TOP 10 mẫu Tóm tắt Nước Đại Việt ta (2023) hay, ngắn gọn - Cánh diều

Với Tóm tắt Nước Đại Việt ta môn Ngữ văn lớp 8 gồm 23 mẫu tóm tắt hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh dễ dàng nẵm vững được nội dung chính, diễn biến tác phẩm Nước Đại Việt ta từ đó học tốt môn Văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 5091 lượt xem


Tóm tắt Nước Đại Việt ta - Ngữ văn 8

Soạn bài Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trãi) | Ngắn nhất Soạn văn 8

Tóm tắt Nước Đại Việt ta (mẫu 1)

Tác phẩm không những là văn kiện lịch sử quí giá, tổng kết quá trình đấu tranh gian khổ của quân dân ta trong cuộc chiến chống quân Minh mà văn bản còn được coi như một bản Tuyên ngôn độc lập, một "áng thiên cổ hùng văn" của dân tộc ta.

Tóm tắt Nước Đại Việt ta (mẫu 2)

Nguyễn Trãi là một nhà thơ trữ tình, một nhà văn chính luận, một anh hùng dân tộc và là một danh nhân văn hóa nổi tiếng trên thế giới. Tên tuổi Nguyễn Trãi gắn liền với cuộc chiến đấu vĩ đại trong công cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược ở thế kỉ XV. Sau khi kết thúc thắng lợi, thừa lệnh vua Lê Thái Tổ, ông đã viết nên bài "Bình Ngô đại cáo" (Tuyên bố rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô).

Tóm tắt Nước Đại Việt ta hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Nước Đại Việt ta (mẫu 3)

Bình Ngô đại cáo ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta đã dẹp yên giặc Minh. Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi, soạn bài đại cáo tổng kết hành trình mười lăm năm chống Minh xâm lược đầy gian khổ mà hào hùng của nhân dân ta. Tác phẩm là áng thiên cổ hùng văn, là bản anh hùng ca hào sảng của cả dân tộc, khẳng định tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến và mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc. Đoạn trích Nước Đại Việt ta nằm ở phần đầu của bài cáo, nên lên luận đề nhân nghĩa đồng thời khẳng định chủ quyền vốn có của dân tộc Đại Việt.

Tóm tắt Nước Đại Việt ta (mẫu 4)

Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai là một nhà chính trị, nhà thơ dưới thời nhà Hồ và nhà Lê sơ Việt Nam. Thơ ông mang nhiều tư tưởng yêu nước, thể hiện những triết lí sâu sắc, tinh tế lãng mạn, sáng tạo và thanh khiết. Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để thông cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này. Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử… bất kì hành động xâm lước trái đạo lí nào của kẻ thù đều sẽ phải chịu một kết cục thất bại.

Tóm tắt Nước Đại Việt ta (mẫu 5)

Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó. “Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta. Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa.

Tóm tắt Nước Đại Việt ta - Mẫu 6

Văn bản là bản cáo lớn gửi đến quốc dân đồng bào về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đánh tan được quân Ngô (Nhà Minh Trung Quốc). Bản văn viết bằng Hán văn do Nguyễn Trãi viết theo thể văn biền ngẫu, trình bày sự gian khổ của 10 năm kháng chiến và thắng lợi chống quân Minh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt trong văn học cổ.

Tóm tắt Nước Đại Việt ta - Mẫu 7

Sau khi nước ta giành được thắng lợi của cuộc chiến chống quân Minh, vua Lê Lợi đã lệnh cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo. Năm 1428, bài cáo này đã được công bố đến toàn thể nhân dân. Bình Ngô đại cáo đã thuật lại và tổng kết lại quá trình đánh đuổi quân Minh khỏi bờ cõi của nhân dân ta, cho thấy chiến thắng vang dội cùng lời tuyên bố hùng hồn về chủ quyền của dân tộc. Bình Ngô đại cáo gồm có ba phần với sự liên kết chặt chẽ với nhau. Phần chúng ta tìm hiều là phần một - thể hiện tư tưởng của tác giả, đó là tư tưởng nhân nghĩa.

Tóm tắt Nước Đại Việt ta - Mẫu 8

“Đại cáo bình Ngô” là tác phẩm nêu cao chủ nghĩa yêu nước, ca ngợi cuộc chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì đạo lí chính nghĩa. Thể hiện tinh thần nhân đạo, quan niệm sức mạnh vô địch là bắt nguồn từ “chí nhân”, “đại nghĩa”, từ nhân dân. Bài cáo đã khái quát kháng chiến gian lao nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc trong quá trình kháng chiến chống giặc Minh xâm lược. Tác giả đã khẳng định, đề cao sức mạnh của lòng yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa, ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng dân tộc, thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc.

1 5091 lượt xem