TOP 10 câu Trắc nghiệm Động học của chuyển động tròn đều (Kết nối tri thức 2024) có đáp án - Vật lí 10

Bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 10 Bài 31: Động học của chuyển động tròn đều có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 31.

1 920 02/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 31: Động học của chuyển động tròn đều - Kết nối tri thức

Câu 1: Chỉ ra câu sai. Chuyển động tròn đều có các đặc điểm sau:

A. quỹ đạo là đường tròn.

B. vecto vận tốc không đổi.

C. tốc độ góc không đổi.

D. vecto gia tốc luôn hướng vào tâm đường tròn quỹ đạo.

Đáp án đúng là: B.

B - sai vì vecto vận tốc trong chuyển động tròn đều không thay đổi về độ lớn nhưng có hướng luôn thay đổi.

Câu 2: Hãy chọn câu sai

A. Chu kì đặc trưng cho chuyển động tròn đều. Sau mỗi chu kì T, chất điểm trở về vị trí ban đầu và lặp lại chuyển động như trước. Chuyển động như thế gọi là chuyển động tuần hoàn với chu kì T.

B. Chuyển động tròn đều có vận tốc không đổi.

C. Trong chuyển động tròn đều, chu kì là khoảng thời gian chất điểm đi hết một vòng trên đường tròn.

D. Tần số f của chuyển động tròn đều là đại lượng nghịch đảo của chu kì và chính là số vòng chất điểm đi được trong một giây.

Đáp án đúng là: B.

A - đúng.

B – sai vì chuyển động tròn đều có độ lớn vận tốc (tốc độ) không đổi, hướng vận tốc thay đổi.

C - đúng.

D - đúng.

Câu 3: Chọn câu đúng. Trong các chuyển động tròn đều

A. Cùng bán kính, chuyển động nào có chu kì lớn hơn thì có tốc độ lớn hơn.

B. Chuyển động nào có chu kì nhỏ hơn thì có tốc độ góc nhỏ hơn.

C. Chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kì nhỏ hơn.

D. Với cùng chu kì, chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì tốc độ góc nhỏ hơn.

Đáp án đúng là: C.

A, B – sai vì chu kì T=2πω=2πrv, nên chu kì tỉ lệ nghịch với tốc độ và tốc độ góc.

C - đúng vì T=1f. Chu kì và tần số có quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau.

D – sai vì v=r.ω, với cùng chu kì, chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì tốc độ góc lớn hơn.

Câu 4: Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?

A. một con lắc đồng hồ.

B. một mắt xích xe đạp.

C. cái đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe, xe chạy đều.

D. cái đầu van xe đạp đối với mặt đường, xe chạy đều.

Đáp án đúng là: C.

C - đối với người ngồi trên xe thì chuyển động của cái đầu van có quỹ đạo tròn, xe chuyển động đều nên trong trường hợp này là chuyển động tròn đều.

Câu 5: Công thức liên hệ giữa tốc độ góc w với chu kì T và tần số f là

A. ω=2πT;f=2πω.

B. T=2πω;f=2πω.

C. T=2πω;ω=2πf.

D. ω=2πf;ω=2πt.

Đáp án đúng là: C.

A, B, D - sai.

C - đúng. T=2πϖ;ϖ=2πf.

Câu 6: Phương của vectơ vận tốc của chuyển động tròn đều

A. trùng với tiếp tuyến của đường tròn quỹ đạo.

B. trùng với bán kính của đường tròn quỹ đạo.

C. vuông góc với bán kính của đường tròn quỹ đạo.

D. cả A và C.

Đáp án đúng là: D.

Phương của vectơ vận tốc của chuyển động tròn đều:

- trùng với tiếp tuyến của đường tròn quỹ đạo.

- vuông góc với bán kính của đường tròn quỹ đạo.

Câu 7: Công thức tốc độ; tốc độ góc trong chuyển động tròn đều và mối liên hệ giữa chúng là

A. v=st;φ=θt;v=r.ω

B. v=θt;φ=st;ϖ=v.r

C. v=st;φ=θt;ω=v.r

D. v=θt;φ=st;v=r.ω

Đáp án đúng là: A.

Ta có: v=st;φ=θt;v=r.ω

Câu 7: Một bánh xe quay đều 100 vòng trong thời gian 2 s. Hãy xác định chu kì, tần số của chuyển động trên.

A. 0,02 s; 50 Hz.

B. 0,2 s; 5 Hz.

C. 0,02 s; 40 Hz.

D. 0,2 s; 40 Hz.

Đáp án đúng là: A.

Chu kì của vật là: T=tN=2100=0,02s

Tần số của vật là: f=1T=10.02=50Hz.

Câu 8: Một đĩa tròn bán kính 60 cm, quay đều với chu kì là 0,02 s. Tìm tốc độ của một điểm nằm trên vành đĩa.

A. 188,4 m/s.

B. 200 m/s.

C. 150 m/s.

D. 160 m/s.

Đáp án đúng là: A.

Tốc độ góc của vật là: ϖ=2πT=2π0,02.

Tốc độ của vật là: v=r.ϖ=8.10-2.1,45.10-4=1,16.10-5m/s.

Câu 9: Một kim đồng hồ treo tường có kim phút dài 10 cm. Cho rằng kim quay đều. Tính tốc độ góc và tốc độ của điểm đầu kim phút.

A. 1,74 .10-5 rad/s ; 1,74 .10-4 m/s.

B. 1,74 rad/s; 1,74 .10-5 m/s.

C. 1,74 .10-3 rad/s; 1,74 m/s.

D. 1,74 rad/s; 1,74 m/s.

Đáp án đúng là: A.

Chu kì kim phút là T = 3600s

Tốc độ góc của kim phút là: ϖ=2πT=2π3600=1,74.10-3 rad/s.

Tốc độ của kim phút là: v=r.ϖ=10.10-2.1,74.10-3=1,74.10-4m/s

Câu 10: Một kim đồng hồ treo tường có kim giờ dài 8 cm. Cho rằng kim quay đều. Tính tốc độ và tốc độ góc của điểm đầu kim giờ.

A. 1,45.10-4 rad/s; 1,16.10-5 m/s.

B. 1,45 rad/s ; 1,16.10-5 m/s

C. 1,45.10-4 rad/s ; 1,16 m/s.

D. 1,45 rad/s; 1,16 m/s.

Đáp án đúng là: A.

Chu kì kim giờ là T = 3600.12 = 43200 s.

Tốc độ góc của kim giờ là ϖ=2πT=2π43200=1,45.10-4 rad/s.

Tốc độ của kim giờ là v=r.ϖ=8.10-2.1,45.10-4=1,16.10-5m/s

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 29: Định luật bảo toàn động lượng

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 31: Động học của chuyển động tròn đều

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 32: Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 33: Biến dạng của vật rắn

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 34: Lực cản và lực nâng

1 920 02/01/2024
Mua tài liệu