- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Trốn nghĩa vụ quân sự 2025 đi tù mấy năm? Mức phạt tù cao nhất với hành vi trốn nghĩa vụ quân sự
1. Trốn nghĩa vụ quân sự 2025 đi tù mấy năm? Mức phạt tù cao nhất với hành vi trốn nghĩa vụ quân sự
Căn cứ Điều 332 Bộ luật Hình sự, người có hành vi phạm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự có thể bị phạt tù. Mức phạt tù cụ thể như sau:
- Trường hợp không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm: Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
- Phạm tội trong thời chiến;
- Lôi kéo người khác phạm tội.
2. Không đăng ký đi nghĩa vụ quân sự 2025 phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) quy định mức phạt đối với hành vi không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
- Công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự nhưng không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu: Phạt cảnh cáo;
- Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu (trừ trường hợp đã phạt cảnh cáo nêu trên) hoặc các trường hợp không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, nơi cư trú… theo quy định: Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
3. Chạy tiền khám sức khỏe để trốn nghĩa vụ quân sự 2025 bị phạt bao nhiêu tiền, bao nhiêu năm tù?
Theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP), hành vi vi chạy tiền trong khám sức khỏe nhằm trốn nghĩa vụ quân sự bị phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng, cụ thể:
“3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự”.
Người có hành vi chạy tiền khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 còn có thể bị phạt tù với tội hối lộ theo Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:
"1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng".
Như vậy, người đưa hối lộ nhằm trốn nghĩa vụ quân sự tùy vào tính chất và mức độ phạm tội mà có thể bị xử lý hình sự với mức phạt như trên và cao nhất lên đến 20 năm tù.
4. Trốn nhập ngũ nghĩa vụ quân sự 2025 bị phạt bao nhiêu tiền?
Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về nhập ngũ nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:
- Gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
- Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.
5. Các trường hợp được miễn, được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự năm 2025
Các trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự năm 2025 bao gồm:
- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Các trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự năm 2025 bao gồm:
- Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
- Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
- Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
- Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
- Dân quân thường trực.
6. Các câu hỏi thường gặp
6.1. Đi học đại học hoãn nghĩa vụ quân sự đến bao nhiêu tuổi?
Về độ tuổi gọi nhập ngũ theo Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
6.2. Định cư nước ngoài, đi du học có được hoãn đi nghĩa vụ quân sự không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, nếu du học sinh hay người định cư tại nước ngoài chưa cắt hộ khẩu thường trú tại Việt Nam, chưa xóa thường trú tại Việt Nam thì không được hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định, trừ trường hợp những người này thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ.
6.3. Thời gian gọi công dân đi nghĩa vụ quân sự năm 2025
Theo Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự, công dân sẽ được gọi lên đường nhập ngũ vào tháng 02/2025 hoặc tháng 03/2025.
6.4. Khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự có phải cởi đồ không?
Việc khám sức khỏe bao gồm khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Đối với một số bệnh lý ví dụ như như bệnh trĩ hay giãn tĩnh mạch thừng tinh, bác sĩ sẽ cần kiểm tra kỹ lưỡng, và điều này có thể yêu cầu công dân cởi đồ để xác định tình trạng bệnh. Vì vậy, trong một số trường hợp cụ thể trong quá trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, việc cởi đồ là cần thiết.
6.5. Bị những bệnh gì thì không phải đi nghĩa vụ quân sự?
Các bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự gồm có:
- Tâm thần
- Động kinh
- Bệnh Parkinson
- Mù một mắt
- Điếc
- Di chứng do lao xương khớp
- Di chứng do phong
- Các bệnh lý ác tính (U ác, bệnh máu ác tính)
- Người nhiễm HIV
- Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng
6.6. Cận bao nhiêu độ thì không phải đi nghĩa vụ quân sự?
Căn cứ Điểm c Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP, cận thị từ 1,5 độ thì không phải đi nghĩa vụ quân sự năm 2025.
6.7. Bị sâu răng có đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 không?
Căn cứ theo Bảng phân loại các bệnh về Răng - Hàm - Mặt khám nghĩa vụ quấn sự, các trường hợp bị sâu răng (chưa xét đến các chỉ tiêu khác) khi khám nghĩa vụ quân sự có thể được xếp loại như sau:
- Chỉ có răng sâu độ 1 - 2 (không có răng sâu độ 3), không hoặc ít ảnh hưởng sức nhai: điểm 2. Có thể xếp vào sức khỏe loại 2 => Thực hiện nghĩa vụ quân sự
- Có ≤ 3 răng sâu độ 3: điểm 2. Có thể xếp vào sức khỏe loại 2=> Thực hiện nghĩa vụ quân sự
- Có 4 - 5 răng sâu độ 3: điểm 3. Có thể xếp vào sức khỏe loại 3=> Thực hiện nghĩa vụ quân sự
- Có 6 răng sâu độ 3: điểm 4T. Có thể xếp vào sức khỏe loại 4=> Tạm hoãn gọi nhập ngũ
- Có 7 răng sâu độ 3 trở lên: 5T. Có thể xếp vào sức khỏe loại 5 => Tạm hoãn gọi nhập ngũ
6.8. Làm nghề gì thì không đi nghĩa vụ quân sự?
Theo Khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân làm các công việc sau đây:
- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- 05 hình thức xử phạt các hành vi trốn nghĩa vụ quân sự phổ biến năm 2025
- Mẫu đơn xin hoãn nghĩa vụ quân sự mới nhất kèm hướng dẫn chi tiết điền đơn năm 2025
- Không khám nghĩa vụ 2025 có sao không? Mức phạt tiền, phạt tù vi phạm về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025
- Năm 2025 công dân sinh năm nào đến độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự? Người sinh năm 1997, 1998, 1999, 2000 hết tuổi nghĩa vụ quân sự chưa?
- Chạy tiền để trốn nghĩa vụ quân sự 2025 bị phạt bao nhiêu tiền, bao nhiêu năm tù?