- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Trong thời gian thử việc người lao động kết hôn thì có được nghỉ đặc biệt (nghỉ được hưởng nguyên lương)?
1. Giải thích từ ngữ về người lao động
Trong Bộ luật lao động 2019, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
“ 1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.”
2. Khi đám cưới người lao động có được nghỉ có lương hay không?
Và theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“ Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”
Ngoài ra, Một hợp đồng thử việc chứa đựng hầu hết các điều khoản của một hợp đồng lao động. Mà các điều khoản trong hợp đồng lao động đều được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động, nên hợp đồng thử việc chứa đựng các điều khoản của một hợp đồng lao động cũng sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động. Tức là, thời gian làm việc, nghỉ ngơi của người lao động đang trong thời gian thử việc cũng sẽ phải tuân theo quy định của Bộ luật lao động, kể cả người lao động đó có kí kết hợp đồng thử việc hay không (vì pháp luật về lao động không có quy định cụ thể nào về hình thức của hợp đồng thử việc).
Như vậy, người lao động khi kết hôn sẽ được nghỉ ba ngày làm việc mà vẫn được hưởng nguyên lương (căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động 2019). Vì vậy, người lao động thử việc cũng có thể nghỉ kết hôn 3 ngày và hưởng nguyên lương theo quy định của Bộ luật lao động.
3. Công ty không cho phép nhân viên nghỉ việc riêng thì có bị xử phạt hay không? Số tiền bị xử phạt cho hành vi này là bao nhiêu?
Như đã nói ở phần trên, người lao động thử việc được nghỉ kết hôn như người lao động ký hợp đồng chính thức. Vì vậy, nếu công ty không cho phép nhân viên nghỉ việc riêng sẽ bị xử phạt vì vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
“Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Theo đó, trường hợp đã thông báo cho người sử dụng lao động biết mà người sử dụng lao động không đảm đảm cho người lao động nghỉ việc riêng thì bị phạt tiền từ 2 triệu – 5 triệu đồng. Mức phạt trên là đối với cá nhân. Đối với tổ chức, căn cứ Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, tức là bị xử phạt từ 4 triệu – 10 triệu đồng,
Xem thêm các bài viết liên quan:
Lịch nghỉ phép năm do ai quy định? Quyền lợi người lao động cần biết
Quy định thanh toán tiền nghỉ phép năm còn thừa mới nhất 2024
Trong thời gian thử việc người lao động có được nghỉ phép năm hay không?