert Powers: Để làm chủ công nghệ, trước hết trẻ phải có khả năng độc lập, tự điều chỉnh, kỷ luật

Năm 2010, Steve Job tung Ipad ra thị trường với mô tả đây là một sản phẩm công nghệ tuyệt vời.

Nhưng trong một bài phỏng vấn, khi được hỏi, chắc các con ông phải thích Ipad lắm? Steve Job đã trả lời: Bọn trẻ vẫn chưa sử dụng Ipad. Chúng tôi giới hạn việc bọn trẻ sử dụng công nghệ khi ở nhà!

Waldorf school of the Peninsula gần thung lũng Sillicon, trường liên cấp có học phí từ 22.000 - 44.000 USD/năm không cho phép học sinh sử dụng laptop, ipad, smartphone cho tới lớp 8. 75% HS của trường này có bố mẹ rất am hiểu và đang làm cho các tập đoàn công nghệ cao tại thung lũng Sillicon.

Nguy hiểm nhất cho trẻ trong độ tuổi vị thành niên khi sử dụng cellphone là gì? Hãy tưởng tượng, một đưa trẻ với một chiếc điện thoại di động, nó bắt đầu bằng lướt facebook, hết Facebook thì có ngay Instgram, Tiktok, Youtube, tin tức mời gọi. Tắm chìm vào thế giới đủ mọi tin tức thượng vàng hạ cám, tin tức hấp dẫn về Khá Bảnh, hôm nay Ngọc trinh mặc trang phục gì... Trẻ trượt dài trong rừng thông tin, lướt hết trang này đến trang kia, hết sử dụng app này đến app khác .

Có đôi lúc trẻ bắt đầu bằng một nhiệm vụ rất cụ thể truy tìm thông tin để phục vụ mục đích học tập. Và trong quá trình tìm này, trẻ bắt gặp những thông tin gây tò mò, cuốn hút sự chú ý và trẻ lướt vào trong rừng thông tin đó, dần quên mất mục tiêu ban đầu.

Đó là chưa kể những thông tin kiểu như “không dành cho trẻ con dưới 18 tuổi”, những thông tin gây ức chế, tạo cảm giác bùng nổ, những thông tin tạo hiệu ứng đám đông tiêu cực.

Cellphone cuốn trẻ vào việc sử dụng công nghệ mà dần quên hết mọi thứ xung quanh.

Cellphone không như laptop, gấp máy tính lại là dứt, là ngưng sử dụng; càng không giống như đọc sách, gấp trang sách lại là thôi.

Cellphone không có dấu hiệu ngừng. Cellphone có thể biến trẻ từ người chủ sử dụng công nghệ thành người nô lệ cho công nghệ. Để luôn là người làm chủ công nghệ thông tin, trẻ phải chủ động tạo ra dấu hiệu ngưng .

Để làm được điều này, người sử dụng cellphone phải rất độc lập, phải có khả năng tự điều chỉnh, tự kỷ luật bản thân.

Trong một nền giáo dục một chiều, ít phản biện, ít có những bài học về việc phát triển bản thân, hy vọng trẻ phải độc lập, phải có khả năng tự điều chỉnh, phải tự kỷ luật bản thân để tạo ra dấu hiệu ngừng, để dứt chúng ra khỏi việc sử dụng cellphone là điều không khả thi.

Ta trao trách nhiệm cho thầy cô, thầy cô sẽ là những cá nhân giúp trẻ tạo dấu hiệu ngừng.

Lại một lần nữa, ta làm gánh nặng dạy dỗ nặng nề hơn với thầy cô; bởi chưa kịp hiểu, chưa kịp ngấm, vẫn còn loay hoay với việc chuyển đổi dạy học theo kiểu truyền thống sang “ dạy học theo kiểu phát triển năng lực “ trong một lớp gần 50 học sinh, lại gánh thêm nhiệm vụ canh chừng xem trẻ có xài cellphone đúng chỗ, đúng thời điểm không. Mà khi HS cấp 3 mê cellphone, chúng có hàng trăm hàng ngàn cách để qua mặt thầy cô.

Khi một nền giáo dục còn mang tính một chiều, trao cellphone cho những học sinh dưới 18 tuổi sử dụng ngay trong nhà trường chỉ là tạo thêm nhiều cơ hội để chúng thành nô lệ cho công nghệ.

Tôi phản đối việc cho học sinh sử dụng điện thoại di động trong nhà trường!

Thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn, TPHCM: Chẳng lẽ sắm smartphone con chỉ để gọi điện cho ba má?

Tôi đã cho học sinh sử dụng điện thoại với mục đích học tập từ hai năm trước. Các em sử dụng để thảo luận khi học theo dự án, dùng làm bài tập và kiểm tra khi dùng Google biểu mẫu...

Rõ ràng, Bộ chỉ cho sử dụng điện thoại cho mục đích học tập chứ không phải cho học sinh xài điện thoại để chát chít, chơi game... nên theo tôi, không có gì phải "xoắn".

Cũng như mọi thứ khác, sử dụng điện thoại sẽ có này có kia, có cái được và chưa được. Bộ cho sử dụng điện thoại cho mục đích học tập có nghĩa là muốn hướng HS đến khía cạnh tốt của công nghệ.

Sử dụng IT trong học tập là xu thế tất yếu của giáo dục trong tương lai, bạn không muốn thì con bạn cũng phải dùng. Còn sắm điện thoại cho con xong rồi nói chỉ để con gọi điện cho ba má thôi thì nực cười lắm!

Hơn nữa, chúng ta quên một điều, muốn dùng điện thoại để online thì phải có mạng hoặc 3G. Mạng nhà trường thì GV còn vào không được nói gì đến học sinh. Còn dùng 3G để chơi game online thì chắc phải con nhà đại gia.

ThS Phạm Phúc Thịnh, Tổng hiệu trưởng trường Tuệ Đức, TPHCM: Cần đọc kỹ trước khi tranh luận

Thầy nhiều ý kiến rần rần, xôn xao về việc "Bộ cho phép HS sử dụng điện thoại di động trong lớp học", tôi đã đọc đi đọc lại thông tư 32/2020 của Bộ.

Điều 37.4 nói rõ, HS không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được GV cho phép.

Hãy đọc kỹ văn bản trước khi tranh luận, nếu không cả những ý tưởng hay cũng bị "uýnh" tơi tả thì rất khó phát triển.

Đây là một quy định rất hay của Bộ GD&ĐT khi ghi rõ "khi không được GV cho phép". Điều này giúp GV có quyền cho HS sử dụng các thiết bị công nghệ để thực hiện công việc theo yêu cầu của GV. Sau khi thực hiện xong thì phải nộp lại trên bàn GV mà không hề sai với quy chế.

Về lo lắng tăng độ nghiện game, GV không kiểm soát được, HS sẽ làm việc khác... là lo lắng theo hướng tiêu cực.

Khi sử dụng công nghệ cho việc học, thách thức đủ lớn và hấp dẫn với các nhóm, HS chia nhau sử dụng công nghệ để giải quyết vấn đề thì em nào có thể lên mạng làm việc riêng? Việc thực hiện các thiết bị thông minh thường được thực hiện theo nhóm nên không nhất thiết mỗi em một thiết bị.

Tư tưởng không quản được thì cấm ăn sâu, nên phải chăng, khi được "cởi trói" nhiều người lại lo ngại việc thiếu an toàn.

Thảo luận về một sự việc có nhiều ý kiến khác biệt (mẫu 3)

TOP 10 mẫu Thảo luận về một sự việc có nhiều ý kiến khác biệt (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Tranh luận dạy thêm, học thêm: "Con người ta có, chẳng lẽ con mình không?"

(Dân trí) - Trong khi có ý kiến đề xuất đưa dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện để quản lý, thì cũng có người mong dẹp sạch nạn dạy thêm, học thêm.

Giáo viên có được dạy thêm, học sinh có nên học thêm là vấn đề nhận được nhiều quan điểm trái chiều (Ảnh: Huyên Nguyễn).

Học thêm vì nhu cầu hay trào lưu?

Chị Tuyết Mai kể, mỗi chiều, sau khi đón con tan trường, hai mẹ con lại tất bật đến lớp học thêm của giáo viên cách trường hơn 3km.

Con trai chị đang học lớp 2 tại một trường tiểu học ở quận Bình Thạnh, TPHCM và việc học thêm đã diễn ra từ năm lớp 1.

Theo vị phụ huynh, chị không nắm rõ quy định dạy thêm như thế nào, cô giáo thông báo có lớp dạy nên đưa con đến học.

"Tôi không yêu cầu con phải giỏi vượt trội. Ở bậc tiểu học, tôi nghĩ học trên lớp là đủ. Song, cả lớp chỉ có 2-3 bạn không học thêm. Tôi lại nao núng! Thấy con người ta học, chẳng lẽ con mình không? Lo con thua thiệt bạn bè, sợ cô giáo suy nghĩ, tôi lại cho con đến lớp học thêm", phụ huynh cho hay.

Chị Mai thừa nhận về hiệu quả học thêm lại chưa rõ.

"Nói là học chứ tôi cũng không biết hiệu quả như thế nào khi thời lượng 60 phút đã mất 15-20 phút ổn định lớp. Tôi đưa con đến nơi, quay về nhà chưa kịp cơm nước gì đã đến giờ đón. Việc đưa đón cũng cực dữ lắm", chị Mai nói.

Anh Phan Hoàng có con học tại Trường Tiểu học Hà Huy Giáp (quận 12) lại hối hận khi không cho con đi học thêm.

"Nhà tôi chủ trương không cho con đi học thêm nên cháu chậm hơn các bạn cùng lớp. Sĩ số lớp quá đông, cô không thể chăm chút cho từng bạn nên cháu nào biết viết, biết đọc trước thì cứ băng băng tiến về phía trước. Còn bạn nào không biết sẽ bị thụt lại", anh Hoàng tâm sự.

Trong khi đó, con của chị Phạm đã học lớp 5 tại Trường Tiểu học Hồng Hà (quận Bình Thạnh) lại chưa từng đi học thêm các môn chính khóa.

"Ngoại trừ học thêm ngoại ngữ ở trung tâm, các môn năng khiếu ở trường thì con tôi chứ từng học thêm môn chính nào cả. Tôi cũng không thấy cô giáo lớp con mình thông báo gì. Cháu vẫn học tốt và lên lớp đều đều", chị Phạm nói.

Song, bà mẹ này cũng thẳng thắn nói rằng không học thêm đồng nghĩa với việc không "có cửa" vào trường top.

"Sang năm, con tôi vào lớp 6. Không học thêm cũng không thể vào được các trường top đầu được. Kể cả có vào cũng không theo được với các bạn đã đi học thêm", chị Phạm nói.

Do đó, vị phụ huynh này cho rằng các cha mẹ cần tự xác định năng lực và mục tiêu giáo dục cho con mình, không nên chạy theo trào lưu "con nhà người ta" để áp lực cho trẻ.

Cấm hay quản?

Vấn đề "Bác sĩ được mở phòng khám tư, giáo viên dạy thêm là quyền lợi chính đáng" trở nên nóng tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV ngày 20/11.

Đại biểu Nguyễn Văn Huy (đoàn Thái Bình) nêu ra những bất cập trong dạy thêm, học thêm hiện nay gây bức xúc cho nhân dân, tạo áp lực lớn cho học sinh, nhất là bậc tiểu học.

Ông ví việc này đã trở thành vấn nạn gây ra những hệ lụy đáng lo ngại, bào mòn niềm tin của nhân dân về chất lượng bài học, hiệu quả giáo dục, ảnh hưởng đến hình ảnh nhà giáo chân chính.

Một số hiện tượng biến tướng như "găm bài" trên lớp để dạy thêm, dạng bài kiểm tra chỉ được hé lộ ở lớp học thêm, điểm số chênh lệch giữa học thêm và không học thêm, tiền bạc, công sức đưa đón...

Song, nhìn nhận vào thực tế đời sống của đại bộ phận giáo viên hiện nay, dạy thêm là giải pháp chính đáng để cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống.

Bởi vậy, Đại biểu Nguyễn Văn Huy cho rằng, nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở các ngành nghề khác có thể bôn ba ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập thì nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng.

Theo đại biểu, vấn đề cử tri và nhân dân mong muốn là quy định và tổ chức thực hiện việc dạy thêm học thêm như thế nào cho lành mạnh và đúng quỹ đạo.

Đại biểu kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm tham mưu để cơ quan có thẩm quyền quyết định đưa dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết đã có người dân gửi tới ông ý kiến chất vấn: "Bộ trưởng cho biết đến một ngày nào Bộ trưởng có thể quét sạch được việc dạy thêm, học thêm trên toàn cõi Việt Nam".

Bộ trưởng đánh giá đây là mong muốn hết sức cảm tính. Việc đưa con đi học thêm nhiều cũng xuất phát từ nhu cầu thực tế của phụ huynh. Trong đó, có những người mang con đến gửi cô giáo nài nỉ vừa dạy vừa trông giúp. Trường hợp khác, phụ huynh cứ nghe thấy đâu có thầy tốt là phải đưa đến ngay, học một tối 3-5 ca.

Bộ đã có nhiều văn bản quy định, đặc biệt là Thông tư 17 để kiểm soát việc dạy thêm, học thêm trong khuôn khổ của nhà trường. Tuy nhiên, ở ngoài nhà trường, Bộ xác định đang thiếu cơ sở pháp lý để có thể quản lý, điều tiết, giám sát, xử lý.

Trong quá trình sửa Luật Đầu tư, Bộ GD&ĐT đã từng gửi các văn bản tới các đơn vị đề nghị bổ sung đưa dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, việc này không được chấp thuận.

Qua đây, ông Nguyễn Kim Sơn đồng tình với ý kiến của đại biểu về việc đưa dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý bên ngoài trường học.

"Trong đó có những người mang con đến gửi cô giáo nài nỉ vừa dạy vừa trông giúp. Có trường hợp cha mẹ thấy con đi học một ca chưa yên tâm, ngoài giờ học còn chở con đi học thêm. Cứ nghe thấy đâu có thầy tốt là phải đưa đến ngay, học một tối 3, 4, 5 ca", Bộ trưởng nêu thực trạng.

Nhấn mạnh đây là những vấn đề đòi hỏi giải pháp tổng thể, Bộ trưởng đề nghị phụ huynh phối hợp với bộ hơn nữa. Khi có trường hợp cụ thể, Bộ GD&ĐT phối hợp cùng UBND tỉnh xử lý đến nơi đến chốn.

Vấn đề dạy thêm, học thêm đã luôn là vấn đề "nóng" trong suốt thời gian qua với nhiều tranh luận. Bước vào đầu năm học 2023-2024, sở GD&ĐT nhiều địa phương đã có công văn chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm không đúng với quy định.

Các đơn vị yêu cầu không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm. Đặc biệt, không dạy thêm, học thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống, dạy học theo đề án của từng địa phương.

1 98 10/09/2024