TOP 10 mẫu Tóm tắt Người mẹ vườn cau (2023) hay, ngắn gọn - Cánh diều

Với Tóm tắt Người mẹ vườn cau Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn sách Cánh diều giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Người mẹ vườn cau từ đó học tốt môn Ngữ văn 8.

1 4,869 13/09/2023


Tóm tắt Người mẹ vườn cau - Cánh diều

TOP 10 mẫu Tóm tắt Người mẹ vườn cau (2023) hay, ngắn gọn - Cánh diều (ảnh 1)

Tóm tắt Người mẹ vườn cau - mẫu 1

Người mẹ vườn cau của tác giả Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu bối cảnh bằng nhân vật “tôi” được cô giáo giao cho bài văn về mẹ. Với đề bài như vậy, nhưng nhân vật tôi lại không biết phải làm như thế nào. Sau đó là những chuỗi hồi tưởng về kỉ niệm hồi nhỏ, kỉ niệm cùng người bà. Các hình ảnh về con đường về nhà bà, ngôi nhà, ngoại hình của bà, khung cảnh bữa cơm giỗ chú, được bà dắt đi dạo trong vườn hoa quả. Một loạt hồi tưởng như vậy, nhân vật quay lại thực tại với bài văn điểm kém của mình, tuy vậy nhân vật không hề buồn mà vẫn vui vẻ.

Tóm tắt Người mẹ vườn cau - mẫu 2

Nhân vật "tôi" trong tác phẩm được của cô giáo giao bài văn về mẹ nhưng không biết làm như thế nào. Tuy nhiên, khi nhìn lại những kỉ niệm cùng người mẹ vườn cau, nhân vật "tôi" bỗng cảm thấy tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Những hình ảnh về những ngày thơ ấu đơn giản nhưng ấm áp, về ngôi nhà nhỏ bé đậm chất miền quê và về người bà tận tâm với từng chi tiết cuộc sống đã đánh thức những ký ức đáng quý trong tâm hồn nhân vật "tôi". Những kỉ niệm cùng bà có lẽ là quý giá nhất đối với cuộc đời nhân vật. Quay lại thực tại được điểm thấp nhưng nhân vật tôi không cảm thấy buồn bã.

TOP 10 mẫu Tóm tắt Người mẹ vườn cau (2023) hay, ngắn gọn - Cánh diều (ảnh 1)

Tóm tắt Người mẹ vườn cau - mẫu 3

Bối cảnh truyện là hình ảnh nhân vật "tôi" đang đối mặt với thử thách bài văn viết về người mẹ của cô giáo giao phó. Những ký ức đáng nhớ và những giá trị quan trọng nhất mà bà đã truyền lại cho "tôi", những kỷ niệm về con đường về nhà, những bữa cơm đầy tình thương và những lần đi dạo trong vườn hoa quả đều được nhân vật "tôi" lưu giữ sâu trong tâm trí. Mặc dù bài văn của nhân vật "tôi" không được điểm cao, nhưng nhân vật vẫn cảm thấy hạnh phúc vì đã có người bà tuyệt vời như vậy trong cuộc đời mình.

Tóm tắt Người mẹ vườn cau - mẫu 4

Văn bản nói về kí ức của tác giả về người bà nội - một người mẹ anh hùng giàu đức hy sinh và đáng thương. Qua đó, gửi gắm đến người đọc thông điệp về sự biết ơn và kính trọng những người đã hi sinh vì lí tưởng cách mạng, vì nền hòa bình độc lập và những người mẹ anh hùng.

TOP 10 mẫu Tóm tắt Người mẹ vườn cau (2023) hay, ngắn gọn - Cánh diều (ảnh 1)

Tóm tắt Người mẹ vườn cau - mẫu 5

Nhân vật “tôi” được cô giáo giao đề bài văn là “người mẹ” nhưng không biết bắt đầu như thế nào. “Tôi” nhớ về những người mẹ của ba, những người nội của mình - nội ở Phố Đông, nội ở vườn cau, nội nào cũng già như nhau. Đặc biệt, kỉ niệm về nội ở vườn cau là đáng nhớ nhất. Khi còn nhỏ, “tôi” thường được ba dẫn về thăm nội vườn cau. “Tôi” cũng được nghe ba kể về cuộc đời của nội. Sau này, khi ba chuyển công tác lên tỉnh, bận nhiều việc, ít về thăm nội. Một hôm, chú Biểu đến nhà thăm. Chú gửi món quà của nội vườn cau. Ba rủ tôi về thăm nội vườn cau.

Tóm tắt Người mẹ vườn cau - mẫu 6

Tôi được cô giáo giao cho viết bài văn về đề tài người mẹ. Tôi ngồi cắn bút mãi, không biết bắt đầu như thế nào. Những dòng hồi tưởng về những người mẹ của ba hiện lên. Ba của tôi có nhiều người mẹ và tôi cũng có nhiều nội - đặc biệt nhất là người nội vườn cau. Khi còn nhỏ, tôi thường theo ba về thăm nội. Những kỉ niệm lần lượt hiện lên về con đường dẫn vào nhà, bữa cơm giỗ chú Sơn, những người con vẫn gọi nội là má Tư. Ba kể cho tôi nghe về cuộc đời nội - một bà mẹ anh hùng. Sau này, khi ba chuyển công tác lên tỉnh, ít về thăm nội. Một hôm, chú Biểu lên thăm ba, mang theo quà của nội vườn cau. Tối đó, ba rủ tôi về thăm nội vườn cau.

Đọc hiểu người mẹ vườn cau (2 đề)

Tóm tắt Người mẹ vườn cau - mẫu 7

Mở đầu câu chuyện là cô giáo yêu cầu viết bài văn về mẹ, tuy nhiên nhân vật “tôi” không biết viết như nào và nhớ lại rằng ba có nhiều mẹ và mình có nhiều bà nội, trong đó, ba có một “người mẹ vườn cau”. Tiếp đó là những kỉ niệm thời nhỏ tại quê của "Người mẹ vườn cau". Con đường đến nhà bà là con đường đất, những khi trời mưa đường bùn ướt nhẹp. Nhà Nội là nhà mái lá nhỏ xíu. Nội gầy gò, cười phô cả lợi những vẫn luôn lo lắng cho các con các cháu. Hôm ấy là giỗ chú Sơn. Bữa cơm giỗ chỉ vài ba bác canh chua cá rô đồng, mắm kho, bông súng đơn giản những vẫn rất ngon và ấm áp. Khi trời tạnh mưa, mọi người ào ào kéo đến làm nhân vât “tôi” phải thắc mắc rằng tại sao bà lại có nhiều con như thế. Các chú cùng bố nhậu một bữa nhưng vẫn phải xin phép bà. Mọi người vui vẻ nói chuyện ngày xưa. “Tôi” được Nội dẫn ra vườn cau và vườn hoa quả trĩu trái. Đêm hôm ấy được bà mắc mùng cho tôi ngủ và được nghe những câu chuyện bà kể khi khó ngủ. Do ba chuyển công tác nên gia đình cũng chuyển lên phố. Mẹ nhắc chuyện lâu chưa về thăm nội nhưng bố không lo. Chỉ khi chú Biểu đến nhà, nghe câu chú nói mình bạc, bố mới thấy nằm suy nghĩ và quyết định mai về lại "Người mẹ vườn cau". Đó là những kỉ niệm về mẹ vườn cau của bố còn với mẹ của “tôi” thì chỉ "Mẹ là người sinh ra em, nuôi em lớn, ngày thường mẹ nấu cơm em ăn, giặt đồ em mặc". Bài văn tuy 4 điểm nhưng “tôi” cũng không hề buồn vì tả về mẹ đâu chỉ bằng vài câu.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tóm tắt Tôi đi học

Tóm tắt Gió lạnh đầu mùa

Tóm tắt Nắng mới

Tóm tắt Nếu mai em về Chiêm Hóa

Tóm tắt Đường về quê mẹ

1 4,869 13/09/2023