TOP 23 mẫu Tóm tắt Đập đá ở Côn Lôn (2023) mới nhất

Với Tóm tắt Đập đá ở Côn Lôn môn Ngữ văn lớp 8 gồm 23 mẫu tóm tắt hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh dễ dàng nẵm vững được nội dung chính, diễn biến tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn từ đó học tốt môn Văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 3,957 16/01/2023
Tải về


Tóm tắt Đập đá ở Côn Lôn - Ngữ văn 8

Bài giảng Ngữ Văn 8 Đập đá ở Côn Lôn

Tóm tắt Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 1)

Phan Châu Trinh là một trong những chí sĩ cách mạng nổi tiếng đầu thế kỷ XX. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn làm trong thời gian ông bị đày ở đảo Côn Lôn thể hiện khí phách quật cường, một bản lĩnh ngang tầm với dũng sĩ thần thoại.

Tóm tắt Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 2)

Đập đá ở Côn Lôn bài thơ của hai nhà nho yêu nước tiêu biểu trong phong trào cách mạng những năm đầu thế kỷ XX. Qua đó chúng ta nhận ra cái mạch chảy dào dạt của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng trong truyền thống dân tộc Việt Nam. Rồi đây cái mạch nguồn ấy lại bừng lên thành những đợt sóng mãnh liệt và thể hiện trong văn học kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp.

Tóm tắt Đập đá ở Côn Lôn hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 3)

Những năm đầu thế kỉ XX, cùng với Phan Bội Châu, tên tuổi Phan Châu Trinh trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước, đồng bào cả nước đều ngưỡng mộ ông. Hình ảnh Phan Tây Hồ, nhà chí sĩ giàu lòng yêu nước, khảng khái sống mãi với non sông, đất nước và trong tâm tưởng của nhân dân Việt Nam. Đọc bài thơ Đập đá ở Côn Lôn ta càng hiểu thêm phẩm chất cách mạng sáng ngời của Cụ

Tóm tắt Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 4)

Phan Châu Trinh là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn của Việt Nam đầu thế kỉ XX. Phong cách sáng tác của ông nổi tiếng với những áng văn chính luận đầy tính hùng biện, có lập luận đanh thép, tất cả đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước. Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" được sáng tác vào thời gian Phan Châu Trinh bị bắt giam tại nhà tù ở Côn Đảo. Bài thơ giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp, một khí thế ngang tàng, vẻ đẹp lẫm liệt của người anh hùng dù gặp phải tình cảnh gian nguy nhưng vẫn không hề sờn lòng đổi chí.

Tóm tắt Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 5)

Phan Châu Trinh (1872-1926) là chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong ba thập niên đầu thế kỉ XX. Ông còn để lại nhiều thơ văn thấm đượm tinh thần dân chủ và chứa chan tình yêu nước. Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" đã thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Ngôn ngữ hàm súc, vừa bình dị vừa cổ kính trang trọng. Người xưa thường lấy thơ để giãi bày cái tâm, để nói lên cái chí. Sẵn sàng xả thân để cứu nước, sắt son thủy chung với dân tộc, bất khuất hiên ngang trước cảnh tù đày, đó là cái tâm, cái chí của Phan Châu Trinh thể hiện trong bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" này. Cái tâm, cái chí của nhà cách mạng tiền bối Phan Châu Trinh là bài học lớn cho chúng ta ngưỡng mộ và noi theo.

Tóm tắt Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 6)

Phan Châu Trinh nhà yêu nước vĩ đại, người chiến sĩ bất khuất hiên ngang đã đi vào lịch sử của dân tộc. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn có giọng điệu hào hùng, sảng khoái của con người coi thường gian nguy, xem khinh kẻ địch. Đó là tư thế của những người chiến thắng, “đứng trên đầu thù”.

Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa, nghĩa thực và nghĩa tượng trưng. Nghĩa thực là công việc đập đá khổ cực, gian khó, đó là cách thực dân Pháp đày ải, hành hạ người tù cách mạng. Nghĩa tượng trưng nổi bật lên tư thế hiên ngang, tinh thần ngang tàng của chí sĩ yêu nước.

Bốn câu thơ đầu thể hiện ý chí, vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ cách mạng khẩu khí ngang tàng, tinh thần sắt đá không khuất phục. Bốn câu thơ cuối thể hiện khí chất hiên ngang, trung kiên không sờn lòng đổi chí trước vận mệnh của đất nước, dân tộc.

“Đập đá ở Côn Lôn” là tác phẩm tiêu biểu cho thơ ca viết trong nhà tù thực dân của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX.

Tóm tắt Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 7)

Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn thể hiện vẻ đẹp hào hùng của các chí sĩ yêu nước biểu hiện ở khí phách hiên ngang, lẫm liệt trước những thử thách gian lao.

Bốn câu thơ đầu kể về công việc đập đá khổ sai gian lao, vất vả và thể hiện tư chất hiên ngang lẫm liệt, không chịu khuất phục. Khẳng định lòng kiêu hãnh của người có chí lớn, muốn hành động để giúp nước, cứu đời. Bốn câu thơ cuối toát lên tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chính mình, vào con đường chính nghĩa đã lựa chọn.

Bài thơ đã thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Tác phẩm là bức chân dung về vẻ đẹp tinh thần kết hợp với tầm vóc sức mạnh làm tôn hình tượng người anh hùng lên ngang tầm với sử thi.

Tóm tắt Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 8)

Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” có khẩu khí anh hùng, tinh thần ngang tàng của bậc chí sĩ khi sa cơ. Lời thơ thể hiện chí nam nhi mưu đồ nghiệp lớn. Khí phách hào hùng, kiên trung, coi thường hiểm nguy của những người mang chí hướng lớn và sứ mệnh vẻ vang. Bốn câu thơ đầu khắc hoạ công việc đập đá – tư thế, khí phách người tù. Bốn câu sau thể hiện chí kiên cường của nhà cách mạng trong cảnh tù đày.

Tóm tắt Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 9)

Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn là hình ảnh hiên ngang của người tù yêu nước có khí phách. Côn Đảo là nơi khắc nghiệt, địa ngục trần gian, người tù khổ sai bị bóc lột, đàn áp. Việc đập đá là công việc đày ải sức khỏe, tinh thần của người tù. Nhưng tư thế của người tù vẫn đứng giữa đất Côn Lôn với tư thế ngạo nghễ, lẫm liệt – tư thế của đấng anh hào. Đây là một bài thơ thể hiện khí phách hiên ngang, ngạo nghễ thì người tù đã khẳng định bản lĩnh cách mạng của mình, với niềm tin vào tương lai tốt đẹp của đất nước.

Tóm tắt Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 10)

Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh kể về việc đập đá – công việc khổ sai người tù phải làm – làm nổi bật lên tinh thần quật cường, ngang tàng của chí sĩ lúc buổi lâm nguy. Đây là nơi thực dân Pháp dùng để đày đọa, giam hãm những người yêu nước của ta.

Bài thơ được viết dưới thế thơ thất ngôn bát cú đã khắc hoạ hình tượng người những người yêu nước:

-Hai câu Đề: Tư thế ngạo nghễ của người tù khi ở Côn Lôn
-Hai câu Thực: Sức mạnh phi thường của người chí sĩ yêu nước
-Hai câu Luận: Chí khí vững bền qua gian khó
-Hai câu Kết: Tinh thần lạc quan, dũng khí hiên ngang sắt đá.

Tóm tắt Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 11)

Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn được sáng tác khi Phan Châu Trinh cùng các tù nhân trong nhà tù Côn Đảo bị bắt đi lao động khổ sai, năm 1908. Bài thơ giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp, một khí thế ngang tàng, vẻ đẹp lẫm liệt của người anh hùng dù gặp phải tình cảnh gian nguy nhưng vẫn không hề nản lòng đổi chí. Đồng thời cho thấy ý chí kiên trung, nghị lực phi thường của người chí sĩ cách mạng trong hoàn cảnh khổ sai, tù đày vẫn vững lòng với sự nghiệp cứu nước của mình.

Nội dung tác phẩm gồm 2 phần:

-Phần 1: 4 câu thơ đầu: Khí phách của người chiến sĩ trong cảnh tù đày.
-Phần 2: còn lại: Ý chí, nghị lực của người chiến sĩ.

Tóm tắt Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 12)

Vào năm 1908, Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân khép vào tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì và bị bắt đày ra Côn Đảo. Tháng 6 năm 1910, ông được tha do có sự can thiệp của Hội nhân quyền (Pháp). Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” được sáng tác khi ông đang cùng những người tù khác lao động khổ sai.

Bài thơ là tiếng hát, tiếng lòng của người anh hùng cách mạng được cất lên giữa gông cùm Côn Đảo. Hình ảnh một con người hiện lên giữa nhà tù Côn Lôn thật hiên ngang, trong tư thế ngẩng cao đầu. Dù bị giam cầm, bị khổ sai nhưng vẫn “lừng lẫy”, công việc đập đá nặng nhọc, vất vả nhưng đối với người chiến sỹ cách mạng nó chỉ là việc “con con”. Người tù bỗng trở nên hùng vĩ, to lớn, mang tầm vóc vĩ đại.

Người tù khổ sai chỉ còn việc bị đày đọa ở nhà tù Côn Đảo chỉ là “lỡ bước”, và tự nhận mình là kẻ “vá trời”. Khi làm việc lớn thì những việc như thế này không có gì làm chùn bước được. Những việc gian nan, chông gai còn rất nhiều nên người tù xem rằng không đáng kể lể. Một chí khí thật ngang tàng, một châm ngôn sống vĩ đại.

Tóm tắt Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 13)

Đập đá ở Côn Lôn giúp ta cảm nhận được một hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nươc dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí. Hình ảnh ngang tàng, khí phách của người anh hùng được thể hiện qua công việc đập đá. Khẩu khí đầy ngang tàng, sừng sững của chí làm trai với lòng kiêu hãnh và khát vọng hành động mãnh liệt

Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong tư thế ngạo nghễ, vươn cao ngang tầm vũ trụ, biến một công việc lao động khổ sai thành một cuộc chinh phục dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì. Hình ảnh người tù đẹp đẽ, hùng tráng, có tinh thần cứng cỏi, trung kiên, không sờn lòng, đổi chí trước gian lao thử thách. Có sức chịu đựng mãnh liệt cả về thể xác lẫn tin thần. Thể hiện sự bất khuất trước gian nguy. Trung thành với lí tưởng yêu nước.

Tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn đã khắc họa rõ nét hình ảnh người chiến sĩ dù lâm vào cảnh tù đày vẫn giữ tư thế hiên ngang, giữ vững khí phách của người chiến sĩ cách mạng, làm nên một phong thái ung dung giữa muôn trùng khó khăn của chốn lao khổ.

Tóm tắt Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 14)

Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” ra đời năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ra Côn Đảo, trong hoàn cảnh ấy, cả bài thơ vẫn sáng bừng khí phách của người anh hùng thời đại.

Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã phác họa nên chân dung vị anh hùng hào sảng. Người chí sĩ yêu nước có khí thế hiên ngang, luôn ngẩng cao đầu hướng về tương lai cho dù đang bị giam cầm, tù đày. Những ngày tháng phải chịu khổ sai ở nơi đây chỉ là thử thách để tôi rèn ý chí, sức mạnh, lòng quả cảm.

Bài thơ toát lên một khí phách kiên cường bất khuất với một giọng hào sảng, hiên ngang. Đó chính là tinh thần của những chí sĩ yêu nước cuối thế kỉ XIX với quyết tâm giải phóng dân tộc khỏi gông kìm nô lệ của chế độ thực dân.

Tóm tắt Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 15)

Phan Châu Trinh là một trong những chí sĩ cách mạng nổi tiếng đầu thế kỷ XX. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn làm trong thời gian ông bị đày ở đảo Côn Lôn thể hiện khí phách quật cường, hiên ngang.

Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” là hình ảnh về người tù cách mạng với công việc đập đá khổ sai, vô cùng cực nhọc, kham khổ nhưng vẫn giữ khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ, giọng điệu hào hùng. Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ rơi vào vòng tù ngục.

Qua đó, thể hiện khát vọng muốn làm việc lớn, với sức mạnh chuyển dời. Những gian khổ mà người chí sĩ phải chịu đựng là việc con con, đối lập với sự nghiệp cứu dân, cứu nước vĩ đại mà họ theo đuổi. Đó là tinh thần bất khuất của cả một thế hẹ của các nhà nho yêu nước đầu thế kỉ XX. Họ muốn xoay chuyển vận mệnh đất nước khỏi đêm đen dưới gót giày thực dân.

Tóm tắt Đập đá ở Côn Lôn (mẫu 16)

Bài thơ được “Đập đá ở Côn Lôn” sáng tác vào thời gian Phan Châu Trinh bị bắt giam tại nhà tù ở Côn Đảo. Tác phẩm thể hiện hình ảnh hiên ngang khí phách của người anh hùng mặc dù trong cảnh khổ sai. Cùng với đó là chí sắt thép, tinh thần kiên trung và nghị lực của người anh hùng trong bất kỳ hoàn cảnh khắc nghiệt nào. Bài thơ đã đóng góp phần vào mạch chảy dào dạt của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng trong truyền thống dân tộc Việt Nam.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Tóm tắt Ôn dịch thuốc lá

Tóm tắt Bài toán dân số

Tóm tắt Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Tóm tắt Muốn làm thằng cuội

Tóm tắt Hai chữ nước nhà

1 3,957 16/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: