TOP 10 mẫu Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (2025) SIÊU HAY

Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật lớp 5 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 5 hay hơn.

1 4,815 13/12/2024


Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật

Đề bài: Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật.

Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Trịnh Công Sơn và những dấu ấn nghệ thuật của một nhạc sĩ tài hoa

Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ Việt Nam hiếm hoi có sự nổi tiếng và sức ảnh hưởng vươn tầm thế giới. Được biết, khoảng 2 triệu băng đĩa nhạc của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được bán tại Nhật Bản.

Không những vậy, ông cũng là nhạc sĩ Việt được người Nhật yêu thích nhất. Họ viết cả lời Nhật cho những ca khúc của ông để ca sĩ của họ được biểu diễn, điển hình như ca khúc Diễm xưa. Rất nhiều ca sĩ nổi tiếng ở Nhật đã hát lại ca khúc này như Tokiko Kato, Yoshimi Tendo, Aya Shimazu…

Nhạc Trịnh Công Sơn còn thường xuyên được hát trong Kohaku Uta Gassen - chương trình Âm nhạc Đêm giao thừa thường niên của đài truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK trước hàng triệu khán giả và hàng loạt sân khấu lớn nhỏ khác.

Các trường đại học âm nhạc, văn hóa của Nhật và Việt Nam cũng liên tục thực hiện các đề tài, luận văn cao học, luận án tiến sĩ về nhạc Trịnh.

Có thể nói, Trịnh Công Sơn là tác giả hiếm hoi được nghiên cứu đầy đủ dưới nhiều bình diện như âm nhạc, văn hóa, ngôn ngữ, văn học… Ở mảng nào, ông cũng có đóng góp và gây dựng tầm ảnh hưởng to lớn.

Sở dĩ người Nhật yêu thích Trịnh Công Sơn đến như vậy vì âm hưởng chất nhạc, nội dung, tinh thần của nhạc Trịnh rất đậm hồn Đông phương và gắn chặt với văn hóa, thể hiện triết lí Á Đông đậm đặc.

Trịnh Công Sơn cũng được báo chí và cộng đồng quốc tế nhắc đến như "Bob Dylan của Việt Nam", "Nhạc sĩ được yêu mến nhất tại Việt Nam" (The Washington Post)

Tại Việt Nam, hiếm có nhạc sĩ nào sáng tác nhiều như Trịnh Công Sơn, với 600 ca khúc. Trong đó, có tới 236 ca khúc được phổ biến rộng rãi. Người dân Việt Nam không ai là không biết nhạc Trịnh vì nó len lỏi vào từng ngõ ngách, tầng lớp công chúng.

Ca sĩ Việt hầu như đều từng hát nhạc Trịnh. Nhạc Trịnh năm nào cũng được hoặc mở lên ở mọi sân khấu, dưới nhiều hình thức khác nhau. Đây là loại nhạc duy nhất dung hòa được từ bác học tới bình dân, khiến ca sĩ mọi thế hệ, dòng nhạc đều hát được.

Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (mẫu 2)

Trong một thị trấn nhỏ, có một người đàn ông tên là David. David đã từ lâu mơ ước trở thành một nhà văn. Ông ta luôn có niềm đam mê mãnh liệt với việc viết lách và muốn chia sẻ câu chuyện của mình với thế giới. David đã dành nhiều năm để rèn luyện tài năng viết văn của mình. Ông ta đọc nhiều sách, học về kỹ thuật viết và tìm hiểu về các tác phẩm văn học nổi tiếng. Mỗi ngày, David dành thời gian ngồi trước máy vi tính và viết những câu chuyện đầy tưởng tượng. Tuy nhiên, những ngày đầu tiên của sự nghiệp viết lách của David không hề dễ dàng. Ông ta gặp phải nhiều khó khăn và thất bại. Các tác phẩm của ông không được công nhận và không được xuất bản. Nhưng David không bỏ cuộc. Ông ta tiếp tục viết, viết và viết. Ông ta cải thiện kỹ năng viết của mình qua từng bài viết, rút kinh nghiệm từ những lỗi sai và không ngừng hoàn thiện. Cuối cùng, sau nhiều năm cống hiến và nỗ lực, David đã viết xong cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình. Ông ta gửi nó đến các nhà xuất bản và hy vọng rằng nó sẽ được đọc và công nhận. Khi cuốn tiểu thuyết của David được xuất bản, nó nhận được sự hoan nghênh và khen ngợi từ giới chuyên môn. Câu chuyện tài năng và sự kiên nhẫn của David đã được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông và trở thành một nguồn cảm hứng cho những người khác. Từ đó, David đã trở thành một nhà văn nổi tiếng. Các tác phẩm của ông ta được đọc rộng rãi và được yêu thích bởi độc giả trên toàn thế giới. Ông ta đã trở thành một biểu tượng trong lĩnh vực văn học, và những câu chuyện của ông ta đã lan tỏa và tạo ảnh hưởng đến nhiều người.

Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (mẫu 3)

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng qua câu chuyện của đạo diễn “Dũng khùng”

Một trong những nhà văn Việt Nam hiện đại quan tâm thực sự đến những người viết trẻ theo tôi chính là nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Ông cũng là người sống hết mình, trung thực hết mình và luôn dạy các con biết tôn trọng sự thật.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Thắp và giữ ngọn lửa tình yêu quê hương

Gia đình nhà văn Nguyễn Quang Sáng đồng ý cho tái bản sách không cần xin phép

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng và "tài sản của nước Mỹ"

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Tôi là người ham vui

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng mà báo chí thường gọi là “Dũng khùng” - con trai cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng - trò chuyện với tôi tại một quán cà phê trên đường Nguyễn Huệ (thành phố Hồ Chí Minh).

Quang Dũng kể về cách dạy con của ba mình có vẻ khác người.

Nghỉ hè, các bạn trong lớp đi học thêm, nhưng nhà văn Nguyễn Quang Sáng bảo con “Nhà nước đã định ra kỳ nghỉ hè thì các con cứ nghỉ, sao lại phải đi học thêm”. Ông không cho con đi học thêm ở nhà cô giáo hay ở các lớp học thêm của nhà trường. Ông cho các con mình “học thêm” bằng những chuyến đi thực tế trong dịp nghỉ hè.

“Hồi học lớp 6, lớp 7, vào dịp nghỉ hè, ba mua vé tàu Bắc - Nam cho hai anh em đi. Ba nói, đây là cách học thêm tốt nhất. Ba dẫn hai anh em đi từ Nam ra Bắc, đến những nơi cần đến thì nghỉ lại như Huế, Nha Trang, Thanh Hóa, Bắc Ninh... Những nơi nghỉ lại, ba đều dẫn hai anh em đi thăm, giới thiệu những danh lam, tháng cảnh, phong tục, tập quán, tiếp xúc với người dân ở đó.

Đến Bắc Ninh, ba còn dẫn hai anh em đi nghe hát quan họ… Ba rất quan tâm đến thực tế cuộc sống, muốn các con mình ngay từ lúc còn học phổ thông biết cách quan sát, tìm hiểu, học hỏi từ thực tế hàng ngày ở nhiều nơi trên đất nước mình.

Gia đình nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Ba em là người rất tôn trọng thực tế, tôn trọng sự thật, lẽ phải và luôn dạy các con phải biết cách tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải. Ba nói, tôn trọng sự thật chính là tôn trọng bản thân mình. Làm người, trước hết phải biết tôn trọng bản thân mình. Có tôn trọng bản thân mình mới biết tôn trọng người khác…” - Đạo diễn Quang Dũng tâm sự.

Cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng có hai người con trai là Nguyễn Viết Quang, sinh năm 1973, hiện là kiến trúc sư, có công ty riêng và đạo diễn trẻ Nguyễn Quang Dũng với nhiều bộ phim ăn khách, nổi tiếng như Nụ hôn thần chết, Giải cứu thần chết, Con gà trống… hiện Nguyễn Quang Dũng đang hội tụ nhiều người đẹp trong phim “Mỹ nhân kế”, mà báo chí cũng tốn nhiều giấy mực về anh. Khi Nguyễn Quang Dũng làm giám khảo Việt Nam Idol, anh cũng có nhiều nhận xét “gây sốc”, được bạn trẻ thích thú.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng kể rằng, ba anh - cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng- muốn anh trở thành nhạc sỹ. Thủa còn học phổ thông, Nguyễn Quang Dũng cũng sáng tác nhạc, ra Album, có người khen, cũng có người chê. Quang Dũng còn viết nhạc cho phim Những cô gái chân dài.

Nguyễn Quang Dũng thú nhận rằng, trước đây anh không thích lắm các tác phẩm văn học của ba mình, mãi sau này, khi ngồi đọc lại, đọc hết tác phẩm của ba anh mới thấy hay.

Một lần, Nguyễn Quang Dũng kể, năm ấy anh 15 hay 16 tuổi gì đó, đang ngồi xem bộ phim Cánh đồng hoang với ba (phim Cánh đồng hoang do cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết kịch bản, được huy chương vàng Liên hoan Phim quốc tế Moskva năm 1981), Nguyễn Quang Dũng thấy hay quá đã thốt lên: “Ba ơi, con sẽ đi học đạo diễn”. Lúc đó nhà văn Nguyễn Quang Sáng chỉ gật đầu mà không nói gì.

Năm Nguyễn Quang Dũng bước sáng tuổi 18, ba anh gọi vào và bảo: “Trước đây con nói sẽ học đạo diễn, sắp đến kỳ thi rồi, sao con không làm đơn đăng ký dự thi?”. Nguyễn Quang Dũng ngớ ra, liền viết đơn thi vào Trường Cao đẳng Sân khấu điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh.

“Hồi chúng em còn nhỏ, má bị bệnh, ba em một mình chăm sóc các con. Đi làm, ba cũng cho hai anh em đi theo. Đi nhậu, ba cũng cho các con đi. Sau này, chính tụi em đèo ba đi nhậu. Ba là người sống ngay thẳng, phóng khoáng, thích kết giao bạn bè, sẵn lòng giúp đỡ những ai gặp khó khăn… Ba luôn dạy chúng em phải biết tôn trọng người khác, biết quý trọng tài năng của người khác.

Ba thường nói rằng, trong cuộc sống đừng quá bon chen, biết cách làm việc nhưng cũng phải biết cách nghỉ ngơi, hưởng thụ. Làm nghề gì không quan trọng, quan trọng là phải giỏi nghề, sống được bằng nghề đó, chỉ làm chuyên môn cho giỏi, không nên đi theo nghề làm chính trị…

Ba nói, sống ở đời không để ai lợi dụng mình và mình cũng không lợi dụng người khác, thế mới có quan hệ lâu dài được. Có một điều ba nhắc đi nhắc lại nhiều lần là phải luôn tôn trọng sự thật, dù sự thật đó có phũ phàng đến đâu …- Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng thổ lộ - Em còn một chị gái nữa, chị Hoài Hương.

Chị Hoài Hương là con riêng của vợ nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Khi nhà văn Nguyễn Quang Sáng mất, vợ ông, bà Lương Thị Phương đã tâm sự nhiều điều trên một tờ báo. Bà nói rằng, chồng bà, nhà văn Nguyễn Quang Sáng hơn bà 5 tuổi, là đồng hương của nhau. Trước khi bà lấy người chồng đầu tiên, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã ngỏ lời với bà nhưng bà từ chối vì “Lúc đó, tôi sợ giới văn nghệ sỹ lắm”.

Một cảnh trong phim “Cánh đồng hoang”, mà nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết kịch bản.

Sau khi chồng qua đời, bà định ở vậy nuôi con “không ngờ, ông ấy hỏi cưới tôi một lần nữa, thấy ông ấy chân tình, tôi không thể từ chối… ông ấy dễ tính, dễ thương, bình dị lắm… Tôi bị bệnh đủ thứ, tôi cứ tưởng mình chết trước ông ấy, vậy mà…”. Mái tóc bạc phơ, bà khóc đau đớn trong đám tang chồng mình - nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Loạt ảnh tuổi thơ của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cùng cha đã gây xúc động mạnh cho nhiều người được đăng tải trên mạng. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng nói rằng, đối với các con, cha anh như một người bạn, luôn chia sẻ, động viên, khuyến khích các con trong học tập, trong lao động sáng tạo, luôn tôn trọng các con trong cuộc sống hàng ngày, luôn chăm sóc các con khi má anh bị bệnh.

Cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng, sinh năm 1932 tại Chợ Mới, An Giang. Ông mất năm 2014 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1946, ông xung phong vào bộ đội.

Năm 1954, nhà văn Nguyễn Quang Sáng tập kết ra Bắc, làm ở Phòng Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam.

Từ năm 1958 về công tác ở Hội nhà văn Việt Nam, làm biên tập viên Báo Văn Nghệ, rồi Nhà xuất bản Văn Học.

Năm 1966, ông xung phong vào chiến trường, là cán bộ sáng tác ở Hội Văn nghệ giải phóng. Đó là thời kỳ nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông được giới thiệu rộng rãi ở miền Bắc, có tác phẩm đã được đưa vào sách giáo khoa.

Năm 1972, ông ra Hà Nội, công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam. Sau năm 1975, nhà văn Nguyễn Quang Sáng về làm Tổng thư ký, rồi Chủ tịch Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều năm ông là ủy viên BCH rồi Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 2000, ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã để lại nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng như Chiếc lược ngà (tập truyện ngắn), Đất lửa (tiểu thuyết ), Ông Năm Hạng (tập truyện ngắn), Con mèo Foufita (tập truyện ngắn)… Nhiều kịch bản do ông viết đã được dựng thành phim, đoạt nhiều giải thưởng trong nước và thế giới như Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng, Mùa nước nổi …

Ngày còn học phổ thông tôi say mê đọc tác phẩm của ông, nhất là tập truyện Người quê hương thấm đẫm tính nhân văn với nhiều hình ảnh đẹp về quê hương đất nước.

Nhiều lần nhà văn Nguyễn Quang Sáng đến dự các buổi gặp mặt các nhà văn trẻ tại Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc cũng như các buổi trao giải “Tác phẩm tuổi xanh” do chúng tôi tổ chức. Ông đặc biết quan tâm đến những tài năng trẻ trong văn học nghệ thuật và được các nhà văn trẻ rất mến mộ. Nói chuyện với các nhà văn trẻ, ông luôn nói đến tính chân thật trong các tác phẩm nghệ thuật, nhà văn phải biết tôn trong sự thật, tôn trọng lịch sử…

Tôn trọng sự thật, đó cũng là điều mà cố nhà văn Nguyễn Quang Sángluôn dạy các con mình.

Dương Kỳ Anh

Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (mẫu 4)

Cha con nghệ sĩ Quốc Tuấn và câu chuyện truyền cảm hứng

Là một diễn viên nổi tiếng, được khán giả nhớ đến qua nhiều vai diễn hiền lành, chân chất trong "12A và 4H", "Luật đời", "Người vác tù và hàng tổng"... Thế nhưng số phận không may mắn mỉm cười với anh sau khi kết hôn và đón con trai đầu lòng. Bé Bôm (Nguyễn Anh Tuấn) con trai diễn viên Quốc Tuấn ngay từ khi ra đời đã mắc căn bệnh hiểm nghèo apert – xương sớm cục bộ, căn bệnh hiếm gặp đến mức tỉ lệ chỉ là 1/88.000. Căn bệnh khiến các ngón tay, ngón chân dính nhau, xương sọ bị đóng kín sớm. Đi cùng với sự phát triển của cơ thể thì cần phải có nhiều đợt phẫu thuật để tách rời các ngón tay, ngón chân và nới xương sọ…

Bằng tình yêu con vô bờ bến của một người cha, diễn viên Quốc Tuấn tin rằng bé Bôm sẽ khỏe mạnh như những người bình thường và bắt đầu hành trình chữa bệnh cùng con suốt 15 năm qua. Trong 15 năm, Bôm trải qua hơn 10 ca đại phẫu khác nhau. Có những lần thành công cũng có lần thất bại, nhiều lúc cậu bé phải ở trong bệnh viện hàng tháng trời. Để có thời gian chăm sóc cũng như đưa con đi chữa bệnh, những năm qua, Quốc Tuấn gác lại công việc diễn xuất của mình. Quốc Tuấn không chỉ là một người cha của bé Bôm. Anh tự nhận, anh là mẹ, là anh, là người bạn của bé Bôm. “Ông bố, bà mẹ nào cũng mong con mình khỏe mạnh, xinh xắn. Nhưng khi số phận rơi vào mình, không thể cứ ngồi ủ rũ, trông chờ. Mình phải là chỗ dựa cho con, truyền cho con sự tự tin, nghị lực, lạc quan”. Chính niềm tin đó của Quốc Tuấn đã tạo nên điều kỳ diệu.

Cuối cùng sau 15 năm kiên trì chữa bệnh, bệnh tình Bôm đã gần khỏi. Cậu bé chờ thêm hai năm nữa để phẫu thuật thẩm mỹ, chỉnh hình. Hành trình 15 năm miệt mài không ngừng nghỉ cùng con trai, trái ngọt đầu tiên mà vợ chồng Quốc Tuấn nhận được chính là ước mơ của bố con Bôm hằng ấp ủ cuối cùng cũng trở thành hiện thực khi cậu bé là một trong năm tân sinh viên xuất sắc nhất thi đỗ vào khoa Jazz, bộ môn piano của Học viện Âm nhạc Việt Nam.

Hành trình chữa bệnh cho Bôm vốn đã gian nan, kỳ diệu, nhưng hành trình giúp con trai tự tin và phát triển như một cậu bé bình thường của diễn viên Quốc Tuấn lại càng khiến chúng ta khâm phục, ngưỡng mộ. Giữa cuộc sống với bao nhiêu áp lực, nỗi buồn mà không phải người cha nào cũng vượt qua được ấy, trên gương mặt của cả hai cha con diễn viên Quốc Tuấn vẫn luôn nở nụ cười. Người cha mạnh mẽ ấy đã giữ được sự hồn nhiên cho con và cho chính anh.

Dù mắc phải căn bệnh hiếm gặp và có khuôn mặt không lành lặn như nhiều bạn nhỏ nhưng Bôm không tự ti, khép kín, ngược lại là cậu bé khá vui vẻ và hay cười. Khoảnh khắc Bôm vui vẻ sải bước trên sân khấu, đứng trước micro, nói những lời cảm ơn "anh Tuấn" và tràn đầy tự tin biểu diễn trên sân khấu như một nghệ sĩ thực thụ chính là thành quả quá ngọt ngào mà Bôm đã dành tặng cho bố - người đàn ông đã đồng hành cùng mình trải qua những ngày khó khăn và gian khổ nhất. Bôm đã minh chứng rằng: bằng tình yêu, bằng quyết tâm chúng ta có thể làm nên những điều kì diệu.

Câu chuyện của hai cha con nghệ sĩ Quốc Tuấn đã cho chúng ta một bài học tròn đầy nhất về tình yêu thương. Bôm đã chiến thắng số phận khi trở thành sinh viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam để thực hiện ước mơ của mình. Còn với anh Quốc Tuấn, anh không chỉ là một người cha tuyệt vời, đã vượt lên hoàn cảnh để cùng Bôm thực hiện ước mơ, mà còn là người truyền cảm hứng cho sự yêu thương lan tỏa đến mọi người.

(Ngọc Khánh)

Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (mẫu 5)

Tô Ngọc Vân, một cái tên gắn liền với những bức tranh sơn dầu chân thực, sống động về cuộc sống người Việt, đặc biệt là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Ông được xem là một trong những họa sĩ hàng đầu của Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển nền mỹ thuật hiện đại của đất nước. Tô Ngọc Vân được biết đến với những bức tranh vẽ về người phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm. Các tác phẩm như "Thiếu nữ bên hoa sen", "Thiếu phụ ngồi bên tranh tam đa" đã trở thành những biểu tượng của mỹ thuật Việt Nam. Ông kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật hội họa phương Tây với nét đẹp truyền thống của dân tộc, tạo nên một phong cách riêng biệt, mang đậm dấu ấn cá nhân. Bên cạnh việc sáng tác, Tô Ngọc Vân còn tích cực tham gia các hoạt động cách mạng. Ông đã vẽ nhiều tranh cổ động, tranh báo, góp phần cổ vũ tinh thần kháng chiến của nhân dân. Tô Ngọc Vân đã để lại một di sản nghệ thuật vô cùng quý giá. Các tác phẩm của ông không chỉ là những kiệt tác hội họa mà còn là những tài liệu lịch sử, ghi lại chân thực cuộc sống và con người Việt Nam trong một thời kỳ đặc biệt.

1 4,815 13/12/2024