Đề cương ôn tập Lịch sử và Địa lí 8 Giữa học kì 2 (Cánh diều 2025)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Lịch sử và Địa lí 8 Giữa học kì 2 sách Cánh diều giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Lịch sử và Địa lí 8 Giữa kì 2.

1 230 02/10/2024


Đề cương ôn tập Lịch sử và Địa lí 8 Giữa học kì 2 (Cánh diều 2025)

A. ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ

Câu 1. Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là

A. “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
B. “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
C. “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
D. “xứ xở của các ông vua công nghiệp”.

Đáp án đúng là: A

Câu 2. Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là

A. “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
B. “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
C. “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
D. “xứ xở của các ông vua công nghiệp”.

Đáp án đúng là: B

Tư bản Pháp chú trọng cho các nước tư bản chậm phát triển vay lãi, do vậy Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc?

A. Sự xuất hiện của các công ty độc quyền.
B. Sự ra đời của tầng lớp tư bản công nghiệp.
C. Hoạt động xuất khẩu tư bản của tư bản tài chính.
D. Các nước tư bản tăng cường xâm lược thuộc địa.

Đáp án đúng là: B

Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền, sự ra đời của tư bản tài chính, hoạt động xuất khẩu tư bản và tranh giành thuộc địa, là những dấu hiệu cơ bản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc.

Câu 4. Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa?

A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mỹ.

Đáp án đúng là: A

Từ vị trí dẫn đầu thế giới về công nghiệp, đến cuối thế kỉ XIX, kinh tế Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba thế giới (sau Mỹ, Đức). Tuy nhiên, Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

Câu 5. Hai đảng nào thay nhau nắm quyền ở nước Anh?

A. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.
B. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.
C. Đảng Cộng sản và Đảng Dân chủ.
D. Đảng Quốc đại và Đảng Cộng sản.

Đáp án đúng là: B

Anh là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau nắm quyền, đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

Câu 6. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đế quốc Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được gọi là

A. “đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn”.
B. “đế quốc phong kiến quân phiệt”
C. “đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
D. “xứ sở của các ông vua công nghiệp”.

Đáp án đúng là: A

Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đế quốc Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được gọi là “đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn”.

Câu 7. Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Pháp đứng ở vị trí thứ mấy trên thế giới?

A. Dẫn đầu thế giới.
B. Thứ 2 thế giới.
C. Thứ 3 thế giới.
D. Thứ 4 thế giới.

Đáp án đúng là: C

Từ vị trí thứ hai thế giới về công nghiệp, đến cuối thế kỉ XIX, kinh tế Pháp phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ tư thế giới (sau Mỹ, Đức, Anh).

Câu 8. Chính sách đối ngoại cơ bản của đế quốc Pháp vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.
B. tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế.
C. tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.
D. không can thiệp vào các vấn đề bên ngoài châu Âu.

Đáp án đúng là: C

Chính sách đối ngoại cơ bản của đế quốc Anh vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.

Câu 9. Chính sách đối nội cơ bản của chính quyền Pháp vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.
B. chạy đua vũ trang để tăng cường vị thế quốc tế.
C. tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.
D. không can thiệp vào các vấn đề bên ngoài châu Âu.

Đáp án đúng là: A

Chính sách đối nội cơ bản của chính quyền Pháp vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là: bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản và đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.

Câu 10. Vào cuối thế kỉ XIX, nhân vật nào dưới đây được gọi là “vua ô tô” của nước Mỹ?

A. Rốc-phe-lơ.
B. Moóc-gân.
C. Pho.
D. Clin-tơn.

Đáp án đúng là: C
Vào cuối thế kỉ XIX, ở Mỹ cũng có những công ty độc quyền khổng lồ, đồng thời là đế chế tài chính, như: “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ; “vua thép” Moóc-gân.; “vua ô tô” Pho.…

Câu 11. Đọc đoạn tư liệu sau đây phản ánh về vấn đề gì?

Tư liệu: “Mỗi thành phố lớn đều có một hoặc nhiều khu ổ chuột là nơi giia cấp lao động sống chen chúc…; đấy là những can nhà tồi tàn nhất của thành phố,… Đường phố ở đây cũng thường không được lát, bẩn thỉu, có nhiều ổ gà, đầy rác rưởi và xác sinh vật,…, thường xuyên có nhiều vũng nước hôi thối”.

(C. Mác và Ph. Ăng-ghen Toàn tập, Tập 2, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1995, trang 367).

A. Điều kiện sống của giai cấp công nhân.
B. Bối cảnh ra đời của giai cấp công nhân.
C. Phong trào đấu tranh của công nhân.
D. Sự bóc lột của chủ xưởng đối với công nhân.

Đáp án đúng là: A

Đoạn tư liệu trên phản ánh về điều kiện sống của giai cấp công nhân.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các chính sách của Hội đồng Công xã Pa-ri?

A. Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát.
B. Tăng học phí và thực hiện giảng dạy giáo lí trong nhà trường.
C. Giải thể quân đội thường trực, trang bị vũ khí cho dân chúng.
D. Phân chia những ngôi nhà không có người ở cho dân nghèo.

Đáp án đúng là: B

Trên lĩnh vực giáo dục, Hội đồng Công xã Pa-ri đã ban hành chính sách: giáo dục công miễn phí và không dạy giáo lí trong nhà trường.

Câu 13. Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, tháng 9/1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã thành lập tổ chức nào?

A. Quốc tế Cộng sản.
B. Quốc tế xã hội chủ nghĩa.
C. Hội Liên hiệp lao động quốc tế.
D. Đồng minh những người cộng sản.

Đáp án đúng là: A

Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, tháng 9/1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã thành lập tổ chức Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).

Câu 14. Quốc tế thứ hai bị chia rẽ và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất

A. bước vào giai đoạn quyết liệt.
B. bước vào giai đoạn kết thúc.
C. bùng nổ.
D. kết thúc.

Đáp án đúng là: C

Năm 1889, Quốc tế thứ hai được thành lập với sứ mệnh thúc đẩy sự thành lập của các chính đảng vô sản ở các nước trên toàn thế giới. Tuy nhiên, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914), Quốc tế thứ hai bị chia rẽ và tan rã.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Công xã Pa-ri?

A. Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
B. Cổ vũ tinh thần cách mạng cho nhân dân lao động.
C. Do liên minh giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
D. Chính sách của công xã hướng tới quyền lợi của nhân dân.

Đáp án đúng là: C

- Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên do nhân dân lao động thực hiện.

Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

A. Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.
B. Nguyên nhân sâu xa là do mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa.
C. Chiến tranh kết thúc, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng.
D. Mĩ tham gia vào phe Hiệp ước ngay từ khi chiến tranh mới bùng nổ.

Đáp án đúng là: D

Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào năm 1914 nhưng tới năm 1917 Mĩ mới tham chiến và đứng về phe Hiệp ước.

Câu 17. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

A. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại thuộc về phe Hiệp ước.
B. Tính chất nhân đạo và chính nghĩa thuộc về phe Liên minh.
C. Mâu thuẫn về thuộc địa là nguyên nhân trực tiếp bùng nổ chiến tranh.
D. Chiến tranh kết thúc, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng.

Đáp án đúng là: B

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã dẫn đến nhiều chuyển biến quan trọng trong tình hình thế giới, như:

+ Thay đổi bản đồ chính trị thế giới (đế quốc Áo - Hung tan rã, hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu;…)

+ So sánh lực lượng giữa các nước tư bản có sự thay đổi.

+ Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”

+ Thành công của cách mạng tháng Mười Nga đã đánh dấu sự chuyển biến lớn lao trong cục diện chính trị thế giới

Câu 18. Đặc điểm nổi bật về chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai năm 1917 là gì?

A. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
B. Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.
C. Nước Nga Xô viết bị các nước phương Tây bao vây, cô lập.
D. Quân đội 14 nước đế quốc mở cuộc tấn công vũ trang vào Nga.

Đáp án đúng là: A

Sau Cách mạng tháng Hai, hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau được thành lập và tồn tại song song ở Nga, đó là: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết của đại biểu công nhân và binh lính.

B. ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ

Câu 1: Dải đất bãi bồi ven biển là môi trường sống thuận lợi cho hệ sinh thái nào sau đây?

  • A. Rừng ngập mặn.
  • B. Rừng thưa rụng lá.
  • C. Rừng ôn đới.
  • D. Rừng tre nứa.

Câu 2: Nhiệt độ trung bình năm của nước ta có xu hướng biến động mạnh do tác động của

  • A. biến đổi khí hậu.
  • B. nước biển dâng.
  • C. thời tiết cực đoan.
  • D. thủng tầng ô-dôn.

Câu 3: Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái nào sau đây?

  • A. Hệ sinh thái nông nghiệp.
  • B. Hệ sinh thái tự nhiên.
  • C. Hệ sinh thái công nghiệp.
  • D. Hệ sinh thái nguyên sinh.

Câu 4: Các hệ sinh thái nhân tạo phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

  • A. Đồng bằng.
  • B. Ven biển.
  • C. Rộng khắp.
  • D. Ở đồi núi.

Câu 5: Nhóm đất nào dưới đây chiếm tỉ trọng lớn nhất ở nước ta?

  • A. Đất feralit.
  • B. Đất mặn, phèn.
  • C. Đất phù sa.
  • D. Đất mùn núi cao.

Câu 6: Vào mùa lũ, ở miền núi xảy ra thiên tai chủ yếu nào sau đây?

  • A. Hạn hán.
  • B. Ngập lụt.
  • C. Lũ quét.
  • D. Động đất.

Câu 7: Đất nông nghiệp nước ta cải tạo và sử dụng hiệu quả thích hợp trồng loại cây nào dưới đây?

  • A. Cây hoa màu.
  • B. Cây lương thực.
  • C. Cây ăn quả.
  • D. Cây công nghiệp.

Câu 8: Biểu hiện của sự suy giảm về số lượng cá thể và loài sinh vật là

  • A. nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.
  • B. phạm vi phân bố loài tăng nhanh.
  • C. nhiều hệ sinh thái rừng bị phá hủy.
  • D. xuất hiện nhiều loài mới do lai tạo.

Câu 9: Hai nhóm giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu là

  • A. thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên.
  • B. giảm nhẹ biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • C. sử dụng năng lượng tái tạo và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • D. giảm nhẹ biến đổi khí hậu và tăng cường bảo vệ, trồng rừng.

Câu 10 : Các nước Đông Nam Nam Á có những lợi thế gì để thu hút sự chú ý của các nước đế quốc?

  • A. Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn
  • B. Vị trí cầu nối và nguồn tài nguyên giàu có
  • C. Vị trí cầu nối và nguồn lao động dồi dào
  • D. có nhiều nét tương đồng trong sinh hoạt và sản xuất

Câu 11: Đảo lớn nhất nước ta là đảo nào dưới đây?

  • A. Phú Qúy
  • B. Cát Bà
  • C. Phú Quốc
  • D. Cồn Cỏ

Câu 12: Giải pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu không phải là

  • A. khai thác hợp lí và bảo vệ tự nhiên.
  • B. sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng.
  • C. giảm thiểu lượng khí thải nhà kính.
  • D. bảo vệ và chống nắng cho cây trồng.

Câu 13: Nhóm đất đất mùn núi cao chiếm khoảng bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên?

  • A. 23%.
  • B. 24%.
  • C. 15%.
  • D. 11%.

Câu 14 : Hiện nay các nước trong khu vực Đông Nam Á đang:

  • A. đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp
  • B. trú trọng phát triển ngành chăn nuôi
  • C. đẩy mạnh sản xuất lương thực
  • D. tiến hành công nghiệp hóa.

Câu 15: Trong nông nghiệp, đất feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng loại cây nào sau đây?

  • A. Cây lương thực.
  • B. Cây công nghiệp.
  • C. Cây lúa nước.
  • D. Cây hàng năm.

Câu 16 : Các nước ASEAN, quốc gia nào chủ yếu nhập khẩu lúa gạo từ Việt Nam?

  • A. Ma-lai-si-a, Cam-pu-chia, In- do-nê- si- a.
  • B. Ma-lai-si-a, Xin-ga-po, In- do-nê- si- a.
  • C. Ma-lai-si-a, Phi-lip-pin, In- do-nê- si- a.
  • D. Ma-lai-si-a, Mi-an-ma, In- do-nê- si- a.

Câu 17: Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm:

  • A. vùng trời, đất liền và hải đảo
  • B. đất liền và hải đảo, vùng biển
  • C. vùng biển, vùng trời, vùng đất
  • D. hải đảo, vùng biển, vùng trời

Câu 18: Có bao nhiêu bộ phận cấu thành vùng Biển Việt Nam?

  • A. 2 bộ phận
  • B. 4 bộ phận
  • C. 6 bộ phận
  • D. 8 bộ phận

Câu 19 : Nước ta có bao nhiểu điểm quặng và tụ khoáng?

  • A. 3000
  • B. 4000
  • C. 5000
  • D. 6000

Câu 20: Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ:

  • A. Móng Cái đến Vũng Tàu
  • B. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên
  • C. Móng Cái đến Hà Tiên.
  • D. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau

Đáp án:

1A 2A 3A 4C 5A 6A 7B 8A 9B 10B
11C 12D 13D 14B 15B 16C 17A 18B 19C 20C

1 230 02/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: