TOP 10 đề thi Học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử và Địa lí 8 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 464 30/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học ...

Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Sĩ phu phong kiến tiêu biểu của triều đình nhà Nguyễn lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp ở mặt trận Đà Nẵng, Gia Định và Hà Nội là

A. Phan Đình Phùng.

B. Trương Định.

C. Nguyễn Tri Phương.

D. Hoàng Diệu.

Câu 2. Địa danh lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:

“Sông nào tàu giặc chìm sâu

Anh hùng Trung Trực đi vào sử xanh?”

A. Sông Bạch Đằng.

B. Sông Gianh.

C. Sông Vàm Cỏ Đông.

D. Sông Tô Lịch.

Câu 3. Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam tại mặt trận Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1859) đã

A. buộc Pháp phải chuyển sang thực hiện “chinh phục từng gói nhỏ”.

B. khiến Pháp thiệt hại nặng nề và từ bỏ tham vọng xâm lược Việt Nam.

C. bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

D. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

Câu 4. Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu

A. các vua nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp.

B. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.

C. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam.

D. phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng Pháp.

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. khởi nghĩa Hương Khê.

B. khởi nghĩa Ba Đình.

C. khởi nghĩa Bãi Sậy.

D. khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 6. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:

“Anh hùng Bãi Sậy Hưng Yên

Chiếu Cần vương xuống, đứng lên đánh thù?”

A. Nguyễn Thiện Thuật.

B. Hoàng Hoa Thám.

C. Phan Đình Phùng.

D. Tôn Thất Thuyết.

Câu 7. Sự kiện nào sau đây đánh dấu thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành việc bình định Việt Nam?

A. Pháp dập tắt được cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

B. Pháp đàn áp xong cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

C. Pháp buộc được triều đình Huế phải kí Hiệp ước Hác-măng.

D. Pháp dập tắt được phong trào chống Pháp ở Nam Kì.

Câu 8. Nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.

B. Thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế.

C. Pháp phế truất vua Hàm Nghi, tiêu diệt các nhân vật cốt cán của phái chủ chiến.

D. Phái chủ chiến xây dựng được lực lượng đông đảo, đủ sức đương đầu với Pháp.

Câu 9. Trong những năm 1877 - 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã viết các bản Thời Vụ sách lên vua Tự Đức, đề nghị

A. đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.

B. mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định).

C. chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

D. mở cửa biển ở miền Bắc và Trung để giao thương với bên ngoài.

Câu 10. Triều đình nhà Nguyễn đã có động thái như thế nào trước những đề nghị cải cách, canh tân đất nước của các văn thân, sĩ phu?

A. Kiên quyết tiến hành cải cách đất nước.

B. Cự tuyệt, không thực hiện cải cách nào.

C. Thực hiện một cách thiếu hệ thống, nửa vời.

D. Không phê chuẩn và trị tội các nhà cải cách.

Câu 11. Vị vua nào của nhà Nguyễn đã cho khắc những vùng biển, cửa biển quan trọng của Việt Nam lên Cửu Đỉnh?

A. Gia Long.

B. Minh Mệnh.

C. Thành Thái.

D. Duy Tân.

Câu 12. Bằng chứng nào sau đây chứng minh cư dân của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam tiếp tục sinh sống và khai thác biển?

A. Xây dựng hệ thống phòng thủ ven biển.

B. Cảng biển Vân Đồn được xây dựng.

C. Đô thị cổ ra đời ở nhiều nơi.

D. Trống đồng, thạp đồng có hoa văn hình thuyền.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Chủ trương, con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống và khác nhau?

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Luật biển quốc tế ra đời năm nào sau đây?

A. 1985.

B. 1982.

C. 1983.

D. 1984.

Câu 2. Vùng biển nước ta tiếp giáp với đất liền là

A. vùng tiếp giáp lãnh hải.

B. vùng đặc quyền kinh tế.

C. nội thủy.

D. lãnh hải.

Câu 3. Vùng biển nước ta nằm phía trong lãnh hải là

A. vùng tiếp giáp lãnh hải.

B. vùng đặc quyền kinh tế.

C. thềm lục địa.

D. nội thủy.

Câu 4. Vùng lãnh hải của biển nước ta hiện nay có đặc điểm gì?

A. là vùng nước nằm liền kề với đất nước.

B. nằm ngầm dưới biển và lòng đất.

C. tiếp giáp nội thủy, rộng 12 hải lí.

D. nằm phía trong đường cơ sở.

Câu 5. Phạm vi phân bố của vùng nội thủy của biển nước ta là:

A. nằm ở phía trong đường cơ sở.

B. bao gồm các quần đảo xa bờ.

C. hợp với lãnh hải rộng 12 hải lí.

D. là phần ngầm dưới đáy biển.

Câu 6. Nhận định nào dưới đây không đúng về lãnh hải nước ta?

A. Có chiều rộng 12 hải lí.

B. Thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.

C. Có độ sâu khoảng 200m.

D. Được coi là đường biên giới trên biển.

Câu 7. Điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn?

A. Có nhiều loài gỗ quý.

B. Cho năng suất sinh học cao.

C. Là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật.

D. Phân bố ở ven biển.

Câu 8. Tính chất nhiệt đới của biển Đông được thể hiện rõ trong đặc điểm nào sau đây?

A. nhiệt độ nước biển cao, trung bình năm trên 230C.

B. Độ mặn trung bình 32 - 33%o , thay đổi theo mùa.

C. Sóng biển mạnh nhất vào thời kì gió mùa Đông Bắc.

D. Trong năm thủy triều biến động theo hai mùa lũ cạn.

Câu 9. Các bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn ven biển nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển:

A. trồng rừng ngập mặn và thủy sản nước ngọt.

B. khai thác khoáng sản và hoạt động du lịch.

C. nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn.

D. khai thác khoáng sản và giao thông vận tải.

Câu 10. Đặc điểm nào không đúng về vai trò của tài nguyên biển đảo đối với ngành du lịch ở nước ta?

A. Nhiều bãi biển đẹp.

B. Nhiều đảo gần bờ.

C. Trữ lượng dầu khí và dầu mỏ lớn.

D. Các vũng, vịnh, đầm phá.

Câu 11. Tiềm năng năng lượng biển nào lớn nhất ở nước ta?

A. thủy triều.

B. băng cháy.

C. gió.

D. sóng biển.

Câu 12. Vịnh biển đầu tiên nào của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?

A. Vịnh Hạ Long.

B. Vịnh Nha Trang.

C. Vịnh Vân Phong.

D. Vịnh Cam Ranh.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Nguyên nhân nào dẫn tới các hiện tượng ô nhiễm môi trường nước biển. Em hãy đưa ra một số giải pháp để bảo vệ môi trường biển đảo.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-C

2-C

3-C

4-B

5-D

6-A

7-A

8-B

9-C

10-C

11-B

12-D

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

* Điểm giống nhau:

- Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân.

- Mục tiêu: giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp; gắn độc lập dân tộc với cải biến xã hội theo con đường tư bản chủ nghĩa.

- Chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản.

* Điểm khác nhau:

Phan Bội Châu

Phan Châu Trinh

Kẻ thù trước mắt

Thực dân Pháp xâm lược.

Chế độ phong kiến hủ bại.

Nhiệm vụ

trước mắt

Chống Pháp giành độc lập dân tộc. Coi độc lập là điều kiện tiên quyết để đi tới phú cường.

Dựa vào Pháp để chống phong kiến. Cải cách dân chủ là việc đầu tiên cần làm để giành độc lập.

Hình thức,

phương pháp

đấu tranh

Cầu viện bên ngoài, bí mật chuẩn bị lực lượng để tiến hành bạo động vũ trang.

Đấu tranh ôn hòa, tiến hành cải cách dân chủ, “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, phản đối bạo động.

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1- B

2- C

3- D

4- C

5- A

6- C

7- A

8- A

9- C

10- C

11- B

12- A

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm).

* Nguyên nhân:

- Hoạt động công nghiệ đang thải ra biển nhiều chất độc hại.

- Sự cố tràn dầu, rửa tàu và các hoạt động kinh tế.

- Quá trình phát triển kinh tế biển chưa gắn kết hài hòa với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường.

- Nguyên nhân khác: Biến đổi khí hậu, biển xâm thực.

* Biện pháp để bảo vệ môi trường biển đảo:

- Không trực tiếp xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường biển.

- Phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển.

- Trồng và bảo vệ rừng ven biển, rừng ngập mặn.

- Khai thác và sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và khách du lịch trong bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển đảo nói riêng.

- Đẩy mạnh các hoạt động thu gom rác, dọn rác, xử lí rác để làm sạch bờ biển.

- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng chống thiên tai.

.................................................

.................................................

.................................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 464 30/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: