TOP 10 mẫu Thảo luận về những ứng xử đẹp trong trường học (2024) SIÊU HAY
Thảo luận về những ứng xử đẹp trong trường học lớp 5 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 5 hay hơn.
Thảo luận về những ứng xử đẹp trong trường học
Đề bài: Thảo luận về những ứng xử đẹp trong trường học.
Thảo luận về những ứng xử đẹp trong trường học (mẫu 1)
Em và các bạn trong lớp thảo luận:
– Biểu hiện của những ứng xử đẹp trong trường học:
Lời nói |
+ Khi gặp gỡ, tạm biệt: Chào cậu, chúc cậu một buổi sáng tốt lành; Hẹn gặp lại cậu vào ngày mai nhé. + Khi giúp đỡ người khác: Tớ có thể giúp gì cho cậu được không? + Khi được người khác giúp đỡ: Ôi tớ cảm ơn cậu, cậu thật tốt bụng quá! + Khi mắc lỗi: Tớ xin lỗi cậu, có thể cho tớ sửa sai được không? |
Cử chỉ, việc làm, thái độ |
+ Cử chỉ: nhanh nhẹn, nhiệt tình, thân thiện, gần gũi. + Việc làm: xách, mang, vác, cho mượn, giúp đỡ, tình nguyện. + Thái độ: vui vẻ, thoải mái, tươi cười, niềm nở, hân hoan. |
– Em tự nhận xét, đánh giá về cách ứng xử của bản thân trong trường học: Em đã làm được hầu hết những việc nên làm để giữ được nét đẹp học đường, trong đó:
+ Những điều em làm được: Em nói được lời nói thích hợp khi gặp gỡ, tạm biệt; khi giúp đỡ người khác; khi được người khác giúp đỡ; khi mắc lỗi.
+ Những điều em chưa làm được: Đôi khi em còn chưa nhanh nhẹn và tập trung, còn phải để mọi người nhắc nhở.
Thảo luận về những ứng xử đẹp trong trường học (mẫu 2)
Văn hóa ứng xử là hệ thống các giá trị, chuẩn mực điều chỉnh mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, cá nhân với cộng đồng trong môi trường giáo dục. Đặc biệt là cách ứng xử của thầy cô đối với học trò, đối với đồng nghiệp, đối với phụ huynh học sinh.
Nếu môi trường giáo dục thiếu đi nét đẹp của văn hoá ứng xử thì không thể làm được chức năng truyền tải những giá trị kiến thức nhân văn cho thế hệ trẻ. Vấn đề xây dựng văn hóa ứng xử học đường có vai trò quyết định thành công của mỗi nhà trường.
Xây dựng văn hóa ứng xử học đường là tạo ra những nét đẹp trong hành vi của thầy cô và của học sinh đối với các mối quan hệ thầy trò, bạn bè và môi trường xung quanh.
Học sinh đối với thầy cô giáo phải kính trọng, biết ơn, đối với bạn bè phải đoàn kết, thân ái, phải biết kính trên, nhường dưới. Môi trường giáo dục là nơi đào tạo những lớp người có tri thức để phục vụ xã hội.
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường học là một hoạt động giáo dục. Các chuẩn mực văn hoá giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, xây dựng cơ sở để đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong trường học, nhà trường đã triển khai và thực hiện tốt các quy tắc ứng xử trong nhà trường, Quy tắc ứng xử trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan; Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở GDMN, GDPT, GDTX đến CBGVNV, CMHS, HS toàn trường góp phần xây dựng “Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, hạnh phúc”.
Phương pháp, hình thức giáo dục văn hóa ứng xử không ngừng đổi mới thông qua các môn học, hoạt động giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học; lựa chọn các nội dung giáo dục văn hóa ứng xử phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý, tình cảm của học sinh; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và các hoạt động trải nghiệm để hình thành các phẩm chất nhân ái, tự trọng bản thân, tôn trọng, trách nhiệm với bạn bè, gia đình và xã hội.
Thảo luận về những ứng xử đẹp trong trường học (mẫu 3)
Những năm gần đây, liên tục những vụ bạo lực học đường xảy ra khiến cho dư luận phẫn nộ. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường là thực sự cấp bách. Tuy nhiên, không thể làm nóng vội, cần sự vào cuộc của chính bản thân mỗi em học sinh cũng như sự giáo dục của gia đình và nhà trường.
Trang bị những kiến thức, kỹ năng sống là một trong những giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học
Trang bị những kiến thức, kỹ năng sống là một trong những giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử trong trường họcMột nhóm nữ sinh tham gia đánh hội đồng một nữ sinh lớp 8 tại xã Quỳnh Vinh, TX Hoàng Mai cách đây không lâu gây xôn xao dư luận. Ngày 18/4, trên trang page “Thị xã Hoàng Mai”, “Quỳnh Lưu Plus” đăng một clip có thời lượng 2 phút 27 giây ghi lại một nhóm nữ sinh đang đánh một bạn nữ. Clip ghi lại, nhóm học sinh tập trung vây quanh nữ sinh mặc đồng phục, trong đó, nữ sinh mặc áo màu hồng, đội mũ đã trực tiếp đứng ra chửi bới, mắng bạn nữ này với lời lẽ thậm tệ. Chưa dừng lại ở đó, một nữ sinh mặc áo đen chạy tới, cầm mũ bảo hiểm đánh liên tiếp vào đầu, dúi học sinh mặc áo đồng phục nhào xuống đất rồi đấm đá. Thấy thế, nữ sinh áo hồng cũng lao vào để ra tay. Sự việc chỉ dừng lại khi bạn nữ mặc áo đồng phục ôm mặt khóc lóc và van xin. Người ghi lại clip và đăng tải lên mạng chính là một học sinh trong nhóm này.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Công an TX Hoàng Mai đã triệu tập nhóm học sinh này lên trụ sở để làm việc. Xuất phát từ những mâu thuẫn cá nhân nên em K.H., học sinh lớp 8, Trường THCS Quỳnh Dị đã nhắn tin cho T.M., học sinh lớp 8, Trường THCS Mai Hùng hẹn nói chuyện. Thay vì đi một mình gặp bạn nói chuyện, H. đã rủ rê cả nhóm bạn, trong đó có Y.N., học sinh lớp 8, Trường THCS Quỳnh Phương tham gia. Khoảng 15 giờ 30 phút ngày 12/4, nhóm bạn của H. đi xe máy đến khu vực cầu Quỳnh Vinh, thôn 11, xã Quỳnh Vinh, TX Hoàng Mai. Tại đây, K.H. và Y.N. có hành vi chửi bới và lao vào đánh T.M..
Đây chỉ là một trong số nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra trong thời gian qua. Theo chuyên gia tâm lý T.S Trần Hằng Ly, Khoa Giáo dục, Trường Đại học Vinh, thì sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh phụ thuộc vào yếu tố môi trường, đó là yếu tố gia đình, nhóm bạn, nhà trường, ngoài ra, truyền hình, máy tính và các phương tiện truyền thông cũng ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự phát triển của cá nhân. Phong cách giáo dục của gia đình, mối quan hệ gắn kết giữa cha mẹ hình thành tính cách một đứa trẻ; môi trường văn hóa học đường chuẩn mực là yếu tố cơ sở để góp phần lớn phòng ngừa, ngăn chặn những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các em...
Để giảm thiểu những vụ việc đáng tiếc xảy ra, bản thân các em học sinh cần nâng cao ý thức của mình. Đồng thời sự quan tâm sát sao, phối hợp giữa gia đình và nhà trường là thật sự cần thiết. Đối với những bậc làm cha, làm mẹ cần nâng cao trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con em mình, dành nhiều thời gian quan tâm và có các biện pháp quản lý các em sử dụng mạng xã hội. Bản thân các bậc phụ huynh phải là những tấm gương sáng để các em noi theo.
Về phía nhà trường, thời gian qua, thực hiện Công văn của Sở GD&ĐT, các trường học trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, tùy vào tình hình thực tế của địa phương để có những giải pháp cụ thể, tạo được hiệu ứng. Tại Trường THPT Nguyễn Duy Trinh, huyện Nghi Lộc, nhằm mục đích để học sinh bày tỏ suy nghĩ, trao đổi thông tin, có hành xử đúng đắn..., nhà trường đã tiến hành các hoạt động tư vấn tâm lý học đường, giáo dục kỹ năng sống. Ngoài ra, đẩy mạnh phong trào đọc sách cùng chương trình phát thanh “mỗi tuần một cuốn sách hay, mỗi ngày một câu chuyện tử tế”. Mục đích cho học sinh tiếp xúc thường xuyên với những câu chuyện, bài học ý nghĩa nhân văn, từ đó tạo nên sự lan tỏa, về lâu dài, sẽ giúp các em tự tạo ra sức “đề kháng” và “miễn nhiễm” với những cái xấu, cái ác...
Ban giám hiệu các nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đã dành nhiều thời gian nhất định như các tiết chào cờ, tiết sinh hoạt lớp để quán triệt, nhắc nhở các nội dung liên quan đến bạo lực học đường, an ninh, an toàn trường học, ứng xử có văn hóa. Tổ chức Đoàn, Đội và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường thường xuyên coi trọng công tác giáo dục, đạo đức, lối sống, phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh, thật sự làm cho học sinh có nhận thức đầy đủ, có kỹ năng ứng xử tốt, không để xảy ra tình trạng bạo lực học đường.
Sở GD&ĐT cũng đã thành lập Tổ tư vấn tâm lý phát huy hiệu quả trong việc phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời tình trạng bạo lực, xâm hại và những biểu hiện tiêu cực khác của học sinh; tổ chức thanh, kiểm tra thường xuyên về việc thực hiện quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường tại các đơn vị trong toàn ngành; thường xuyên rà soát, phát hiện, xử lý nghiêm túc các hiện tượng bạo lực học đường...
Thảo luận về những ứng xử đẹp trong trường học (mẫu 4)
Văn hóa học đường còn nhiều nỗi lo
Trong những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, ngành GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên luôn chú trọng việc thực hiện xây dựng văn hóa ứng xử trong các nhà trường, bởi thực tế đang có một bộ phận không nhỏ học sinh có những hành vi lệch chuẩn như vi phạm pháp luật, bạo lực học đường, phát tán thông tin xấu độc trên mạng xã hội, thiếu văn hóa khi tham gia giao thông,…
Theo thống kê, trong 10 tháng năm 2023, Công an tỉnh Thái Nguyên đã điều tra, xử lý 85 vụ/ 214 đối tượng là học sinh, sinh viên phạm tội, vi phạm pháp luật, trong đó nổi lên là: Gây rối trật tự công cộng (xảy ra 11 vụ/95 đối tượng), cố ý gây thương tích (xảy ra 24 vụ/46 đối tượng), trộm cắp tài sản (xảy ra 11 vụ/13 đối tượng).
Có thể thấy tình trạng vi phạm pháp luật của học sinh đang có chiều hướng gia tăng, gây nhiều hệ lụy cho xã hội, trong đó bạo lực học đường cũng đang là vấn đề nóng được xã hội quan tâm. Ngoài ra, còn một bộ phận các em học sinh không chấp hành luật khi tham gia giao thông, gây nguy hiểm cho chính mình và người khác.
Theo thầy Phan Vũ Hào, Hiệu trưởng trường THPT Ngô Quyền (TP. Thái Nguyên) chia sẻ: “Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng học sinh vi phạm pháp luật, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do việc giáo dục con em mình trong một số gia đình còn nhiều thiếu sót; sự tác động từ môi trường mạng và nhận thức của các em còn yếu; vai trò của nhà trường, gia đình trong phòng ngừa vi phạm cho các em còn chưa được phát huy tối đa,…”.
Xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh
Để giúp các em có nhận thức, suy nghĩ đúng đắn, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, từ đó giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật của các em học sinh, trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở GD&ĐT Thái Nguyên đã tập trung triển khai hiệu quả Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, giai đoạn 2018-2025”.
Bám sát kế hoạch hướng dẫn của Sở GD&ĐT, các trường học trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, tùy vào tình hình thực tế của địa phương để có những giải pháp cụ thể, tạo được hiệu ứng.
Đến với trường THPT Ngô Quyền (TP. Thái Nguyên), các em học sinh nơi đây luôn lễ phép, chào hỏi các thầy cô giáo và người lạ mỗi khi gặp. Theo thầy Phan Vũ Hào, Hiệu trưởng trường THPT Ngô Quyền cho biết: “Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa học đường, nhà trường đã thống nhất xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong các mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, giáo viên với nhau; sự chuẩn mực về hành vi, thái độ của giáo viên là tấm gương để học sinh noi theo, giúp quan hệ giữa thầy trò được gần gũi, thân thiện.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng quan tâm đến việc tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh toàn trường trong các buổi chào cờ và sinh hoạt ngoại khóa; hàng năm tổ chức các chuyên đề, diễn đàn về xây dựng tình bạn đẹp nói không với bạo lực học đường,... Từ những giải pháp cụ thể đã giúp học sinh nhà trường luôn ngoan ngoãn, lễ phép, kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường ngày một tiến bộ, là địa chỉ tin cậy để phụ huynh gửi gắm con em mình”.
Còn tại trường Trường THPT Gang thép (TP.Thái Nguyên), nhà trường luôn nhận thức việc xây dựng văn hóa trường học là nền tảng cho việc giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tuân thủ pháp luật, do đó nhà trường đã triển khai xây dựng và áp dụng các thông điệp văn hóa, đem lại hiệu quả tích cực như “5 xin” trong giao tiếp, “5 luôn” khi tiếp xúc, “5 không” khi ở trường; “3 nhớ” và “1 đừng quên” trước khi ra về.
Theo thầy Ma Hải Trung, Bí thư Đoàn trường THPT Ngô Quyền chia sẻ: “Một yếu tố quan trọng để góp phần hình thành nên môi trường học đường có văn hóa, đó là học sinh được trải nghiệm, tạo điều kiện tham gia các câu lạc bộ trong trường học, các câu lạc bộ đều thu hút nhiều học sinh tham gia, đây sân chơi bổ ích, nơi các em học sinh được vui chơi giải trí sau giờ học vừa sảng khoái về tinh thần và vừa rèn luyện thể chất, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc từ đó giúp em tránh xa các tệ nạn xã hội”.
Xây dựng văn hóa học đường là nội dung quan trọng để đổi mới giáo dục toàn diện trong bối cảnh hiện nay, ở đó giáo viên và học sinh là trung tâm. Chính vì vậy ngành giáo dục và các nhà trường cần chú trọng đến xây dựng môi trường học đường có văn hóa, để đào tạo được các thế hệ học sinh có đạo đức, lối sống đẹp, tuân thủ pháp luật và tham gia các hoạt động ý nghĩa vì cộng đồng.
Thảo luận về những ứng xử đẹp trong trường học (mẫu 5)
Vai trò của ứng xử không thể phủ nhận đối với mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với học sinh - những người sẽ là những người lãnh đạo tương lai của đất nước. Văn hóa ứng xử của học sinh phản ánh cách họ đối nhất với các tình huống xảy ra trong trường, gia đình và xã hội. Điều này đang trở thành một vấn đề quan trọng trong hệ thống giáo dục. Ngoài nhóm đa số học sinh có ứng xử đúng mực, vẫn còn trường hợp thiếu văn hóa. Có những học sinh không tôn trọng thầy cô và bạn bè, thậm chí public những bình luận xúc phạm giáo viên lên mạng. Trong gia đình, có học sinh không đánh giá đúng những nỗ lực của cha mẹ. Ngoài ra, chúng ta thường gặp những hành vi kém văn hóa như nói tục, vứt rác bừa bãi, tại những nơi đông người. Những hành động ấy ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển xã hội. Có thể một phần nguyên nhân là sự thay đổi liên tục trong thế giới và sự xuất hiện của nhiều hình thức giải trí. Nhiều bạn trẻ không kiểm soát được bản thân, chìm đắm trong thế giới ảo mà quên mất sự quan tâm đến xung quanh. Điều này dẫn đến việc họ không biết cách ứng xử đúng trong môi trường xã hội. Học sinh có văn hóa ứng xử sẽ trở thành công dân tốt trong tương lai. Do đó, chúng ta cần tự rèn luyện kiến thức và kỹ năng để có thể giao tiếp tự tin, linh hoạt và lịch sự.
Xem thêm các chương trình khác: