TOP 23 mẫu Tóm tắt Muốn làm thằng cuội (2023) mới nhất

Với Tóm tắt Muốn làm thằng cuội môn Ngữ văn lớp 8 gồm 23 mẫu tóm tắt hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh dễ dàng nẵm vững được nội dung chính, diễn biến tác phẩm Muốn làm thằng cuội từ đó học tốt môn Văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 1,045 16/01/2023
Tải về


Tóm tắt Muốn làm thằng cuội - Ngữ văn 8

Bài giảng Ngữ Văn 8 Muốn làm thằng cuội

Tóm tắt Muốn làm thằng cuội (mẫu 1)

Bài thơ "Muốn làm thằng cuội" ta thấy rõ cái ngông của tác giả, và cũng thấy được nỗi chán ghét nơi trần thế của ông, ông muốn bỏ nơi đó thật xa, ông muốn được lên ở cõi tiên, ông du dương trong giấc mơ, tưởng tượng của mình để được lên trời cao làm bạn với mây gió.

Tóm tắt Muốn làm thằng cuội (mẫu 2)

Tản Đà là tài năng văn học lớn của Việt Nam, ông là gạch nối giữa văn học trung đại và hiện đại. Muốn làm thằng cuội thể hiện tâm trạng chán nản, bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, muốn thoát li vào thế giới mộng tưởng của tác giả. Đồng thời bài thơ cũng thể hiện những cách tân mới mẻ, táo bạo trong sáng tác của ông.

Tóm tắt Muốn làm thằng cuội hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Muốn làm thằng cuội (mẫu 3)

Bài thơ Muốn làm thằng Cuội in trong tập Khối tình con (1916). Mặc dù tác phẩm được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật song người đọc sẽ thấy ở đây, dưới cái hình thức còn là của thơ cổ ấy những dấu hiệu mới mẻ của cảm xúc. Tâm sự của nhà thơ ở một thời đại mới đã khiến cho cái hình thức thơ cũ có chiều hướng giảm nhẹ đi tính trang trọng, mực thước. Sự giản dị, trong sáng gần với khẩu ngữ tự nhiên làm nên nét duyên của bài thơ này.

Tóm tắt Muốn làm thằng cuội (mẫu 4)

Thơ Tản Đà tràn đầy cảm xúc lãng mạn, lại vô cùng đậm đà bản sắc dân tộc. Thơ ông có những tìm tòi và sáng tạo rất mới mẻ. Thơ Tản Đà như một gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam. Bài thơ "Muốn làm thằng Cuội" in trong tập "Khối tình con I" xuất bản năm 1917 là sự sáng tạo, mới mẻ với hình thức thất ngôn bát cú đường luật cổ điển, giọng thơ hóm hỉnh, pha một chút ngông. Qua đó, tác phẩm thể hiện tâm sự của con người bất hòa sâu sắc với thực tại, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng, bầu bạn với chị Hằng để thoát khỏi những thứ tầm thường ấy. 

Tóm tắt Muốn làm thằng cuội (mẫu 5)

Bài thơ "Muốn làm thằng Cuội" được ra đời vào năm 1916 in trong tập Khối tình con (1916). Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, nhưng nó chịu ảnh hưởng của phong cách thơ ông, thể thơ dù dưới hình thức là thơ cổ nhưng có những dấu hiệu mới mẻ, khác của cảm xúc. Đó là lời tâm sự của tác giả ở một thời đại mới đã khiến cho cái hình thức thơ cũ được giảm nhẹ đi phần nào tính trang trọng, nghiêm luật như trước. Trong ngôn từ cũng vậy sự giản dị cùng với khẩu ngữ tự nhiên đã làm nên cái sáng tạo, cái hay và nét riêng độc đáo cho bài thơ. Bài thơ tuy ngông nhưng vẫn mang giọng điệu nhẹ nhàng, pha thêm chút hóm hỉnh lãng mạn và cả thêm sự phóng túng ở bài thơ.

Tóm tắt Muốn làm thằng cuội (mẫu 6)

Văn bản Muốn làm thằng Cuội nằm trong quyển Khối tình con I của Tản Đà xuất bản năm 1917. Bài thơ bộc lộ tâm sự của tác giả về nỗi buồn chán thực tại và khát vọng được sống tự do theo nhu cầu cá nhân của chính mình. Tản Đà đã gửi gắm nỗi niềm tâm sự của một nguời bất hòa sâu sắc với thực tại xã hội lúc bấy giờ, mong muốn thoát li vào cõi mộng tưởng.

Hai câu đề thể hiện tâm trạng buồn chán, thất vọng. Vì cuộc sống trần thế không có niềm vui cho con người. Và vầng trăng trở thành người bạn, người chị tri âm tri kỉ, nhấn mạnh tâm trạng buồn sầu da diết, không nguôi, niềm bất hoà sâu sắc với xã hội.

Hai câu thực là ước muốn được lên cung trăng, được làm “thằng cuội”, thực chất là muốn được thoát li khỏi thực tại tầm thường, buồn chán. Đó là ước muốn rất lãng mạn nhưng cũng rất “ngông”.

Hai câu luận khắc hoạ suy tư lên cung trăng được sánh vai cùng chị Hằng, được vui cùng mây, gió, quên hết cô đơn, sầu tủi. Đây là khát vọng được sống vui tươi, tự do.

Hai câu kết là những hình ảnh thuần tưởng tượng, vừa thể hiện sự thoả mãn vừa thể hiện sự mỉa mai cõi trần gian. Thể hiện khao khát sự đổi thay xã hội theo hướng tốt đẹp, thoả mãn nhu cầu sống cá nhân.

Tóm tắt Muốn làm thằng cuội (mẫu 7)

Bài thơ Muốn làm thằng Cuội thể hiện những tâm sự thầm kín của thi sĩ Tản Đà trước cuộc sống thực tại nơi trần thế. Cái “ngông” của Tản Đà có những đặc thù do sự quy định của thời đại. Đó là sự buồn chán, nỗi sầu của một tâm hồn lãng mạn, cô đơn bế tắc và bất hòa sâu sắc với xã hội. Khao khát rất khác người, rất ngông muốn thoát li bằng mộng tưởng hướng tới cuộc sống tốt đẹp, tự do.

Khát vọng lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng, thể hiện cuộc sống hạnh phúc vui vầy. Khung cảnh hạnh phúc, sung sướng, đầy ắp niềm vui. Ý thơ “Tựa nhau trông xuống thế gian cười” vừa thể hiện sự thoả mãn ước nguyện, cười nhạo cõi đời xấu xa vừa thể hiện sự buồn bã, chua xót. Đó là nụ cười kiêu ngạo, khinh bạc cuộc đời và cõi nhân gian bé nhỏ. Nụ cười hạnh phúc vì thoát khỏi khổ đau, sống cuộc đời không nỗi buồn và có tự do.

Nhà thơ đã sống thoải mái hơn bởi thời đại đang chuyển động đang khẳng định tự do cá nhân một cách mạnh mẽ.

Tóm tắt Muốn làm thằng cuội (mẫu 8)

Tản Đà là một nhà thơ có phong cách nghệ thuật đặc biệt trong làng thi sĩ Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Bài “Muốn làm thằng Cuội” là bài thơ kiệt tác, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Tản Đà.

Bài thơ khắc hoạ tâm trạng buồn chán, thất vọng. Vì cảnh nước nhà nô lệ, bản thân cô đơn, thất vọng bế tắc. Đó là nỗi buồn tồn vong của đất nước, nỗi đau của nhân tình, nỗi cô đơn bế tắc của một kiếp người.

Tuy có nói đến buồn, nói đến chán, có nói đến thoát li, có thấm vị phong tình… nhưng toàn bài thơ “Muốn làm thằng cuội” toát lên một tinh thần phủ định thực tại xã hội thực dân nửa phong kiến xấu xa, khao khát được sống trong sạch hơn, thanh cao hơn, để mãi mãi giữ trọn thiên lương cao đẹp.

Tóm tắt Muốn làm thằng cuội (mẫu 9)

Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” là tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng. Bài thơ cũng thể hiện tâm trạng buồn chán cuộc sống trần thế không có niềm vui nào cho con người. Đó là nỗi ưu thời mẫn thế trước sự tồn vong của đất nước, của dân tộc, là nỗi đau nhân sinh trước những cảnh đời éo le, là nỗi cô đơn bế tắc của nhà thơ.

Tóm tắt Muốn làm thằng cuội (mẫu 10)

Sống trong bối cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến những năm đầu thế kỉ XX, chẳng phải chỉ riêng Tản Đà buồn chán. Tâm trạng buồn chán là tâm trạng của thời đại. Có trăm ngàn vẻ buồn khác nhau song đều thấy điểm chung là sự bế tắc trước thực tại cuộc đời, từ đó mà sinh ra chán nản, bất mãn đối với thời cuộc.

Cái buồn của Tản Đà cũng bắt nguồn từ đấy. Và thế là thi sĩ tìm lối thoát bằng cách thoát li khỏi cuộc đời, sống trong một thế giới khác, thế giới mộng mơ, thần tiên nơi cung trăng cùng chị Hằng qua bàài thơ “Muốn làm thằng Cuội”.

-Hai câu đề: Cuộc sống trần gian nhàm chán, buồn tẻ

-Hai câu thực: Cõi mộng tưởng của tác giả

-Hai câu luận: Ước mơ thoát li khỏi thực tại

-Hai câu kết: Viễn cảnh cuộc sống hạnh phúc

Tiếng than của Tản Đà do tâm trạng buồn chán trần thế. Sống trong xã hội thực dân phong kiến tàn tác, bất nhân. Mang nỗi nhục mất nước, nỗi buồn vì hoàn cảnh long đong, lận đạn, bế tắc của bản thân. Tản Đà vốn phóng túng, lãng mạn không bằng lòng với cuộc sống tù túng đó. Tuy nhiên bản thân ông không đủ sức thay đổi thực tại bi kịch. Đây là lời giãi bày của người lạc lõng trước thời cuộc, luôn bất hòa với thực tại nhàm chán.

Tóm tắt Muốn làm thằng cuội (mẫu 11)

Nội dung bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Đất nước không có chủ quyền, những kẻ hãnh tiến thi nhau ganh đua, bon chen mà quên đi nỗi nhục mất nước. Mặt khác, ông buồn bản thân rơi vào cảnh long đong, lận đận, bế tắc, tù túng. Vì không đủ sức để thay đổi hiện thực bi kịch ấy.Tản Đà thể hiện một hồn thơ “ngông”. Với khát vọng những việc làm lớn, vượt trội hơn so với người bình thường. Dám suy nghĩ trái lẽ thường, không sợ bị chê cười, thái độ phóng khoáng, coi thường khuôn phép. Muốn thoát khỏi cõi trần buồn chán, xấu xa để lên cõi mộng.

Hình ảnh cuối bài thơ “Tựa nhau trông xuống thế gian cười” mang nhiều ý nghĩa. Cười thể hiện niềm vui được thỏa mãn mơ ước lên cõi mộng tưởng. Cười vì nhà thơ thấy thế gian ông từ bỏ vẫn là trần tục tầm thường, buồn chán. Cười thể hiện sự mỉa mai, giễu cợt khi Tản Đà ở vị trí cao hơn cõi trần ông đang sống.

Tóm tắt Muốn làm thằng cuội (mẫu 12)

Bài thơ Muốn làm thằng cuội của Tản Đà đã bộc lộ tâm sự của một con người có nỗi bất hòa sâu sắc với thực tại cuộc sống và mong muốn thoát li bằng mộng tưởng được lên cùng trăng cùng chị Hằng bầu bạn.

Nhà thơ nói chuyện muốn lên chơi trăng, nhưng thực ra ông muốn giãi bày tâm sự của mình. Cái buồn, chán ở đây là có thực trong tâm trạng của Tản Đà. Khi đó cuộc sống có nhiều điều đáng buồn chán, nhất là đối với một tâm hồn thi sĩ như ông.

Mặt khác, ông buồn vì mình là người tài hoa nhưng số phận nhiều rủi ro, lận đận trong đường đời. Vì không đủ sức để thay đổi hiện thực bi kịch ấy nên ông muốn thoát ra khỏi nó, muốn làm thằng Cuội lên chơi trăng.

Bài thơ tuy có nói đến buồn, đến chán, đến thoát li, nhưng vẫn thấm đượm chất trữ tình, lãng mạn… Toàn bài thơ toát lên một tinh thần phủ định thực tại xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến xấu xa, mục nát. Sức hấp dẫn của bài thơ chính là sự tưởng tượng bay bổng của một tâm hồn thi sĩ lãng mạng.

Tóm tắt Muốn làm thằng cuội (mẫu 13)

Tác phẩm “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà bộc lộ tâm sự của tác giả về nỗi buồn nhân thế. Cùng với đó, cũng bộc lộ nỗi buồn trước vận mệnh dân tộc và tình yêu đất nước một cách thầm kín của tác giả.

Tản Đà chán cuộc sống cõi trần, muốn thoát tục lên trăng để tránh ưu phiền nhân gian, nơi đầy xấu xa, bất mãn. Tản Đà luôn cô đơn, ông khắc khoải muốn tìm tri kỉ để bầu bạn, thấu hiểu nỗi lòng.

Cái “ngông” của kẻ có tài nhưng bất mãn, bất lực trước xã hội. Cái cười cuối bài thơ thể hiện niềm vui toại ước nguyện thoát tục, thoát khỏi trần gian đầy buồn chán. Cái cười cũng thể hiện sự mỉa mai trần thế bé nhỏ so với Tản Đà đang ngự cung trăng.

Tóm tắt Muốn làm thằng cuội (mẫu 14)

Bài thơ “Muốn làm thằng cuội” trích trong quyển “Khối tình con I” của Tản Đà, xuất bản năm 1917. Tác phẩm thể hiện ước vọng muốn lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng để thoát ly khỏi những thứ tầm thường của thực tại xã hội.

Tản Đà chán trần thế vì bế tắc, bất hòa sâu sắc với xã hội. Xã hội ta thời đó tù hãm, uất ức, đất nước mất chủ quyền những kẻ hãnh tiến thi nhau ganh đua. Ông buồn vì phận tài hoa mà lận đận, không đủ sức thay đổi hiện thực bi kịch.

“Ngông” là thái độ bất cần đời, là dám làm điều trái lẽ thường, không sợ lời đàm tiếu, đó là thái độ phóng túng coi thường khuôn phép trói buộc cá tính. Cái ngông của Tản Đà chính là ước muốn làm thằng Cuội, muốn lên Cung Trăng, những ước muốn người thường không dám mơ tới. Cảnh tượng vẽ ra chị Hằng cùng nhà thơ bầu bạn, trò chuyện gió mây, mọi thứ đều như hư ảo.

Hình ảnh cuối bài thơ là cái cười. Cái cười ở đây là cái cười mãn nguyện khi thoát li được trần thế, khi thỏa mãn ước vọng làm thằng Cuội. Cười ở đây cũng là cười chế giễu cuộc đời trần tục đầy xấu xa, chật hẹp với tâm hồn thi sĩ.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Tóm tắt Ôn dịch thuốc lá

Tóm tắt Bài toán dân số

Tóm tắt Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Tóm tắt Đập đá ở Côn Lôn

Tóm tắt Hai chữ nước nhà

1 1,045 16/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: