TOP 10 câu Trắc nghiệm Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học (Kết nối tri thức 2024) có đáp án - Vật lí 10

Bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 10 Bài 20: Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 20.

1 374 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 20: Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học - Kết nối tri thức

Câu 1: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2,0 m/s đến 8,0 m/s trong 3,0 s. Hỏi lực tác dụng vào vật bằng

A. 15 N.

B. 10 N.

C. 1,0 N.

D. 5,0 N.

Đáp án đúng: B

Gia tốc: a=vv0t=823=2m/s2

Hợp lực tác dụng vào vật: F=ma=5.2=10N

Câu 2: Một vật nhỏ có khối lượng 2 kg, lúc đầu nằm yên trên mặt ngang nhẵn. Tác dụng đồng thời hai lực F1 = 4 N, F2 = 3 N và góc hợp giữa hai lực bằng 900. Tốc độ của vật sau 1,2 s là

A. 1,5 m/s.

B. 3,6 m/s.

C. 1,8 m/s.

D. 3,0 m/s.

Đáp án đúng: D

Hợp lực tác dụng vào vật: F=F12+F22=32+42=5N

Gia tốc của vật: a=Fm=52=2,5m/s2

v0=0,v=at=2,5.1,2=3m/s

Câu 3: Một lực F1 tác dụng lên vật có khối lượng m1 làm cho vật chuyển động với gia tốc a1. Lực F2 tác dụng lên vật có khối lượng m2 làm cho vật chuyển động với gia tốc a2. Biết F2=F13m1=2m25 thì a2a1 bằng

A. 215 .

B. 65 .

C. 115 .

D. 56 .

Đáp án đúng: A

Theo đề ra F2=F13F2F1=13 ; m1=2m25m1m2=25

Ta có: a1=F1m1;a2=F2m2 a2a1=F2m2F1m1=F2F1.m1m2=13.25=215

Câu 4: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 80 cm trong 0,5 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó là bao nhiêu?

A. 3,2 m/s2 ; 6,4 N.

B. 0,64 m/s2 ; 1,2 N.

C. 6,4 m/s2 ; 12,8 N.

D. 640 m/s2 ; 1280 N.

Đáp án đúng: C

Ta có: v0=0 , s=12at2a=2st2=2.0,80,52=6,4m/s2

Hợp lực tác dụng vào vật: F=ma=2.6,4=12,8N

Câu 5: Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2 m/s², truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc 6 m/s². Lực F sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 gia tốc

A. 1,5 m/s².

B. 2 m/s².

C. 4 m/s².

D. 8 m/s².

Đáp án đúng: A

Ta có: m1=Fa1;m2=Fa2

Gia tốc: a=Fm1+m2=FFa1+Fa2=a1a2a1+a2=2.62+6=1,5m/s2

Câu 6: Dưới tác dụng của lực kéo F, một vật khối lượng 100 kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được quãng đường dài 10 m thì đạt vận tốc 25,2 km/h. Lực kéo tác dụng vào vật có giá trị

A. 245 N.

B. 490 N.

C. 940 N.

D. 294 N.

Đáp án đúng: A

v0=0 , v=25,2km/h=7m/s

Ta có: a=v22s=722.10=2,45m/s2

Lực tác dụng lên vật là: F=ma=100.2,45=245N

Câu 7: Một người đang đi xe máy với vận tốc 36 km/h thì nhìn thấy chướng ngại vật cách đó 10m. Biết khối lượng tổng cộng của người và xe máy là 130 kg. Coi chuyển động của xe là chuyển động thẳng biến đổi đều sau khi hãm. Để không đâm phải chướng ngại vật thì độ lớn lực hãm tổng cộng tác dụng lên xe thỏa mãn

A.600N .

B. 650N .

C. 650N .

D.600N .

Đáp án đúng: C

v0=36km/h=10m/s

Để không đâm vào chướng ngại vật thì quãng đường xe đi được cho đến khi dừng lại s10m

Hay s=v022a10a1022.10=5m/s2

F=ma130.5=650N

Câu 8: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi được 200 cm trong thời gian 2 s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là

A. 4 N.

B. 1 N.

C. 2 N.

D. 100 N.

Đáp án đúng: C

s=12at2 a=2st2=2.222=1m/s2

F=ma=2.1=2N

Câu 9: Một hợp lực 2 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2 kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2 s. Đoạn đường mà vật đó đi được trong khoảng thời gian đó là

A. 8 m.

B. 2 m.

C. 1 m.

D. 4 m.

Đáp án đúng: B

Gia tốc mà vật nhận được: a=Fm=22=1m/s2

Quãng đường vật đi được: s=12at2=12.1.22=2m

Câu 10: Một vật có khối lượng 200g đặt tên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,3. Kéo vật bằng lực F = 2N có phương nằm ngang. Lấy g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được sau 2 s bằng

A. 7 m.

B. 14 cm.

C. 14 m.

D. 7 cm.

Đáp án đúng: C

Lực ma sát tác dụng lên vật: Fmst=μt.N=0,3.0,2.10=0,6N

Áp dụng biểu thức định luật II Newton P+N+Fmst+F=ma

Chiếu lên phương chuyển động, theo chiều chuyển động của vật, ta có: FFmst=maa=FFmstm=20,60,2=7m/s2

Quãng đường vật đi được sau 2s: s=12at2=12.7.22=14m

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 19: Lực cản và lực nâng

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 20: Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 21: Moment lực. Cân bằng của vật rắn

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 23: Năng lượng. Công cơ học

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 24: Công suất

1 374 lượt xem
Mua tài liệu