TOP 10 đề thi Học kì 1 Lịch sử và Địa lí 8 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 1 Lịch sử và Địa lí 8 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử và Địa lí 8 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 529 02/10/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Học kì 1 Lịch sử và Địa lí 8 (Cánh diều) năm 2023 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học ...

Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Đầu thế kỉ XVI, tôn giáo nào mới được du nhập vào Việt Nam?

A. Thiên Chúa giáo.

B. Đạo giáo.

C. Phật giáo.

D. Nho giáo.

Câu 2. So với chữ Hán và chữ Nôm, loại chữ La-tinh ghi âm tiếng Việt có ưu điểm gì?

A. Tiện lợi, khoa học, dễ ghi nhớ, dễ sử dụng.

B. Có hàng nghìn kí tự, thuận lợi cho việc diễn đạt.

C. Dễ ghi nhớ vì sử dụng hình vẽ để biểu thị ngôn từ.

D. Dễ sử dụng vì có nhiều kí tự, hình vẽ để biểu đạt.

Câu 3. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đế quốc Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được gọi là

A. “đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn”.

B. “đế quốc phong kiến quân phiệt”.

C. “đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

D. “xứ sở của các ông vua công nghiệp”.

Câu 4. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đế quốc nào được mệnh danh là “xứ sở của các ông vua công nghiệp”?

A. Anh. B. Pháp. C. Mĩ. D. Đức.

Câu 5. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc?

A. Sự xuất hiện của các công ty độc quyền.

B. Sự ra đời của tầng lớp tư bản công nghiệp.

C. Hoạt động xuất khẩu tư bản của tư bản tài chính.

D. Các nước tư bản tăng cường xâm lược thuộc địa.

Câu 6. Điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?

A. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động.

B. Tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.

C. Cải cách đất nước để tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản.

D. Tập trung mọi nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế.

Câu 7. Trên lĩnh vực chính trị - quân sự, Hội đồng Công xã Pa-ri đã ban hành chính sách nào sau đây?

A. Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát.

B. Giáo dục công miễn phí và không dạy giáo lí trong nhà trường.

C. Giải thể quân đội thường trực, trang bị vũ khí cho dân chúng.

D. Phân chia những ngôi nhà không có người ở cho dân nghèo.

Câu 8. Việc công bố văn kiện Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã đánh dấu sự ra đời của

A. chủ nghĩa xã hội không tưởng.

B. trào lưu Triết học Ánh sáng.

C. chủ nghĩa xã hội khoa học.

D. chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Câu 9. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, cả hai khối Liên minh và Hiệp ước đều

A. có ít thị trường và thuộc địa.

B. có nhiều thị trường và thuộc địa.

C. tích cực chạy đua vũ trang.

D. có kẻ thù chung là Liên Xô.

Câu 10. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình nước Nga sau cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917?

A. Nga vẫn là nước quân chủ chuyên chế.

B. Cục diện hai chính quyền song song tồn tại.

C. Nền chuyên chính vô sản được thiết lập.

D. Chính phủ tư sản lâm thời bị lật đổ.

Câu 11. Đoạn tư liệu dưới đây phản ánh về vấn đề nào?

Tư liệu: “…Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi lại ra sức cho công nông và các dân tộc bị áp bức, các thuộc địa làm cách mệnh để đạp đổ đế quốc chủ nghĩa và tư bản…”

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 2, trang 280).

A. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười (1917).

B. Bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Mười (1917).

C. Nguyên nhân bùng nổ của Cách mạng tháng Mười (1917).

D. Mục tiêu đấu tranh của Cách mạng tháng Mười (1917).

Câu 12. Chiến tranh thế giới thứ nhất được châm ngòi bởi sự kiện nào dưới đây?

A. Đức tấn công Ba Lan.

B. Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi.

C. Anh tuyên chiến với Đức.

D. Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xéc-bi.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Yêu cầu a (1,25 điểm). Cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, đời sống kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ có điểm gì giống và khác nhau?

Yêu cầu b (0,75 điểm). Tại sao trong quá trình chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, các đế quốc đều tăng cường xâm chiếm và mở rộng thị trường, thuộc địa?

B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Khu vực nào ở nước ta có mùa mưa lệch sang mùa thu đông?

A. Miền khí hậu phía Bắc.

B. Miền khí hậu phía Nam.

C. Khu vực ven biển miền Trung.

D. Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ.

Câu 2. Theo sự phân hóa theo độ cao, khu vực nào nước ta nhiệt độ quanh năm không vượt quá 15℃?

A. Đai nhiệt đới gió mùa.

B. Đai ôn đới gió mùa trên núi.

C. Đai nhiệt đới gió mùa trên núi.

D. Đai ôn đới gió mùa dưới chân núi.

Câu 3. Gió mùa mùa đông hoạt động trong thời gian nào?

A. Tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

B. Tháng 5 đến tháng 10.

C. Tháng 6 đến tháng 10.

D. Tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

Câu 4. Gió mùa mùa hạ hoạt động trong thời gian nào?

A. Tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

B. Tháng 5 đến tháng 10.

C. Tháng 6 đến tháng 10.

D. Tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

Câu 5. Hiện tượng tương phản sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô diễn ra ở đâu?

A. Miền khí hậu phía Bắc.

B. Ven biển miền Trung.

C. Thềm lục địa phía Nam.

D. Miền khí hậu phía nam.

Câu 6. Mùa đông lạnh, đầu mùa đông có thời tiết lạnh khô, cuối mùa đông có thời tiết lạnh ẩm. Mùa hạ nóng, mưa nhiều là đặc điểm khí hậu của khu vực nào sau đây?

A. Miền khí hậu phía Bắc.

B. Ven biển miền Trung.

C. Thềm lục địa phía Nam.

D. Miền khí hậu phía nam.

Câu 7. Mùa cạn của chế độ nước sông ở nước ta kéo dài mấy tháng?

A. 4 - 5 tháng.

B. 7 - 8 tháng.

C. 3 - 5 tháng.

D. 6 - 9 tháng.

Câu 8. Hệ thống sông nào dưới đây lớn nhất ở duyên hải miền Trung?

A. Sông Hồng.

B. Sông Cửu Long.

C. Sông Sài Gòn.

D. Sông Thu Bồn.

Câu 9. Nguồn nước ngầm nước ta khá phong phú, tập trung chủ yếu ở đâu?

A. Sông Đà và sông Hồng.

B. Sông Tiền và sông Hậu.

C. Sông Cửu Long và sông Hồng.

D. Sông Thu Bồn và sông Cửu Long.

Câu 10. Hồ thủy điện Hòa Bình không có vai trò nào dưới đây?

A. Tắm nước nóng.

B. Thủy điện.

C. Nuôi trồng thủy sản.

D. Du lịch tham quan bằng thuyền.

Câu 11. Tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến thủy văn nước ta?

A. Biến động lượng mưa.

B. Gia tăng nhiệt độ.

C. Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.

D. Thay đổi chế độ dòng chảy; gia tăng lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và nước biển dâng.

Câu 12. Tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta?

A. Biến động lượng mưa; gia tăng nhiệt độ, hiện tượng thời tiết cực đoan.

B. Thay đổi chế độ dòng chảy.

C. Gia tăng lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn.

D. Nước biển dâng.

II. Tự luận (2,0 điểm): Phân tích đặc điểm sông ngòi nước ta. Chứng minh tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở nước ta?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI

A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

1- A

2- A

3- A

4- C

5- B

6- B

7- C

8- C

9- C

10- B

11- A

12- D

...............................

B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

1- C

2- D

3- A

4- B

5- D

6- A

7- B

8- D

9- C

10- A

11- D

12- A

.......................................

.......................................

.......................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 529 02/10/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: