TOP 10 câu Trắc nghiệm Làm quen với Vật lí (Kết nối tri thức 2024) có đáp án - Vật lí 10

Bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 10 Bài 1: Làm quen với Vật lí có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 1.

1 944 02/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 1: Làm quen với Vật lí - Kết nối tri thức

Câu 1. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực Vật Lí?

A. Vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên.

B. Các chất và sự biến đổi các chất, các phương trình phản ứng của các chất trong tự nhiên.

C. Trái Đất.

D. Vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao…).

Đáp án đúng là: B

A - là đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực Vật lí.

B - là đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực Hóa học.

C - là đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học Trái Đất.

D - là đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học Thiên văn.

Câu 2. Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên quan sát và suy luận chủ quan thể hiện ở nội dung nào sau đây?

A. Vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ.

B. Các quả tạ nặng khác nhau rơi đồng thời từ tầng cao của tòa tháp nghiêng ở thành phố Pi-da (Italia) nhận thấy chúng rơi đến mặt đất gần như cùng một lúc.

C. Một cái lông chim và một hòn bi chì rơi nhanh như nhau khi được thả rơi cùng lúc trong một ống thủy tinh đã hút hết không khí.

D. Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại.

Đáp án đúng là: A

A - chỉ dựa vào quan sát và suy luận chủ quan

B - có quan sát và có thực nghiệm, nhưng thí nghiệm thuộc loại gần đúng.

C - thí nghiệm thực nghiệm.

D - thuộc thí nghiệm kiểm chứng tìm hiểu về thế giới vi mô.

Câu 3: Các lĩnh vực Vật lí mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?

A. Cơ học, điện học, quang học, nhiệt học, âm học.

B. Cơ học, điện học, quang học, lịch sử.

C. Cơ học, điện học, văn học, nhiệt động lực học.

D. Cơ học, điện học, nhiệt học, địa lí.

Đáp án đúng là: A

Các lĩnh vực Vật lí mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở là Cơ học, điện học, quang học, nhiệt học, âm học.

Câu 4. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây thuộc lĩnh vực Vật Lí?

A. Dòng điện không đổi.

B. Hiện tượng quang hợp.

C. Sự phát triển và sinh trưởng của các loài trong thế giới tự nhiên.

D. Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất.

Đáp án đúng là: A

A - đối tượng liên quan tới điện học thuộc lĩnh vực Vật lí.

B - đối tượng liên quan tới thu nhận và chuyển hóa ánh sáng Mặt Trời ở thực vật thuộc lĩnh vực Sinh học.

C - đối tượng liên quan tới sự phát triển và sinh trưởng của các loài trong thế giới tự nhiên thuộc lĩnh vực Sinh học.

D - đối tượng liên quan tới sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất thuộc lĩnh vực Hóa học.

Câu 5: Thiết bị nào sau đây không có ứng dụng các kiến thức về nhiệt?

A. Đồng hồ đo nhiệt.

B. Nhiệt kế điện tử.

C. Máy đo nhiệt độ tiếp xúc.

D. Kính lúp.

Đáp án đúng là: D

Kính lúp là thiết bị bổ trợ cho mắt trong việc nhìn các vật nhỏ và không có ứng dụng kiến thức về nhiệt.

Câu 6: Cơ chế của các phản ứng hóa học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực nào của Vật lí?

A. Vật lí nguyên tử và hạt nhân.

B. Quang học.

C. Âm học.

D. Điện học.

Đáp án đúng là: A

Cơ chế của các phản ứng hóa học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực Vật lí nguyên tử và hạt nhân của Vật lí.

Câu 7: Nhờ việc khám phá ra hiện tượng nào sau đây của nhà vật lí Faraday mà sau đó các máy phát điện ra đời, mở đầu cho kỉ nguyên sử dụng điện năng của nhân loại?

A. Hiện tượng hóa hơi.

B. Hiện tượng biến dạng cơ của vật rắn.

C. Sự nở vì nhiệt của vật rắn.

D. Hiện tượng cảm ứng điện từ.

Đáp án đúng là: D

Việc khám phá ra hiện tượng cảm ứng điện từ của nhà Vật lí Faraday đã mở đầu cho kỉ nguyên sử dụng điện năng của nhân loại và là một trong những cơ sở cho sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai vào cuối thế kỉ XIX.

Câu 8: Nêu các phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong Vật lí?

A. Phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.

B. Phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình, phương pháp quan sát và suy luận.

C. Phương pháp thực nghiệm, phương pháp quan sát và suy luận.

D. Phương pháp mô hình, phương pháp quan sát và suy luận.

Đáp án đúng là: A

Phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong Vật lí là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.

Câu 9: Các loại mô hình nào sau đây là các mô hình thường dùng trong trường phổ thông?

A. Mô hình vật chất.

B. Mô hình lí thuyết.

C. Mô hình toán học.

D. Cả ba mô hình trên.

Đáp án đúng là: D

Các loại mô hình thường dùng trong trường phổ thông là:

Mô hình vật chất: mô hình thu nhỏ Trái Đất,…

Mô hình lí thuyết: coi chuyển động của vật là chất điểm, mô hình tia sáng,…

Mô hình toán học: các công thức, phương trình, đồ thị, kí hiệu,…

Câu 10: Phương pháp thực nghiệm có các bước thực hiện nào sau đây?

A. Xác định vấn đề cần nghiên cứu. Quan sát, thu thập thông tin. Đưa ra dự doánd. Thí nghiệm kiểm tra dự đoán. Kết luận

B. Xác định đối tượng cần được mô hình hóa. Xây dựng mô hình giả thuyết. Kiểm tra sự phù hợp của các mô hình. Điều chỉnh lại mô hình nếu cần. Kết luận.

C. Quan sát. Lập luận. Kết luận.

D. Không có đáp án nào trong các đáp án trên.

Đáp án đúng là: A

A - phương pháp thực nghiệm.

B - phương pháp mô hình.

C - phương pháp quan sát, suy luận.

D - sai.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 1: Làm quen với Vật lí

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 5: Tốc độ và vận tốc

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian

1 944 02/01/2024
Mua tài liệu