- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Tốc độ tối đa mà người lái xe ô tô được phép chạy trên đường cao tốc là bao nhiêu km/h? Nếu chạy quá tốc độ có thể bị xử phạt như thế nào?
1. Đường cao tốc là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì có thể hiểu đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.
2. Quy định về giao thông trên đường cao tốc
Căn cứ quy định tại Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008 còn phải thực hiện các quy định sau đây:
- Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc;
- Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;
- Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;
- Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.
Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu.
Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.
Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
3. Tốc độ tối đa mà người lái xe ô tô được phép chạy trên đường cao tốc là bao nhiêu km/h?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ của các loại xe cơ giới trên đường cao tốc như sau:
“Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc
1. Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.
2. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe”.
Trong đó, xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT giải thích.
Theo các quy định trên, tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.
Như vậy, tốc độ tối đa mà người điều khiển xe ô tô được phép chạy trên đường cao tốc là 120 km/h.
Lưu ý: Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.
4. Tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc là bao nhiêu km/h?
Tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới quy định:
“Trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, khi đặt biển báo hạn chế tốc độ, trị số tốc độ ghi trên biển không được dưới 50 km/h”.
Như vậy, có thể hiểu tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc là 50km/h.
5. Người lái xe ô tô trên đường cao tốc chạy quá tốc độ có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 3, điểm i khoản 5, điểm a khoản 6, điểm c khoản 7 và điểm b, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, bị thay thế bởi điểm c, điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
...
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
i) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;
...
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.
...
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
...
Theo các quy định trên, tùy vào tốc độ vượt quá của xe ô tô sẽ có từng mức phạt cụ thể đối với người điều khiển xe ô tô trên đường cao tốc chạy quá tốc độ như sau:
- Nếu người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
- Nếu người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
- Nếu người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
- Nếu người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
6. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe ô tô cần tuân thủ các quy tắc giao thông nào?
Tại Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Giao thông trên đường cao tốc
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc;
b) Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;
c) Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;
d) Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.
2. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu.
3. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.”
Theo đó, người lái xe ô tô trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008 còn phải thực hiện các quy định cụ thể trên.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Bao nhiêu tuổi được đi xe 50cc? Đi xe máy khi chưa đủ tuổi bị phạt bao nhiêu?
Hướng dẫn thủ tục cấp lại giấy phép lái xe đã mất online
Mức phạt hành vi để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định