Vợ hoặc chồng có được phép lựa chọn Tòa án nơi ly hôn không?

Vợ hoặc chồng có được phép lựa chọn Tòa án nơi ly hôn không?

1. Lựa chọn Tòa án nơi giải quyết ly hôn

Theo quy định tại Điều 51, 55 và 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:

"Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."

Như vậy, một bên vợ, chồng hoặc cả hai bên đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Trường hợp cả hai bên cùng yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, được gọi là "ly hôn thuận tình" tương ứng với Điều 55; trường hợp chỉ có một bên vợ, chồng yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, được gọi là "ly hôn theo yêu cầu của một bên" (hoặc "ly hôn đơn phương), tương ứng với Điều 56.

"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

Như vậy khi ly hôn đơn phương bạn là người làm đơn, không có sự hợp tác đồng ý từ phía vợ/chồng, vậy bạn phải có đủ căn cứ chứng minh mâu thuẫn thì mới được tòa án giải quyết. Thẩm quyền giải quyết của tòa án trong trường hợp này là tòa án nơi bị đơn là người vợ/chồng cư trú hoặc làm việc.

2. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định về thẩm quyền giải quyết liên quan đến vụ việc ly hôn như sau:

"Điều 35 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

...

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

...

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam..."

Thẩm quyền của Tòa án
Thẩm quyền của Tòa án

Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ :

"Điều 39.Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ:

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết."

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định :

"Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn."

Nếu vợ và chồng xin thuận tình ly hôn (tức là cả 2 cùng thỏa thuận giải quyết) thì thỏa thuận lựa chọn Tòa án huyện ở nơi đăng ký kết hôn hoặc nơi tạm trú của vợ chồng được giải quyết đều được.

Trường hợp vợ chồng không thống nhất được việc lựa chọn tòa án giải quyết thì thẩm quyền giải quyết là tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc.

3. Thời gian giải quyết ly hôn

Quy định về trình tự và thời gian giải quyết:

- Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ như trên thì tòa án tiến hành thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của Điều 53 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Thông thường, Tòa án sẽ ra quyết định thụ lý hồ sơ và phân cho thẩm phán (lĩnh vực dân sự) phụ trách giải quyết vụ việc trong thời gian khoản 05 đến 097 ngày làm việc.

Thời gian giải quyết ly hôn
Thời gian giải quyết ly hôn

- Tiếp theo, người thẩm phán đó phải tiến hành thủ tục hòa giải giữa các bên (vợ và chồng) theo quy định tại Điều 54 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Thông thường trên thực tế, căn cứ vào số lượng công việc (số lượng án, vụ việc) đã được Chánh án (Người đứng đầu tòa án huyện, quận) giao, người thẩm phán phải tiến hành giải quyết. Tuy nhiên thời hạn giải quyết công việc do chính thẩm phán đó chủ động xử lý theo yêu cầu của vụ việc. Pháp luật chỉ quy định thời hạn tối đa giải quyết vụ ly hôn là 04 tháng (kể từ ngày nộp đơn, đóng án phí dân sự đầy đủ), đối với những vụ việc có tính phức tạp thì có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Như vậy, Luật quy định thời hạn giải quyết vụ việc là 04 tháng đối với vụ việc thông thường (có quyền gia hạn 02 tháng) - Tổng thời gian giải quyết 01 vụ việc không được vượt quá 06 tháng.

Xem bài viết liên quan:

Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình theo pháp luật hiện hành và cách viết đơn?

Thuận tình ly hôn là gì? Thủ tục thuận tình ly hôn như thế nào? Bao lâu thì hoàn tất?

Sống chung sau ly hôn có vi phạm pháp luật không? Có thể sống chung sau ly hôn bao lâu?