Đề cương ôn tập Lịch sử và Địa lí 8 Học kì 2 (Cánh diều 2024)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Lịch sử và Địa lí 8 Học kì 2 sách Cánh diều giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Lịch sử và Địa lí 8 Học kì 2.

1 607 28/03/2024


Đề cương ôn tập Lịch sử và Địa lí 8 Học kì 2 (Cánh diều 2024)

A. ÔN TẬP PHẦN LỊCH SỬ

Câu 1: Trong giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, Chính phủ Anh, Pháp, Đức, Mỹ đều thực hiện chính sách đối nội nào sau đây?

  • A. Phát triển các tổ chức chính trị, xã hội.
  • B. Đàn áp giai cấp công nhân.
  • C. Ưu tiên phát triển thị trường nội địa.
  • D. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân

Câu 2: Đế quốc nào sau đây có diện tích thuộc địa lớn thứ vào đầu thế kỉ XX?

  • A. Mỹ
  • B. Đức.
  • C. Pháp.
  • D. Nga.

Câu 3: Trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, sản lượng công nghiệp của quốc gia nào sau đây đã vươn lên đứng đầu thế giới?

  • A. Nga.
  • B. Đức.
  • C. Pháp.
  • D. Mỹ.

Câu 4: Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền là thực trạng chi trị diễn ra ở quốc gia nào sau đây?

  • A. Đức.
  • B. Mỹ.
  • C. Anh.
  • D. Pháp.

Câu 5: Giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu – Mỹ ra đời trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?

  • A. Trước khi cách mạng tư sản bùng nổ ở châu Âu và Bắc Mỹ.
  • B. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển.
  • C. Các thành thị trung đại ở Tây Âu xuất hiện.
  • D. Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc.

Câu 6: Hình thức đấu tranh ban đầu của giai cấp công nhân là

  • A. bãi công.
  • B. biểu tình.
  • C. đập phá máy móc.
  • D. khởi nghĩa vũ trang.

Câu 7: Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?

  • A. C. Mác và Ph. Ăng-ghen xuất bản bộ Tư bản.
  • B. Cuốn sách Tình cảnh giai cấp công nhân Anh ra đời.
  • C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được công bố.
  • D. Giai cấp công nhân Pháp thành lập Công xã Pa-ri.

Câu 8: Lịch sử phát triển của phong trào công nhân quốc tế ghi nhận năm 186 diễn ra sự kiện quan trọng nào sau đây?

  • A. Công nhân Pa-ri (Pháp) đồng loạt nổi dậy khởi nghĩa.
  • B. Liên minh công nông ở Đức nổi dậy chống lại giới chủ.
  • C. Quốc tế thứ nhất được thành lập tại Luân Đôn (Anh).
  • D. Ph. Ăng-ghen tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.

Câu 9: Ngày 26/03/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc nào sau đây?

  • A. Quần chúng tiến cử.
  • B. Phổ thông đầu phiếu.
  • C. Cá nhân tự ứng cử
  • D. Phân chỉ tiêu cho từng khu vực.

Câu 10: Một trong những chính sách tiến bộ của Công xã Pa-ri là đã

  • A. đánh bại hoàn toàn tàn dư của Chính phủ tư sản
  • B. sử dụng quân đội của Chính phủ tư sản lâm thời
  • C. thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.
  • D. giao cho người dân quản lý những nhà máy, xí nghiệp của giới chủ bỏ trốn.

Câu 11: Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?

  • A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường, thuộc địa.
  • B. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội.
  • C. Đức đánh chiếm vùng An-dát và Lo-ren của Pháp.
  • D. Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát.

Câu 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất được châm ngòi bởi sự kiện nào dưới đây?

  • A. Đức tấn công Ba Lan.
  • B. Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi.
  • C. Anh tuyên chiến với Đức.
  • D. Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xéc-bi.

Câu 13: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, cả hai khối Liên minh và Hiệp ước đều

  • A. có ít thị trường và thuộc địa.
  • B. có nhiều thị trường và thuộc địa.
  • C. tích cực chạy đua vũ trang.
  • D. có kẻ thù chung là Liên Xô.

Câu 14: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe

  • A. Đồng minh.
  • B. phát xít.
  • C. Hiệp ước.
  • D. Liên minh.

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A. Đế quốc.
  • B. Xâm lược.
  • C. Phi nghĩa.
  • D. Chính nghĩa.

Câu 16: Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) không dẫn đến hậu quả nào sau đây?

  • A. Khiến 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương.
  • B. Lôi cuốn 38 nước với hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.
  • C. Khiến 10 triệu binh lính bị chết và khoảng 20 triệu người bị thương.
  • D. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...

Câu 17: Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) không dẫn đến hậu quả nào sau đây?

  • A. Khiến 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương.
  • B. Lôi cuốn 38 nước với hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.
  • C. Khiến 10 triệu binh lính bị chết và khoảng 20 triệu người bị thương.
  • D. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...

Câu 18: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình nước Nga sau cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917?

  • A. Nga vẫn là nước quân chủ chuyên chế.
  • B. Cục diện hai chính quyền song song tồn tại.
  • C. Nền chuyên chính vô sản được thiết lập.
  • D. Chính phủ tư sản lâm thời bị lật đổ.

Câu 19: Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười (1917) được đặt dưới sự lãnh đạo của

  • A. Đảng Bôn-sê-vích.
  • B. Đảng Men-sê-vích.
  • C. Đảng cộng sản Nga.
  • D. Đảng công nhân xã hội Nga.

Câu 20: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga đối với thế giới?

  • A. Phá vỡ trận tuyến của hệ thống tư bản chủ nghĩa trên thế giới.
  • B. Cổ vũ, chỉ ra con đường đấu tranh thắng lợi cho giai cấp vô sản thế giới.
  • C. Mở ra khuynh hướng đấu tranh giải phóng mới cho các dân tộc thuộc địa.
  • D. Đưa người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng một chế độ mới ở Nga.

B. ÔN TẬP PHẦN ĐỊA LÍ

Câu 1: Vùng biển của Việt Nam là một phần của

  • A. Biển Xu-Lu.
  • B. Biển Gia-va.
  • C. Biển Hoa Đông.
  • D. Biển Đông.

Câu 2: Vùng biển Việt Nam không có bộ phận nào sau đây?

  • A. Nội thủy.
  • B. Thềm lục địa.
  • C. Lãnh hải.
  • D. Các đảo.

Câu 3: Đường phân định vịnh Bắc Bộ được xác định bằng

  • A. 21 điểm có toạ độ xác định.
  • B. 20 điểm có toạ độ xác định.
  • C. 23 điểm có toạ độ xác định.
  • D. 22 điểm có toạ độ xác định.

Câu 4: Vùng biển của Việt Nam nằm trong khí hậu nào dưới đây?

  • A. Cận nhiệt gió mùa.
  • B. Ôn đới gió mùa.
  • C. Nhiệt đới gió mùa.
  • D. Xích đạo ẩm.

Câu 5: Trên Biển Đông gió Đông Bắc thổi trong thời gian khoảng từ

  • A. tháng 11 đến tháng 4.
  • B. tháng 10 đến tháng 4.
  • C. tháng 4 đến tháng 10.
  • D. tháng 11 đến tháng 5.

Câu 6: Bão trên Biển Đông thường được hình thành ở vùng biển

  • A. phía tây Đại Tây Dương.
  • B. phía đông Thái Bình Dương.
  • C. phía nam Ấn Độ Dương.
  • D. phía tây Thái Bình Dương.

Câu 7: Dải đất bãi bồi ven biển là môi trường sống thuận lợi cho hệ sinh thái nào sau đây?

  • A. Rừng ngập mặn.
  • B. Rừng thưa rụng lá.
  • C. Rừng ôn đới.
  • D. Rừng tre nứa.

Câu 8: Yếu tố quyết định tính ổn định của các hệ sinh thái tự nhiên là

  • A. môi trường sống.
  • B. khoa học kĩ thuật.
  • C. đa dạng sinh học.
  • D. diện tích rừng lớn.

Câu 9: Đất ở khu vực nào sau đây của nước ta dễ nhiễm mặn, nhiễm phèn?

  • A. Đồng bằng, đồi núi.
  • B. Cửa sông, ven biển.
  • C. Hải đảo, trung du.
  • D. Cao nguyên, các đảo.

Câu 10: Loại cây nào sau đây ít được trồng ở khu vực có đất phù sa?

  • A. Cây lâu năm.
  • B. Cây hàng năm.
  • C. Cây rau đậu.
  • D. Cây hoa màu.

Câu 11: Ở nước ta, đất feralit hình thành trên đá vôi không phổ biến ở khu vực nào sau đây?

  • A. Tây Bắc.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Đông Bắc.
  • D. Tây Nguyên.

Câu 12: Nhóm đất phù sa sông và biển phân bố ở

  • A. vùng đồi núi.
  • B. các cao nguyên.
  • C. vùng núi cao.
  • D. các đồng bằng

Câu 13: Nhóm đất nào dưới đây chiếm tỉ trọng lớn nhất ở nước ta?

  • A.Đất feralit.
  • B.Đất mặn ven biển.
  • C.Đất phù sa.
  • D.Đất mùn núi cao.

Câu 14: Dãy núi nào dưới đây của nước ta chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam?

  • A.Sông gâm.
  • B.Hoàng Liên Sơn.
  • C.Ngân sơn.
  • D.Đông triều.

Câu 15: Vùng núi Đông Bắc là một vùng đồi núi

  • A.trung bình.
  • B.khá cao.
  • C.cao.
  • D.thấp.

Câu 16: Địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng

  • A.55% của phần đất liền Việt Nam.
  • B.65% của phần đất liền Việt Nam.
  • C.75% của phần đất liền Việt Nam.
  • D.85% của phần đất liền Việt Nam.

Câu 17: Mùa đông ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm nào sau đây?

  • A.Mùa đông đến sớm kết thúc sớm, lạnh hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
  • B.Mùa đông đến muộn kết thúc muộn, ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
  • C.Mùa đông đến muộn kết thúc sớm, ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
  • D.Mùa đông đến sớm kết thúc muộn, lạnh hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

Câu 18: Sự phối hợp của các thành phần tự nhiên đã làm

  • A.giảm đi sự đa dạng của thế giới sinh vật.
  • B.tăng thêm các thiên tai thiên nhiên.
  • C.giảm đi sự tính đa dạng, phức tạp của tự nhiên.
  • D.tăng thêm tính đa dạng, phức tạp.

Câu 19: Vị trí và phạm vi lãnh thổ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là

  • A.khu đồi núi hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng duyên hải.
  • B.thuộc hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.
  • C.thuộc đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.
  • D.khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng duyên hải.

Câu 20: Nhiệt độ trung bình năm của nước ta có xu hướng biến động mạnh do tác động của

  • A. biến đổi khí hậu.
  • B. nước biển dâng.
  • C. thời tiết cực đoan.
  • D. thủng tầng ô-dôn

1 607 28/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: