- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Bảo hiểm xã hội (319)
- Cư trú (234)
- Biển số xe (229)
- Lỗi vi phạm giao thông (227)
- Tiền lương (198)
- Bảo hiểm y tế (178)
- Phương tiện giao thông (166)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (143)
- Hộ chiếu (133)
- Mức lương theo nghề nghiệp (117)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Biên bản (100)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Thuế thu nhập cá nhân (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Định danh (84)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Giáo dục (72)
- Độ tuổi lái xe (66)
- Bảo hiểm nhân thọ (63)
- Thuế (61)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Thể thức văn bản (55)
- Biển báo giao thông (55)
- Tiền tệ (55)
- Mức đóng BHXH (52)
- Mẫu đơn (50)
- Đường bộ (50)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thi bằng lái xe (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Tra cứu mã số thuế (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (32)
- Mã định danh (32)
- Di chúc (32)
- Phòng cháy chữa cháy (31)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
Thời gian nghỉ thai sản có được tính hưởng BHXH 1 lần không?
Mục lục bài viết
- 1. Thời gian nghỉ thai sản có được tính hưởng BHXH 1 lần không?
- 2. Cách tính BHXH 1 lần có nghỉ thai sản mới nhất 2025
- 2.1. Cách tính BHXH 1 lần có nghỉ thai sản trước ngày 1/7/2025
- 2.1.1. Tiền trợ cấp một lần khi sinh con
- 2.1.2. Tiền thai sản trong thời gian sinh con
- 2.1.3. Tiền nghỉ những ngày đi khám thai
- 2.1.4. Tiền dưỡng sức sau sinh
- 2.2. Cách tính BHXH 1 lần có nghỉ thai sản từ ngày 1/7/2025
- 3. Những người được hưởng chế độ thai sản khi sinh con từ ngày 01/7/2025
- 4. Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con từ ngày 01/7/2025
- 5. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con từ ngày 01/7/2025
- 6. Các câu hỏi thường gặp
- 6.1. Lương cơ bản 5 triệu nhận thai sản bao nhiêu?
- 6.2. Mức đóng BHXH năm 2024 là bao nhiêu?
- 6.3. Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng thai sản?
- 6.4. Thời gian nghỉ thai sản được tính như thế nào?
- 6.5. Đã nghỉ việc nộp hồ sơ thai sản ở đâu?

1. Thời gian nghỉ thai sản có được tính hưởng BHXH 1 lần không?
- Căn cứ vào Khoản 2 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
- Đồng thời, tại khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 cũng có hướng dẫn người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì đơn vị và người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, không được tính là thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp; phải đóng bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.
- Như vậy, thời gian 6 tháng nghỉ thai sản của lao động nữ khi sinh con vẫn được tính là thời gian có đóng bảo hiểm xã hội.
- Cùng với đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động sẽ được tính theo số năm mà người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội.
Từ những căn cứ trên, có thể thấy, thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ cũng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội nên sẽ được tính hưởng BHXH 1 lần cho người lao động theo quy định.
2. Cách tính BHXH 1 lần có nghỉ thai sản mới nhất 2025
2.1. Cách tính BHXH 1 lần có nghỉ thai sản trước ngày 1/7/2025
2.1.1. Tiền trợ cấp một lần khi sinh con
Mức trợ cấp một lần khi sinh con theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
- Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Theo đó, Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là 2.340.000 đồng/tháng.
Từ quy định trên thì mức trợ cấp một lần khi sinh con = 2.340.000 x 02 = 4.680.000 đồng.
2.1.2. Tiền thai sản trong thời gian sinh con
Đối với lao động nữ sinh con:
- Thời gian hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con theo khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
- Mức hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Ví dụ về trường hợp hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
- VD 1: Chị C sinh con vào ngày 16/3/2016, có quá trình đóng BHXH như sau:
- Từ tháng 10/2015 đến tháng 01/2016 (4 tháng) đóng BHXH với mức lương 5.000.000 đồng/tháng;
- Từ tháng 02/2016 đến tháng 3/2016 (2 tháng) đóng BHXH với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc = ((5.000.000 x 4) + (6.500.000 x 2))/6 = 5.500.000 (đồng/tháng)
- Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị C là 5.500.000 đồng/tháng.
- Và số tiền hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con của chị C = 5.500.000 đồng/tháng x 6 tháng = 33.000.000 đồng.
- VD 2: Chị D sinh con ngày 13/5/2017 (thuộc trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền), có quá trình đóng BHXH như sau:
- Từ tháng 5/2014 đến tháng 4/2016 (24 tháng) đóng BHXH với mức lương 8.500.000 đồng/tháng;
- Từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016 (4 tháng) đóng BHXH với mức lương 7.000.000 đồng/tháng;
- Từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017 (8 tháng), nghỉ dưỡng thai, không đóng BHXH.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị D được tính như sau:
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghĩ việc = ((7.000.000 x 4) + (8.500.000 x 2))/6 = 7.500.000 (đồng/tháng)
- Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị D là 7.500.000 đồng/tháng.
- Và số tiền mà chị D được hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con = 7.500.000 đồng/tháng x 6 tháng = 45.000.000 đồng.
Đối với lao động nữ sau khi sinh con mà con chết:
- Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà con chết theo khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;
- Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá trước và sau khi sinh con là 06 tháng;
- Thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
- Mức hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Đối với lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con:
- Khi nghỉ chế độ thai sản trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con:
- Thời gian hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con tại khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
- 05 ngày làm việc;
- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
- Mức hưởng chế độ thai sản trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con đối với lao động nam theo điểm a và điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH;
- Mức hưởng một ngày đối với trường hợp hưởng chế độ thai sản với lao động nam có vợ sinh con trong vòng 30 ngày kể từ ngày sinh tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
- Theo đó, công thức tính tiền thai sản như sau:
- Tiền thai sản = Số ngày nghỉ x (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ /24)
- Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
- Thời gian hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con tại khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Trường hợp hưởng chế độ thai sản của vợ:
- Theo khoản 4, 5, 6, 7 Điều 34 và Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các trường hợp lao động nam hưởng chế độ thai sản của vợ như sau:
- Trường hợp 1: Chỉ có mẹ tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.
- Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ
- Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30
- Trường hợp 2: Cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.
- Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
- Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30
- Trường hợp 3: Chỉ có mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
- Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ
- Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30
- Trường hợp 4: Cả cha và mẹ đều tham gia BHXH nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chết thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
- Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
- Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30
- Trường hợp 5: Chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
- Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
- Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30
- Lưu ý: Đối với trường hợp người cha đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.
2.1.3. Tiền nghỉ những ngày đi khám thai
- Theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai như sau:
- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
- Mức hưởng tiền nghỉ những ngày đi khám thai được tính theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Trường hợp lao động nữ hưởng chế độ khi khám thai đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
- Mức hưởng một ngày đối với trường hợp hưởng chế độ khi khám thai được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.
- Từ quy định trên thì công thức tính tiền thai sản khi khám thai như sau:
- Tiền thai sản = Số ngày nghỉ x (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ khám thai/24)
2.1.4. Tiền dưỡng sức sau sinh
- Thời gian hưởng chế độ thai sản dưỡng sức sau sinh theo khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
- Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
- Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
- Mức hưởng chế độ thai sản dưỡng sức sau sinh một ngày bằng 30% mức lương cơ sở theo khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 với công thức như sau:
- Tiền dưỡng sức sau sinh = Số ngày nghỉ dưỡng sức * 30% * 2.340.000 đồng
2.2. Cách tính BHXH 1 lần có nghỉ thai sản từ ngày 1/7/2025
Căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 84/2015/QH13, Luật số 35/2018/QH14, Bộ luật số 45/2019/QH14 và Nghị quyết 93/2015/QH13 về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành.
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì chế độ thai sản là chế độ của loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, còn đối với loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện thì sẽ có chế độ trợ cấp thai sản.
- Sau đây là các khoản tiền và trợ cấp thuộc chế độ thai sản khi sinh con với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
- Trợ cấp một lần khi sinh con
- Mức trợ cấp một lần khi sinh con theo khoản 4 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bằng 02 lần mức tham chiếu tại tháng lao động nữ sinh con.
- Mà theo khoản 13 Điều 141 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bằng mức lương cơ sở. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó.
- Hiện hành, theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
- Như vậy, mức trợ cấp một lần khi sinh con = 02 x 2.340.000 đồng/tháng = 4.680.000 đồng.
- Trợ cấp những ngày nghỉ việc đi khám thai
- Theo Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi khám thai như sau:
- Lao động nữ mang thai được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản để đi khám thai tối đa 05 lần, mỗi lần không quá 02 ngày.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi khám thai được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.
- Mức trợ cấp những ngày nghỉ việc đi khám thai theo khoản 2 Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 với mức hưởng một ngày bằng trợ cấp thai sản một tháng chia cho 24 ngày.
- Mà tại khoản 1 Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì mức trợ cấp thai sản một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của 06 tháng gần nhất trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Trợ cấp những ngày nghỉ việc đi khám thai = Số ngày nghỉ x (100% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của 06 tháng gần nhất trước khi nghỉ việc đi khám thai / 24)
- Theo Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi khám thai như sau:
- Trợ cấp thai sản trong thời gian sinh con
- Đối với lao động nữ sinh con:
- Theo khoản 1 Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì trợ cấp thai sản một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của 06 tháng gần nhất trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Đối với lao động nữ sinh con mà con chết:
- Theo khoản 4 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản và trợ cấp một lần khi sinh con được tính theo số thai bao gồm cả con sống, con chết và thai chết.
- Theo khoản 1 Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, mức trợ cấp thai sản một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của 06 tháng gần nhất trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Đối với lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con:
- (i) Mức hưởng những ngày nghỉ việc khi có vợ sinh con với lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
- Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản với thời gian như sau:
- 05 ngày làm việc;
- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc. Trường hợp sinh ba trở lên thì được nghỉ thêm 03 ngày làm việc cho mỗi con tính từ con thứ ba trở đi;
- Trường hợp vợ sinh đôi phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Trường hợp sinh ba trở lên phải phẫu thuật thì được nghỉ thêm 03 ngày làm việc cho mỗi con tính từ con thứ ba trở đi.
- Ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định nêu trên phải trong khoảng thời gian 60 ngày kể từ ngày vợ sinh con, trường hợp người lao động nghỉ nhiều lần thì ngày bắt đầu nghỉ việc của lần cuối cùng phải trong khoảng thời gian 60 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không quá thời gian quy định đã nêu.
- Theo khoản 2 Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì mức hưởng chế độ thai sản những ngày nghỉ việc khi có vợ sinh con với lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì một ngày bằng trợ cấp thai sản một tháng chia cho 24 ngày.
- Mà tại khoản 1 Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì mức trợ cấp thai sản một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của 06 tháng gần nhất trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Như vậy, mức hưởng trợ cấp thai sản những ngày nghỉ việc khi có vợ sinh con với lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
- Mức hưởng = Số ngày nghỉ x (100% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của 06 tháng gần nhất trước khi nghỉ / 24)
- Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản với thời gian như sau:
- (i) Mức hưởng những ngày nghỉ việc khi có vợ sinh con với lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
- Đối với lao động nữ sinh con:
-
-
- (ii) Trường hợp hưởng chế độ thai sản của vợ:
- Theo khoản 5, 6, 7 Điều 53 và Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về các trường hợp lao động nam hưởng chế độ thai sản của vợ và mức hưởng như sau:
- Trường hợp 1: Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản để chăm sóc con đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
- Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng không nghỉ việc theo quy định thì ngoài tiền lương còn được hưởng trợ cấp thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ kể từ ngày liền kề sau ngày người mẹ chết theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
-
Mức trợ cấp 1 tháng = 100% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của 06 tháng gần nhất trước khi nghỉ việc của người mẹ.
Mức trợ cấp 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = mức trợ cấp thai sản một tháng chia cho 30 ngày.
- Trường hợp 1: Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản để chăm sóc con đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
- Theo khoản 5, 6, 7 Điều 53 và Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về các trường hợp lao động nam hưởng chế độ thai sản của vợ và mức hưởng như sau:
- (ii) Trường hợp hưởng chế độ thai sản của vợ:
-
-
-
-
-
- Trường hợp 2: Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản để chăm sóc con đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
- Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng không nghỉ việc theo quy định thì ngoài tiền lương còn được hưởng trợ cấp thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ kể từ ngày liền kề sau ngày người mẹ chết theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
-
Mức trợ cấp 1 tháng = 100% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của 06 tháng gần nhất trước khi nghỉ việc của người cha.
Mức trợ cấp 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = mức trợ cấp thai sản một tháng chia cho 30 ngày.
- Trường hợp 2: Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản để chăm sóc con đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
-
-
-
-
-
-
-
- Trường hợp 3: Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện quy định theo quy định mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
- Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng không nghỉ việc theo quy định thì ngoài tiền lương còn được hưởng trợ cấp thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ kể từ ngày liền kề sau ngày người mẹ chết theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
- Trường hợp 4: Chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
-
Mức trợ cấp 1 tháng = 100% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của 06 tháng gần nhất trước khi nghỉ việc của người cha.
Mức trợ cấp 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = mức trợ cấp thai sản một tháng chia cho 30 ngày.
- Trường hợp 3: Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện quy định theo quy định mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
-
-
-
-
-
-
-
- Lưu ý: Đối với trường hợp người cha đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.
-
-
-
- Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau sinh
- Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau sinh theo khoản 1, 2 và 4 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:
- Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mà lao động nữ chưa phục hồi sức khỏe thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
- Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe liên tục bao gồm cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
- Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe nêu trên do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định; trường hợp hai bên có ý kiến khác nhau thì người sử dụng lao động quyết định số ngày nghỉ trên cơ sở đề nghị của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa được quy định như sau:
- 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
- 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
- 05 ngày đối với trường hợp khác.
- Mức hưởng cho một ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản bằng 30% mức tham chiếu.
- Mà theo khoản 13 Điều 141 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bằng mức lương cơ sở. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó.
- Hiện hành, theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
- Như vậy, mức hưởng cho một ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản = số ngày nghỉ x 30% x 2.340.000 đồng.
- Không áp dụng quy định nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau sinh nêu trên trong trường hợp lao động nữ trở lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
- Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau sinh theo khoản 1, 2 và 4 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:
3. Những người được hưởng chế độ thai sản khi sinh con từ ngày 01/7/2025
Căn cứ vào khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ;
- Lao động nữ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Người lao động sử dụng các biện pháp tránh thai mà các biện pháp đó phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con, vợ mang thai hộ sinh con.
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi sinh con gồm lao động nữ sinh con tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con.
4. Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con từ ngày 01/7/2025
Theo Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con như sau:
- Lao động nữ sinh con:
- (1) Lao động nữ sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con.
- (2) Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con.
- (3) Lao động nữ sinh con đủ điều kiện quy định tại (1) hoặc (2) mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 53 và các khoản 1 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
- (4) Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng liền kề trước khi sinh con đối với trường hợp phải nghỉ việc để điều trị vô sinh.
- Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con: Đảm bảo điều kiện là đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và có vợ sinh con.

5. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con từ ngày 01/7/2025
Theo Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con như sau:
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 (Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.)
- Trường hợp lao động nữ trở lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định tại khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 thì được hưởng tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả và tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo mức quy định tại Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2024; người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho thời gian người lao động trở lại làm việc.
- Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản với thời gian như sau:
- 05 ngày làm việc;
- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc. Trường hợp sinh ba trở lên thì được nghỉ thêm 03 ngày làm việc cho mỗi con tính từ con thứ ba trở đi;
- Trường hợp vợ sinh đôi phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Trường hợp sinh ba trở lên phải phẫu thuật thì được nghỉ thêm 03 ngày làm việc cho mỗi con tính từ con thứ ba trở đi.
- Ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 phải trong khoảng thời gian 60 ngày kể từ ngày vợ sinh con, trường hợp người lao động nghỉ nhiều lần thì ngày bắt đầu nghỉ việc của lần cuối cùng phải trong khoảng thời gian 60 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không quá thời gian quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
- Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản và trợ cấp một lần khi sinh con được tính theo số thai bao gồm cả con sống, con chết và thai chết.
- Trường hợp chỉ có mẹ hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản để chăm sóc con đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện theo quy định mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
- Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng không nghỉ việc theo quy định tại khoản 5 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì ngoài tiền lương còn được hưởng trợ cấp thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ kể từ ngày liền kề sau ngày người mẹ chết theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
- Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
- Đối với trường hợp lao động nữ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ khi sinh con, lao động nữ nhờ mang thai hộ thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
- Đối với các trường hợp khác mà có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì thời gian này được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.
6. Các câu hỏi thường gặp
6.1. Lương cơ bản 5 triệu nhận thai sản bao nhiêu?
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của lao động là 5 triệu đồng/tháng; lao động nữ nghỉ sinh 06 tháng, do đó số tiền hưởng chế độ thai sản của lao động nữ là 5 triệu đồng x 6 tháng = 30 triệu đồng.
6.2. Mức đóng BHXH năm 2024 là bao nhiêu?
Tổng mức đóng bảo hiểm năm 2024 (gồm BHXH, BHYT, BHTN) của người lao động là 10.5%.
6.3. Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng thai sản?
Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:
- Theo quy định về BHXH thì “lao động nữ phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi” thì được hưởng chế độ thai sản.
6.4. Thời gian nghỉ thai sản được tính như thế nào?
Theo quy định, thấy rõ thời gian nghỉ chế độ thai sản khi sinh con được pháp luật quy định theo tháng chứ không phải theo ngày. Do đó, thời gian nghỉ thai sản sẽ được tính đủ 06 tháng. Thời gian này được tính từ ngày a của tháng này đến hết ngày a-1 của 06 tháng sau.
6.5. Đã nghỉ việc nộp hồ sơ thai sản ở đâu?
Nếu lao động nữ nghỉ việc trước khi sinh con thì người này sẽ nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình cư trú.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Các từ khóa được tìm kiếm
# nghỉ thai sản có được tính hưởng BHXH 1 lần khôngTin cùng chuyên mục
Cách tính tiền trượt giá bảo hiểm xã hội một lần mới nhất 2025

Cách tính tiền trượt giá bảo hiểm xã hội một lần mới nhất 2025
Hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH) tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động. Một trong những chế độ được quan tâm là BHXH một lần, cho phép người lao động đáp ứng các điều kiện nhất định được rút một khoản tiền từ quỹ BHXH. Để bảo toàn giá trị thực của khoản tiền này theo thời gian, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát có thể làm giảm sức mua của đồng tiền, việc điều chỉnh tiền trượt giá là vô cùng cần thiết. Tiền trượt giá, hay còn gọi là hệ số điều chỉnh, được áp dụng nhằm bù đắp sự mất giá của đồng tiền từ thời điểm đóng BHXH đến thời điểm người lao động nhận trợ cấp một lần 1. Việc hiểu rõ phương pháp tính tiền trượt giá BHXH một lần mới nhất cho năm 2025 có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động, giúp họ nắm bắt được quyền lợi của mình và có kế hoạch tài chính phù hợp. Bài nghiên cứu này sẽ đi sâu vào các quy định pháp luật mới nhất, công thức tính toán chính thức, dữ liệu lạm phát liên quan, hướng dẫn từ cơ quan BHXH, ví dụ minh họa, so sánh với các năm trước và phân tích tác động của việc điều chỉnh này đối với người lao động. 26/03/2025Cách tính tiền trượt giá bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2025

Cách tính tiền trượt giá bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2025
Việc điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) theo tỷ lệ trượt giá, hay còn gọi là tiền trượt giá, đóng vai trò then chốt trong hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam. Mục đích cơ bản của cơ chế này là bảo toàn giá trị thực của các khoản đóng góp và quyền lợi BHXH theo thời gian, từ đó bù đắp cho sự mất giá của đồng tiền do lạm phát. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các chế độ đãi ngộ dài hạn như lương hưu, giúp đảm bảo rằng người thụ hưởng có thể duy trì mức sống tương xứng với những đóng góp của họ trong quá khứ. Cơ chế điều chỉnh này được quy định trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, nhằm đảm bảo tính công bằng và đầy đủ của các khoản trợ cấp cho người tham gia BHXH. 26/03/2025Đối tượng được nhận tiền trượt giá bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2025

Đối tượng được nhận tiền trượt giá bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2025
Việc điều chỉnh tiền trượt giá bảo hiểm xã hội, hay còn được gọi là hệ số điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng bảo hiểm xã hội, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam. Mục đích chính của việc điều chỉnh này là nhằm bù đắp sự suy giảm giá trị của đồng tiền theo thời gian, một hiện tượng thường được biết đến là lạm phát. Nhờ có cơ chế này, các khoản trợ cấp và lương hưu mà người tham gia bảo hiểm xã hội nhận được trong tương lai sẽ phản ánh sát hơn giá trị thực tế của những đóng góp mà họ đã thực hiện trong quá khứ. Điều này đảm bảo tính công bằng và hiệu quả của hệ thống bảo hiểm xã hội, giúp người lao động yên tâm hơn về quyền lợi của mình khi về hưu hoặc gặp các trường hợp rủi ro khác. 26/03/2025Tiền trượt giá được hiểu như thế nào mới nhất 2025?

Tiền trượt giá được hiểu như thế nào mới nhất 2025?
Tiền trượt giá, hay còn gọi là lạm phát, là một hiện tượng kinh tế quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất và tác động của nó, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế năm 2025, chúng ta cần đi sâu vào phân tích nhiều khía cạnh. Việc đồng tiền trượt giá cũng có ảnh hưởng đến việc ban hành các quy định về Lương hưu, Bảo hiểm xã hội của Người Lao Động. 28/03/2025Khi nào người lao động được lấy tiền trượt giá bảo hiểm xã hội mới nhất 2025?

Khi nào người lao động được lấy tiền trượt giá bảo hiểm xã hội mới nhất 2025?
Hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đang chuẩn bị cho những thay đổi quan trọng với việc ban hành Luật Bảo hiểm xã hội 2024, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2025. Những thay đổi này sẽ tác động đáng kể đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, đặc biệt là trong việc tiếp cận các khoản trợ cấp và lương hưu. Một yếu tố quan trọng mà người lao động cần nắm rõ là cơ chế điều chỉnh trượt giá (tiền trượt giá) đối với các khoản đóng góp BHXH, nhằm bảo toàn giá trị thực của số tiền đã đóng theo thời gian. Bài viết này sẽ làm rõ thời điểm người lao động có thể tiếp cận khoản tiền trượt giá BHXH theo quy định mới nhất năm 2025. 28/03/2025Làm 1 năm được bao nhiêu tiền bảo hiểm xã hội?

Làm 1 năm được bao nhiêu tiền bảo hiểm xã hội?
Nhiều người lao động sau khi đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 năm nhưng không có nhu cầu tiếp tục tham gia thường thắc mắc về số tiền có thể nhận được khi rút BHXH một lần. Vậy với 1 năm đóng BHXH, mức hưởng sẽ được tính như thế nào? Có thay đổi gì theo quy định mới năm 2025 không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để biết chính xác số tiền bạn có thể nhận được! 16/03/2025Bảo hiểm xã hội 3 năm được bao nhiêu tiền mới nhất 2025?

Bảo hiểm xã hội 3 năm được bao nhiêu tiền mới nhất 2025?
Nhiều người lao động sau khi đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 3 năm nhưng không có nhu cầu tiếp tục tham gia thường thắc mắc về số tiền có thể nhận được khi rút BHXH một lần. Từ ngày 01/07/2025, mức hưởng BHXH một lần có gì thay đổi không? Cách tính cụ thể như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để biết chính xác số tiền bạn có thể nhận được khi rút BHXH sau 3 năm đóng! 16/03/2025Bảo hiểm xã hội 13 năm được bao nhiêu tiền mới nhất 2025?

Bảo hiểm xã hội 13 năm được bao nhiêu tiền mới nhất 2025?
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) trong thời gian dài nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu thường quan tâm đến mức hưởng BHXH một lần khi rút. Vậy nếu đã đóng BHXH 13 năm, số tiền nhận được khi rút BHXH một lần sẽ là bao nhiêu? Từ ngày 01/07/2025, quy định về mức hưởng BHXH có gì thay đổi không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất! 16/03/2025Bảo hiểm xã hội 1 năm 8 tháng được bao nhiêu tiền mới nhất 2025?

Bảo hiểm xã hội 1 năm 8 tháng được bao nhiêu tiền mới nhất 2025?
Nhiều người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) ngắn, chẳng hạn như 1 năm 8 tháng, thường quan tâm đến số tiền có thể nhận được khi rút BHXH một lần. Từ ngày 01/07/2025, mức hưởng BHXH một lần có thể thay đổi theo chính sách mới. Vậy với thời gian đóng BHXH 1 năm 8 tháng, cách tính số tiền hưởng như thế nào? Người lao động sẽ nhận được bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để có thông tin chính xác nhất! 16/03/2025Bảo hiểm xã hội 1 năm 9 tháng được bao nhiêu tiền mới nhất 2025?
