TOP 23 mẫu Tóm tắt Thuế máu (2023) mới nhất
Với Tóm tắt Thuế máu môn Ngữ văn lớp 8 gồm 23 mẫu tóm tắt hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh dễ dàng nẵm vững được nội dung chính, diễn biến tác phẩm Thuế máu từ đó học tốt môn Văn 8. Mời các bạn đón xem:
Tóm tắt Thuế máu - Ngữ văn 8
Bài giảng Ngữ Văn 8 Thuế máu
Tóm tắt Thuế máu (mẫu 1)
Thuế máu là chương đầu tiên của Bản án chế độ thực dân Pháp, ở chương này, tác giả tập trung vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa và các thủ đoạn tàn bạo của thực dân Pháp trong việc dùng người dân thuộc địa làm vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh thảm khốc để mang lại quyền lợi cho nước Pháp.
Tóm tắt Thuế máu (mẫu 2)
Đoạn trích Thuế máu của tác giả Nguyễn Ái Quốc đã giúp người đọc hiểu được bản chất độc ác, dã man và bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chính quyền thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh để bảo vệ quyền lợi của chúng trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Tác phẩm cũng chứng minh Nguyễn Ái Quốc là một cây bút chính luận xuất sắc trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Tóm tắt Thuế máu (mẫu 3)
Bản án chế độ thực dân Pháp của lãnh tụ cách mạng Nguyễn Ái Quốc được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản tại Pa-ri năm 1925 và xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946. Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục có tựa đề Gửi thanh niên Việt Nam, nội dung tố cáo và kết án tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... đồng thời phản ánh tình cảnh tủi nhục khốn cùng của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa trên thế giới.
Tóm tắt Thuế máu (mẫu 4)
Hồ Chí Minh (1890- 1969) không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Văn bản "Thuế máu" được viết bằng tiếng Pháp vào khoảng những năm 1921-1925, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1925 tại Pháp, ở Việt Nam vào năm 1946. Đoạn trích tố cáo bộ mặt giả dối, thủ đoạn của chính quyền thực dân Pháp trong việc biến người dân thuộc địa thành vật hy sinh cho lợi ích của chúng trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc.
Tóm tắt Thuế máu (mẫu 5)
Nguyễn Ái Quốc đã dùng ngòi bút của mình, dùng văn chương để làm vũ khí chiến đấu. Nhưng tác phẩm đó đã để lại ấn tương sâu sắc trong lòng người đọc và đánh những đon mạnh vào bọn đế quốc tay sai. Trong số những tác phẩm đó được bạn bè thế giới biết đến nhiều phải kể đến tác phẩm “Thuế máu”. Tác phẩm được người viết khi đang hoạt đông cách mạng tại Pháp và là một đòn chí mạng đối với bọn đế quốc thực dân. Tác phẩm đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp đối với người bản xứ, chính quyền thuộc địa đã biến người dân thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ lợi ích trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. “Thuế máu” tạo lên cảm giác của các cuộc chiến tranh các cuộc tàn sát đẫm máu. Trong tác phẩm này đây chính là máu của những người dân thuộc địa bị bọn đế quốc thực dân, bị bọn tay sai áp bức bóc lột đến tận sương tủy. Đồng thời nhan đề tác phẩm cũng thể hiện thái độ tức giận, căm phẫn của tác giả khi chứng kiến dân tộc mình bị đối xử tàn nhẫn.
Tóm tắt Thuế máu (mẫu 6)
“Bản án chế độ thực dân Pháp” (viết bằng tiếng Pháp) xuất bản lần đầu tại Pa-ri vào năm 1925, xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946. Tác phẩm bao gồm 12 chương và phần phụ lục Gửi thanh niên Việt Nam. Đoạn trích “Thuế máu” thuộc chương 1 của Bản án chế độ thực dân Pháp.
Nội dung văn bản “Thuế máu” đã tố cáo và kết án tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa… Đồng thời, tác phẩm cũng nói lên tình cảnh khốn cùng của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa trên thế giới, từ đó vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn để tự giải phóng dân tộc, giành độc lập.
Tóm tắt Thuế máu (mẫu 7)
Đoạn trích “Thuế Máu” đã chỉ ra những thủ đoạn, mánh khóe nham hiểm bộ mặt giả nhân, giả nghĩa tàn ác của chính quyền thực dân Pháp đối với người dân các xứ thuộc địa. Qua đó, bày tỏ lòng xót thương với những số phận đau thương của dân tộc thuộc địa. Dưới chế độ độc tài tàn bạo của thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra những tội ác tày trời, giáng một đòn chí mạng vào chế độ thực dân.
Thuế máu: thứ thuế đóng bằng xương máu, tính mệnh con người. Đó là thứ thuế tàn bạo, dã man nhất. Cách gọi của Nguyễn Ái Quốc gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa và lên án tội ác đáng ghê tởm của chính quyền thực dân.
Trước chiến tranh chúng ta bị xem là giống người hèn hạ, bị đối xử, đánh đập như súc vật, không được coi là người. Chiến tranh xảy ra họ biến chúng ta thành vật hy sinh khiến nhiều người bị thương và bỏ mạng nơi chiến trường. Chúng dùng nhiều thủ đoạn bắt lính như: lùng ráp, vây bắt, cưỡng bức, lợi dụng, đàn áp dã man. Khi chiến tranh kết thúc chúng ta lại trở về thân phận nô lệ.
Tóm tắt Thuế máu (mẫu 8)
“Thuế máu” là văn bản trích từ chương đầu của “Bản án chế độ thực dân Pháp”, tác phẩm được Nguyễn Ái Quốc viết nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp.
Vào những năm trước khi chiến tranh thế giới xảy ra, nhân dân ta bị thực dân Pháp coi như những tên da đen bẩn thỉu. Còn khi chiến tranh xảy ra chúng bắt dân ta ra chiến trường khiến rất nhiều người bị thương, bỏ mạng. Chúng gọi đây là chế độ lính tình nguyên nhưng thực chất chúng lại dùng đủ mọi chiêu trò, mánh khóe, thậm chí là bắt trói đánh đập dân ta đi lính. Khi chiến tranh kết thúc, chúng lại quay về với cái sự tàn ác như ban đầu, đối xử dân ta như súc vật, lột đồ dân ta đã tự bỏ tiền ra mua.
Qua tác phẩm này, tác giả muốn nhân dân ở Pháp cũng như nhân dân trên toàn thế giới biết được bộ mặt giả nhân giả đức của thực dân Pháp.
Tóm tắt Thuế máu (mẫu 9)
Bản án chế độ thực dân Pháp là tác phẩm chính luận của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh gồm 12 chương và 1 phụ lục được viết bằng tiếng Pháp vào khoảng những năm 1921 – 1925, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1925 ở Pháp, ở Việt Nam vào năm 1946. Đoạn trích “Thuế Máu” tố cáo bộ mặt giả dối, thủ đoạn của chính quyền thực dân Pháp trong việc biến người dân thuộc địa thành vật hy sinh cho lợi ích của chúng trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc.
Tóm tắt Thuế máu (mẫu 10)
Bản án chế độ thực dân Pháp được viết bằng tiếng Pháp, in lần đầu tiên tại Pari năm 1925. Năm 1946 xuất bản tại Việt Nam, được tái bản nhiều lần. Tác phẩm gồm 12 chương là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của thực dân, phản ánh cuộc sống khốn cùng của người dân thuộc địa. Văn bản “Thuế Máu” được trích từ chương I của Bản án chế độ thực dân Pháp.
Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc được viết ra nhằm lên án chế độ thực dân lừa lọc dối trá trên mọi lĩnh vực đối với đất nước ta thời bấy giờ.Chúng biến nhân dân ta thành vật hi sinh trên chiến trường,biến nhân dân ta thành nô lệ để chúng áp bức bóc lột.
Văn bản có ý nghĩa như một “bản án” tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dân vào các lò lửa chiến tranh. Tác giả đã bày tỏ sự căm phẫn với chế độ thực dân tàn ác, giả dối và xót thương cho số phận những người dân nghèo vô tội, bị đẩy vào con đường chết.
Tóm tắt Thuế máu (mẫu 11)
Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Nguyễn Ái Quốc viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ. “Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp.
Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp.
Tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính.
Tóm tắt Thuế máu (mẫu 12)
Thuế máu chính là một lời tố cáo, lên án thực dân phong kiến tàn ác và cảm thương sâu sắc cho những người bản xứ phải chịu cảnh nô lệ, bóc lột. Nội dung văn bản gồm 3 phần:
Phần 1: Chiến tranh và người bản xứ: trước khi chiến tranh thế giới xảy ra, thực dân Pháp chỉ coi chúng ta như những tên da đen bẩn thỉu, chỉ biết kéo xe và ăn đòn. Khi chiến tranh chúng đã bắt dân ta đi làm bia đỡ đạn cho chúng. Kết quả là rất nhiều người bị thương, bỏ mạng nơi chiến trường xa xôi.
Phần 2: Chế độ lính tình nguyện: Chúng gọi chế độ bắt lính của chúng là chế độ lính tình nguyện nhưng lại dùng đủ mọi mánh khóe, chiêu trò để người dân đi lính, thậm chí bắt trói, đánh đập.
Phần 3: Kết quả của sự hi sinh: Sau khi chiến tranh kết thúc, chúng lại đối xử với dân ta như với súc vật, chúng lột hết đồ mà dân ta phải tự bỏ tiền ra mua. Bằng việc nói lên sự thật này, tác giả muốn nhân dân Pháp cũng như nhân dân toàn thế giới biết được bộ mặt của thực dân Pháp.
Tóm tắt Thuế máu (mẫu 13)
“Bản án chế độ thực dân Pháp” được Nguyễn Ái Quốc viết khi còn đang hoạt động cách mạng tại Pháp. Bài “Thuế máu” là chương đầu tiên trong tác phẩm tố cáo sự tàn bạo đậy bất nhân man rợ của các tên quan lại cầm quyền của thực dân Pháp. Nội dung văn bản “Thuế máu” gồm 3 phần:
-Phần 1: Chiến tranh và người bản xứ
-Phần 2: Chế độ lính tình nguyện
-Phần 3: Kết quả của sự hy sinh.
Phần 1 “Chiến tranh và người bản xứ” nêu ra sự giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp bắt dân thuộc địa làm bia đỡ đạn và chết thay cho bọn tướng tá thực dân. Phần 2 “Chế độ lính tình nguyện” đã tố cáo cái gọi là tình nguyện của những người dân thuộc địa. Phần 3 “Kết quả của sự hy sinh” đưa ra kết quả của sự hi sinh, vạch trần những lời lẽ lừa bịp, giả nhân giả nghĩa của bọn thống trị. Cả ba phần làm nổi bật tính chất dã man của Thuế máu đánh vào dân thuộc địa.
Tóm tắt Thuế máu (mẫu 14)
Văn bản “Thuế máu” trích từ “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo và lên án bộ mặt giả nghĩa của bọn thực dân đối với người dân thuộc địa, đồng thời, cảm thương khích lệ tinh thần đấu tranh để giải phóng dân tộc của nhân dân.
Người dân thuộc địa phải chịu một thứ thuế bất công vô lí: bị bóc lột xương máu, phải đóng thuế bằng chính mạng sống của mình. Đoạn trích đã phơi bày bản chất, tội ác tàn bạo, ghê tởm, vô nhân đạo của bọn thực dân và gợi lên số phận thảm thương của những người dân thuộc địa. Đồng thời bày tỏ sự mỉa mai và thái độ căm phẫn của tác giả đối với tội ác mà bọn thực dân gây ra với người dân thuộc địa.
Tóm tắt Thuế máu (mẫu 15)
Đoạn trích “Thuế máu” là lời tố cáo đanh thép đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh khốn cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”
Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8