TOP 10 mẫu Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về đồ dùng hoặc đồ thủ công mĩ nghệ của một dân tộc thiểu số Việt Nam (2024) SIÊU HAY
Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về đồ dùng hoặc đồ thủ công mĩ nghệ của một dân tộc thiểu số Việt Nam lớp 5 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 5 hay hơn.
Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về đồ dùng hoặc đồ thủ công mĩ nghệ của một dân tộc thiểu số Việt Nam
Đề bài: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về đồ dùng hoặc đồ thủ công mĩ nghệ của một dân tộc thiểu số Việt Nam.
Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về đồ dùng hoặc đồ thủ công mĩ nghệ của một dân tộc thiểu số Việt Nam (mẫu 1)
Hương làm từ rễ cây rừng thơm lâu, an toàn cho sức khoẻ người H’Mông
Gùi hàng làm từ tre nứa của người H’Mông vùng cao
Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về đồ dùng hoặc đồ thủ công mĩ nghệ của một dân tộc thiểu số Việt Nam (mẫu 2)
Đồng bào Tày làm đồ thủ công mỹ nghệ
Lũy tre làng không chỉ là biểu tượng của làng quê xứ Tuyên mà còn hiển hiện trong từng nếp nhà của đồng bào dân tộc. Giờ những ngôi nhà tranh tre, vách nứa đã được thay thế bằng những ngôi nhà xây, nhà gỗ, nhà sàn cột bê tông khang trang nhưng không vì thế mà tre, nứa bị bỏ quên. Để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có này, đồng bào Tày thôn Rõm, xã Hùng Mỹ đã làm ra những sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ vô cùng tiện ích. Đó là lọ hoa, khay đựng mứt Tết, hộp cơi trầu, cốc cắm bút, đĩa đựng bánh kẹo hay đồ dùng sinh hoạt thân thiện với môi trường như làn mây đi chợ, rổ, rá, nong, nia...
Sinh sống ở thôn Rõm đã quá nửa đời người, bà Ma Thị Nhung vô cùng vui mừng khi thấy con, cháu khôi phục nghề mây giang đan truyền thống. Bà trải lòng, trước đây khi chưa có đồ nhựa, đồ inox, bà con đều dùng các đồ dùng đan bằng tre nứa. Chiếc rế nồi bằng mây, chiếc rổ, rá bằng tre, nứa, rồi nong, nia, thúng để đựng thóc, lúa cùng làm bằng loại cây rừng này. Bởi thế, phụ nữ ngày ấy ai cũng biết đan. Ai khéo tay thì các sản phẩm làm ra đẹp hơn, được trai làng để ý và được các gia đình "chấm" chọn về làm dâu. Khi cơn bão đồ dùng nhựa, ni lon thay thế, các sản phẩm từ mây, giang, tre, nứa thưa vắng dần. Nay, lớp trẻ khôi phục lại, bà vui lắm. Bà cũng tự nguyện tham gia tổ hợp tác mây, giang đan của thôn để góp sức mình vào việc giữ nghề truyền thống. Rồi bà tự hào bảo, bọn trẻ bây giờ giỏi lắm, chúng không chỉ biết đan lan mà còn tạo ra nhiều mẫu mã đẹp cung cấp cho thị trường. Cầm chiếc làn mây đi chợ, bà Nhung vui mừng nói: Chiếc làn mây vừa bền đẹp, vừa chắc chắn. Nhờ được chị em đan tỷ mỉ, kiểu dáng bắt mắt nên xách làn mây đi chợ còn giúp phụ nữ Tày thêm duyên dáng hơn.
Vừa bày biện khay đựng bánh kẹo thết đãi khách trong dịp Tết, chị Ma Thị Cánh vừa chia sẻ: Dùng sản phẩm do mình tự làm ra vẫn thích nhất. Chiếc đĩa đan bằng mây không chỉ tiện lợi mà con thân thiện với môi trường. Đó còn chưa kể về tính thẩm mỹ, chị thấy nó cũng không hề kém so với những sản phẩm cùng loại. Bởi thế, các chị ở tổ hợp tác làm ra không chỉ phục vụ gia đình mà còn làm hàng hóa. Một chiếc khay đựng mứt Tết có giá từ 150-200 nghìn đồng tùy loại. Ngoài ra, các chị làm theo đơn đặt hàng.
Khay đựng mứt Tết, làn mây chỉ là hai trong số rất nhiều sản phẩm mà chị em tổ hợp tác thôn Rõm, xã Hùng Mỹ làm ra để thay thế các vật dụng bằng nhựa. Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid -19 nên các đơn hàng đến với bà con thôn Rõm thưa dần. Song, bà con vẫn ngày ngày cần mẫn làm ra những sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ để phục vụ nhu cầu cuộc sống của chính gia đình. Họ tin rằng, trước xu hướng dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường lên ngôi thì sản phẩm bằng tre, nứa, giang, mây của họ sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về đồ dùng hoặc đồ thủ công mĩ nghệ của một dân tộc thiểu số Việt Nam (mẫu 3)
Nghề dệt vải thủ công truyền thống của người Tày Tuyên Quang
Trước đây, nghề trồng bông, dệt vải, dệt thổ cẩm rất phổ biến trong người Tày. Các thiếu nữ 13-14 tuổi đã bắt đầu có mảnh nương riêng của mình để trồng bông, được các bà, các mẹ dạy se sợi, dệt vải, may quần áo, chăn màn dùng hàng ngày và chuẩn bị để đem theo lúc về nhà chồng.
Dệt vải được xem là tiêu chuẩn để đánh giá phẩm hạnh, sự khéo léo, cần mẫn của người phụ nữ. Cho nên phần lớn phụ nữ rất khéo tay trong việc kéo sợi, dệt vải. Trước đây, nhiều gia đình có tới 2-3 khung dệt vải làm quần áo, màn, mặt chăn, mặt địu con trẻ...
Để tạo ra một sản phẩm dệt đẹp mắt phải sử dụng nhiều công cụ và trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Người Tày có hai kiểu dệt: dệt trơn và dệt có hoa văn (dệt thổ cẩm).
Thổ cẩm là sản phẩm dệt thủ công với những hoa văn đẹp sặc sỡ mang đậm bản sắc dân tộc từ lâu đã không thể thiếu trong đời sống của người Tày ở Tuyên Quang, là nghề gia truyền từ đời này sang đời khác. Trước kia dệt thổ cẩm bằng sợi bông nhuộm chàm hoặc sợi tơ tằm đã được nhuộm màu. Để làm ra được một tấm vải phải mất rất nhiều thời gian, qua nhiều công đoạn, từ việc trồng bông, xe bông, quay sợi và dệt mới làm ra được sản phẩm. Ngày nay giá tơ tằm đắt nên người dệt thổ cẩm chuyển sang dùng len để dệt với các màu: đen, đỏ, vàng, xanh tạo ấn tượng mạnh mẽ.
Nghề dệt thổ cẩm đòi hỏi sự kiên trì, đôi bàn tay khéo léo cũng như sự sáng tạo của các nghệ nhân. Các mẫu hoa văn trên thổ cẩm của người Tày là sự kết hợp hài hòa giữa đường nét tinh xảo, màu sắc bắt mắt và hoa văn độc đáo. Các màu sắc sáng, tối, nóng, lạnh được xử lý rất khéo léo trên nền chủ đạo là màu trắng đục, tạo nên một bản sắc riêng của văn hoá truyền thống Tày khó nhầm lẫn với cách trang trí hoa văn của các dân tộc khác. Thổ cẩm của đồng bào Tày có nhiều loại hoa văn khác nhau, chú trọng ở kỹ thuật phối màu như hoa lê, hoa mận, hoa đào, hoa mai… và một số loại muông thú trong rừng. Dụng cụ, máy móc để tạo ra những sản phẩm thổ cẩm đẹp mắt đó được làm hoàn toàn bằng tre, gỗ tự nhiên vô cùng thô sơ do chính người dân tạo ra.
Để dệt thành tấm vải phải trải qua nhiều thời gian, công đoạn như: Trồng bông, xe bông, quay sợi và dệt. Trong đó, công đoạn xếp chỉ lên khung để dệt đỏi hỏi sự tỉ mẩn nhất, cần sự giúp sức của nhiều người.
Những quả bông trắng muốt được kéo thành sợi, sau đó đem luộc 3 tiếng với bột hạt lai, sáp ong, bột gạo và đem phơi khô. Sợi chỉ sau khi đã chắc được kéo thành suốt chỉ nhỏ. Các suốt chỉ được lồng vào khung gỗ để kéo xếp vào khuôn.
Người Tày dùng cột nhà để xếp chỉ vào khuôn dệt. Người ta lựa chọn những ngôi nhà sàn có cột to, nhẵn bóng để làm khuôn. Các sợi chỉ được kéo đều vòng quanh 3 cột nhà. Để dệt được tấm vải sẽ phải kéo chỉ quanh cột 11 vòng. Phần đầu của các sợi chỉ được những người phụ nữ Tày tỉ mẩn gắp từng sợi luồn qua một tấm phên mỏng, có răng đều.
Sau khi quay xong 11 vòng chỉ quanh 3 cột nhà sẽ đến giai đoạn cuốn chỉ vào thanh. Một người sẽ phải cõng các vòng chỉ, cuốn bằng dụng cụ do người dân tự chế. Những người còn lại giúp sức rải các sợi chỉ thật đều, để người cõng chỉ cuốn thật chắc tay, nối lại các sợi chỉ bị đứt và sửa các sợi xếp lộn xôn. Các dải chỉ đã cuốn sẽ được nhấc lên xếp vào khung cửi.
Công đoạn cuối là dệt. Phụ nữ Tày tranh thủ thời gian rảnh trong ngày để dệt vải. Một tấm vải dệt mất hơn 1 tháng. Thành quả sẽ là tấm vải màu trắng tinh, được người Tày dùng cho việc ma chay. Nếu dùng để may áo, áo hay đệm, chăn, người dân sẽ dùng chàm để nhuộm màu xanh và thêu những hoa văn đầy màu sắc.
Từ những dụng cụ thô sơ, tự tạo, thông qua các thao tác thủ công cùng bàn tay khéo léo, sự chăm chỉ của người phụ nữ đã tạo ra những sản phẩm dệt màu sắc đẹp mắt, hoa văn phong phú, đa dạng, độc đáo, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa. Để có được tư duy, kỹ thuật như vậy, người dệt phải trải qua quá trình lao động, sáng tạo và tích lũy lâu dài. Đó là nhân tố quan trọng góp phần quyết định sự tồn tại của nghề thủ công truyền thống này, tạo nên giá trị văn hóa của người Tày.
Thời gian qua cấp ủy, chính quyền một số huyện đã quan tâm đến việc khôi phục, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Tày như: Huyện Lâm Bình đã chỉ đạo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lâm Bình phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, vận động phụ nữ ở thôn Nặm Đíp, thị trấn Lăng Can tập trung khôi phục lại và liên kết thành những tổ, nhóm cùng nhau làm tạo ra sản phẩm chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đến nay, phụ nữ ở thôn Nặm Đíp đã làm ra những sản phẩm thổ cẩm đạt chất lượng cao, được nhiều du khách ưa chuộng. Từ việc nỗ lực khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, chị em phụ nữ ở thôn Nặm Đíp đã thành lập được Hợp tác xã Thổ Cẩm Lâm Bình, với gần 20 thành viên tham gia. Đây là cơ hội tốt để chi em có điều kiện học tập, hỗ trợ nhau trong quá trình dệt nên những tấm vải thổ cẩm đẹp, chất lượng tốt để cung cấp cho thị trường. Qua đó, góp phần to lớn vào việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện, đồng thời tạo thêm việc làm và thu nhập cho chị em phụ nữ.
Nghề dệt vải thủ công truyền thống là nét văn hóa độc đáo và đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt, văn hóa của người dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Do vậy thời gian tới cấp ủy, chính quyền và mỗi người dân cần tập trung giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng để đưa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tày trở thành sản phẩm hàng hóa, sản phẩm du lịch có giá trị kinh tế cao, góp phần thu hút du khách thập phương đến với Tuyên Quang.
Xem thêm các chương trình khác: