Chương II Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH: Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
Số hiệu: | 59/2015/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Phạm Minh Huân |
Ngày ban hành: | 29/12/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2016 |
Ngày công báo: | 31/01/2016 | Số công báo: | Từ số 139 đến số 140 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, hướng dẫn Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc với các nội dung về các chế độ BHXH bắt buộc; Quỹ bảo hiểm xã hội được ban hành ngày 29/12/2015.
1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật BHXH; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP và được Thông tư 59 hướng dẫn như sau:
Trong đó điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn như sau:
+ Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
+ Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
- Thông tư số 59/2015 quy định trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà lao động nữ phải nghỉ việc để khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai thì được hưởng chế độ thai sản theo các điều 32, 33 và 37 của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Mức trợ cấp tuất một lần
- Theo quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, mức trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo Điều 70 của Luật BHXH và khoản 6 Điều 12 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.
Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP khi chết mà không có thân nhân đủ điều kiện tại khoản 2 và khoản 3 Điều 67 của Luật bảo hiểm xã hội thì thân nhân được giải quyết theo khoản 2 Điều 70 của Luật bảo hiểm xã hội.
- Theo Thông tư số 59 năm 2015 của Bộ Lao động thuơng binh và xã hội, đối với người lao động đã nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần mà đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động dưới 61%; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định 613/QĐ-TTg khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng trợ cấp người lao động đang hưởng trước khi chết.
- Theo quy định tại Thông tư 59/2015/BLĐTBXH, đối với người lao động đã nghỉ việc hưởng BHXH một lần mà đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng khi chết mà không có thân nhân hưởng trợ cấp hằng tháng theo khoản 2 và khoản 3 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng trợ cấp người lao động đang hưởng trước khi chết.
- Khi tính trợ cấp tuất một lần đối với người đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Thông tư số 59/2015 còn quy định trường hợp tính đến trước ngày 01/01/2014 nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn từ ngày 01/01/2014 trở đi để làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần.
Thông tư 59 có hiệu lực từ ngày 15/02/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
c) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.
b) Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định của pháp luật về lao động. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Ví dụ 1: Ông D là công nhân may, chế độ làm việc theo ca; ông D được bố trí ngày nghỉ hàng tuần như sau: tuần từ ngày 04/01/2016 đến ngày 10/01/2016 vào ngày thứ Tư ngày 06/01/2016, tuần từ ngày 11/01/2016 đến ngày 17/01/2016 vào ngày thứ Sáu ngày 15/01/2016. Do bị ốm đau bệnh tật, ông D phải nghỉ việc điều trị bệnh từ ngày 07/01/2016 đến ngày 17/01/2016.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau của ông D được tính từ ngày 07/01/2016 đến ngày 17/01/2016 là 10 ngày (trừ 01 ngày nghỉ hàng tuần là ngày thứ Sáu ngày 15/01/2016)
2. Việc xác định người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên để tính thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm, được căn cứ vào nghề, công việc và nơi làm việc của người lao động tại thời điểm người lao động bị ốm đau, tai nạn.
Ví dụ 2: Bà A, có 13 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc trong điều kiện bình thường; từ tháng 01/2016 đến tháng 9/2016 bà A đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ 30 ngày. Tháng 10/2016, bà A chuyển sang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Ngày 25/10/2016, bà A bị ốm đau phải nghỉ 07 ngày làm việc.
Tại thời điểm nghỉ việc (tháng 10/2016), bà A làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nên thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa trong năm của bà A là 40 ngày, tính đến thời điểm ngày 25/10/2016 bà A mới nghỉ hưởng chế độ ốm đau 30 ngày trong năm 2016, do đó thời gian nghỉ việc 07 ngày do bị ốm đau của bà A được giải quyết hưởng trợ cấp ốm đau.
Ví dụ 3: Bà B có thời gian đóng bảo hiểm xã hội được 10 năm, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; từ tháng 01/2016 đến tháng 8/2016, đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau 37 ngày; từ tháng 9/2016 bà B chuyển sang làm công việc trong điều kiện bình thường. Ngày 26/9/2016, bà B bị ốm đau phải nghỉ 03 ngày làm việc.
Tại thời điểm nghỉ việc do ốm đau (tháng 9/2016), bà B làm việc trong điều kiện bình thường nên thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa trong năm của bà B là 30 ngày; tại thời điểm đó bà B đã hưởng chế độ ốm đau 37 ngày trong năm 2016, do đó bà B không được hưởng trợ cấp ốm đau đối với 03 ngày nghỉ việc từ ngày 26/9/2016.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
Trường hợp người lao động đã hưởng hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Ví dụ 4: Bà Nguyễn Thị A, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 3 tháng, mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa của bà A như sau:
- Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
- Trường hợp sau khi hưởng hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng 03 tháng.
Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa của bà A là 180 ngày và 03 tháng.
Ví dụ 5: Ông B có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là đủ 1 năm, mắc bệnh cần chữa trị dài ngày. Ông B đã hưởng hết 180 ngày đầu tiên, sau đó vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng trợ cấp với mức thấp hơn nhưng tối đa là 1 năm.
Sau khi điều trị bệnh ổn định, ông B trở lại làm việc và đóng bảo hiểm xã hội đủ 2 năm thì tiếp tục nghỉ việc để điều trị bệnh (thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày). Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa của lần điều trị này đối với ông B sẽ là 180 ngày và 3 năm (thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính thời gian hưởng tối đa sau khi đã nghỉ hết 180 ngày là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội).
4. Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian ốm đau, tai nạn trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng trợ cấp ốm đau; thời gian nghỉ việc do bị ốm đau, tai nạn ngoài thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được tính hưởng chế độ ốm đau theo quy định.
5. Trường hợp người lao động có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của năm nào tính vào thời gian hưởng chế độ ốm đau của năm đó.
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
a) Trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ 2 con trở lên dưới 7 tuổi bị ốm đau, thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau; thời gian tối đa người lao động nghỉ việc trong một năm cho mỗi con được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 6: Bà A đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có 2 con dưới 7 tuổi bị ốm đau với thời gian như sau: con thứ nhất bị ốm từ ngày 04/01 đến ngày 10/01/2016, con thứ hai bị ốm từ ngày 07/01 đến ngày 13/01/2016, bà A phải nghỉ việc để chăm sóc 2 con ốm đau. Ngày nghỉ hàng tuần của bà A là ngày Chủ nhật. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của bà A được tính từ ngày 04 đến ngày 13 tháng 01 năm 2016 là 09 ngày (trừ 01 ngày nghỉ hàng tuần là Chủ nhật).
b) Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì tùy theo điều kiện của mỗi người để luân phiên nghỉ việc chăm sóc con ốm đau, thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 7: Hai vợ chồng bà B đều đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ngày nghỉ hàng tuần của vợ chồng bà B là ngày Chủ nhật. Con bà B được 5 tuổi, bị ốm phải điều trị ở bệnh viện thời gian từ ngày 11/01 đến ngày 05/02/2016. Do điều kiện công việc, vợ chồng bà B phải bố trí thay nhau nghỉ chăm sóc con như sau:
- Bà B nghỉ chăm con từ ngày 11/01 đến ngày 17/01/2016 và từ ngày 25/01 đến ngày 05/02/2016;
- Chồng bà B nghỉ chăm con từ ngày 18/01 đến ngày 24/01/2016.
Như vậy, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của vợ chồng bà B được tính như sau:
+ Đối với bà B: tổng số ngày nghỉ chăm sóc con là 19 ngày, trừ 02 ngày nghỉ hàng tuần vào ngày Chủ nhật, còn lại 17 ngày. Tuy nhiên, do con bà B đã được 5 tuổi nên thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm tối đa là 15 ngày. Do vậy, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của bà B được tính hưởng là 15 ngày.
+ Đối với chồng bà B: tổng số ngày nghỉ chăm sóc con là 7 ngày, trừ 01 ngày nghỉ hàng tuần vào ngày Chủ nhật, còn lại 06 ngày. Do vậy, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của chồng bà B được tính hưởng là 06 ngày.
c) Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, cùng nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau thì cả cha và mẹ đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm đau; thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 8: Hai vợ chồng chị T đều tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có con trai 5 tuổi bị ốm phải nằm viện điều trị bệnh từ ngày 07/3/2016 đến ngày 11/3/2016. Trong thời gian con phải nằm viện điều trị bệnh, cả hai vợ chồng chị T đều nghỉ việc để chăm sóc con.
Trong trường hợp này, cả hai vợ chồng chị T đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm đau với thời gian là 05 ngày.
1. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau |
|
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
|
Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau |
24 ngày |
- Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
2. Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày |
= |
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
x |
Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) |
x |
Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau |
Trong đó:
a) Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau:
- Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
- Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
b) Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề. Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho những ngày này như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày |
= |
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
x |
Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) |
x |
Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau |
24 ngày |
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại điểm a khoản này.
- Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Ví dụ 9: Bà N đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị ốm đau phải nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ ngày 28/3/2016 đến ngày 05/6/2016.
- Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của bà N là 2 tháng (từ 28/3 đến 27/5/2016);
- Số ngày lẻ không trọn tháng của bà N là 09 ngày (từ ngày 28/5 đến ngày 05/6/2016).
3. Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.
Ví dụ 10: Bà Ch được tuyển dụng vào làm việc tại một cơ quan từ ngày 01/6/2016. Ngày 06/6/2016 bà Ch bị tai nạn rủi ro phải nghỉ việc để điều trị đến hết tháng 6/2016. Bà Ch được cơ quan đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội với tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là 5 triệu đồng.
Trường hợp bà Ch được giải quyết hưởng chế độ ốm đau, mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên mức tiền lương tháng là 5 triệu đồng.
4. Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
5. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, người lao động được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đóng cho người lao động.
6. Không điều chỉnh mức hưởng chế độ ốm đau khi Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.
1. Người lao động đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm, kể cả người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 29 của Luật bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 11: Ông Ph đang tham gia bảo hiểm xã hội theo chức danh nghề nặng nhọc, tính đến hết tháng 7/2016 đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau (bệnh không thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày) được 35 ngày, sau khi đi làm trở lại được một tuần thấy sức khỏe còn yếu, ông Ph được công ty quyết định cho nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày. Tháng 9/2016, ông Ph bị ốm đau phải phẫu thuật, nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau 07 ngày thì quay trở lại làm việc nhưng sức khỏe chưa phục hồi.
Trường hợp ông Ph tính đến thời điểm tháng 9/2016 đã nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau (ốm đau không thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày) được 05 ngày. Do vậy, khi quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau phải phẫu thuật mà sức khỏe chưa phục hồi thì ông Ph được nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau với thời gian tối đa là 02 ngày (dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau do phải phẫu thuật tối đa là 07 ngày nhưng trước đó ông Ph đã nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau là 05 ngày).
2. Người lao động đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó.
Ví dụ 12: Bà D phải nghỉ việc để điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ ngày 01/8/2016 đến hết ngày 10/12/2016 (trong năm 2016 bà D chưa nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau). Từ ngày 11/12/2016, bà D trở lại tiếp tục làm việc đến ngày 04/01/2017 do sức khỏe chưa phục hồi nên bà D được đơn vị giải quyết nghỉ việc hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe 10 ngày.
Trường hợp bà D được nghỉ hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 10 ngày và thời gian nghỉ này được tính cho năm 2016.
3. Trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
1. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 100 và Điều 102 của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100 của Luật bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Ví dụ 13: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Ví dụ 14: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
2. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
b) Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
3. Trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà lao động nữ phải nghỉ việc để khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33 và 37 của Luật bảo hiểm xã hội.
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ quy định tại Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội tính từ thời điểm thai chết lưu.
Ví dụ 15: Chị C liên tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được 3 năm, mang thai đến tháng thứ 8 thì nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, một tháng sau khi nghỉ việc thì thai bị chết lưu. Như vậy, chị C ngoài việc được hưởng chế độ thai sản cho đến khi thai chết lưu, còn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền nhưng tối đa không quá 50 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
b) Trường hợp lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, sau khi sinh con mà con bị chết, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được hưởng chế độ quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ.
b) Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
c) Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của người mẹ.
d) Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội nhưng người mẹ không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội mà chết thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
đ) Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại điểm b và điểm d khoản này mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ.
e) Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
g) Đối với trường hợp quy định tại các điểm b, d và e khoản này mà người cha đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có thai bị chết hoặc chết lưu thì chế độ thai sản được giải quyết đối với con còn sống. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con của lao động nữ được tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết hoặc chết lưu.
Trường hợp tất cả các thai đều chết lưu thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội đối với từng thai chết lưu, không tính trùng thời gian hưởng.
Trường hợp tất cả các thai đều bị chết sau khi sinh thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội, áp dụng đối với con chết sau cùng.Bổ sung
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 36 của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng không nghỉ việc thì chỉ được hưởng trợ cấp một lần quy định tại Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội.
1. Mức hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.
Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Ví dụ 16: Chị C sinh con vào ngày 16/3/2016, có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- Từ tháng 10/2015 đến tháng 01/2016 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 5.000.000 đồng/tháng;
- Từ tháng 02/2016 đến tháng 3/2016 (2 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
= |
(5.000.000 x 4) + (6.500.000 x 2) |
6 |
||
|
= |
5.500.000 (đồng/tháng) |
Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị C là 5.500.000 đồng/tháng.
Ví dụ 17: Chị D sinh con ngày 13/5/2017 (thuộc trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền), có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- Từ tháng 5/2014 đến tháng 4/2016 (24 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 8.500.000 đồng/tháng;
- Từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 7.000.000 đồng/tháng;
- Từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017 (8 tháng), nghỉ dưỡng thai, không đóng bảo hiểm xã hội.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị D được tính như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
= |
(7.000.000 x 4) + (8.500.000 x 2) |
6 |
||
|
= |
7.500.000 (đồng/tháng) |
Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị D là 7.500.000 đồng/tháng.
b) Đối với trường hợp người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật bảo hiểm xã hội ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn như sau:
a) Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
b) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
d) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3. Mức hưởng chế độ thai sản của người lao động không được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.
4. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều này, được ghi theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
1. Lao động nữ, lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 41 của Luật bảo hiểm xã hội và điểm c khoản 3 Điều 3 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
2. Lao động nữ đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó.
Ví dụ 18: Chị Th đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, ngày 15/12/2016 trở lại làm việc sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con, đến ngày 10/01/2017 do sức khỏe chưa phục hồi nên chị Th được cơ quan giải quyết nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày.
Trường hợp chị Th được nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày và thời gian nghỉ này được tính cho năm 2016.
1. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 101, Điều 102 của Luật bảo hiểm xã hội và Điều 5 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
2. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
1. Người lao động từ đủ 50 tuổi trở lên khi nghỉ việc được hưởng lương hưu nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Người lao động nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có tổng thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành và thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu.
Ví dụ 19: Ông N có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó từ tháng 01/1998 đến tháng 12/2007 làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; từ tháng 01/2008 đến tháng 3/2016 ông N chuyển địa điểm làm việc đến nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 (vẫn làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm). Ông N nghỉ việc từ tháng 4/2016, khi ông đủ 57 tuổi.
Trường hợp ông N có tổng thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên là 18 năm 03 tháng (từ tháng 01/1998 đến tháng 12/2007 và từ tháng 01/2008 đến tháng 3/2016). Tại thời điểm nghỉ việc, ông N đủ điều kiện hưởng lương hưu, không cần điều kiện phải suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
3. Điều kiện hưởng lương hưu đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội, được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Việc xác định là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn được căn cứ vào thời điểm trước khi nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
b) Thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm là thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Ví dụ 20: Bà Th có quá trình công tác từ tháng 01/1998 làm giáo viên dạy cấp 1 đến tháng 4/2012 chuyển sang làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ở cấp xã. Bà Th đủ 55 tuổi, nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ tháng 4/2016.
Trường hợp bà Th tại thời điểm trước khi nghỉ việc là nữ cán bộ chuyên trách cấp xã (Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ở cấp xã), có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 18 năm 3 tháng. Bà Th đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 21: Bà Q là người hoạt động không chuyên trách ở xã, tại thời điểm đủ 55 tuổi bà Q có 18 năm đóng bảo hiểm xã hội (trong đó có 4 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện).
Trường hợp bà Q khi đủ 55 tuổi, không đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nên không thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội. Bà Q có thể lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho 02 năm còn thiếu để được hưởng lương hưu hoặc nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy định.
4. Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được lựa chọn đóng một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu. Người lao động được hưởng lương hưu tại tháng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và đã đóng đủ bảo hiểm xã hội cho số tháng còn thiếu.
Ví dụ 22: Ông C sinh tháng 3/1956, làm việc trong điều kiện bình thường, đến hết tháng 3/2016 ông C có 19 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp ông C được đóng bảo hiểm xã hội một lần cho 5 tháng còn thiếu. Tháng 4/2016, ông C đóng một lần cho 5 tháng còn thiếu cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Ông C được hưởng lương hưu từ tháng 4/2016.
Trường hợp ông C nêu trên mà đến tháng 7/2016 mới đóng bảo hiểm xã hội một lần đủ cho 5 tháng còn thiếu thì được hưởng lương hưu từ tháng 7/2016.
Ví dụ 23: Ông H sinh tháng 3/1963, có 19 năm 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; tháng 3/2016 ông H được Hội đồng Giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động 63%. Như vậy, ông H đã đủ điều kiện về tuổi và mức suy giảm khả năng lao động để hưởng lương hưu nhưng còn thiếu 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, ông H được đóng tiếp bảo hiểm xã hội bắt buộc 6 tháng. Tháng 4/2016, ông H đóng một lần cho 6 tháng còn thiếu. Thời điểm hưởng lương hưu đối với ông H được tính từ tháng 4/2016.
Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và đảm bảo điều kiện về tuổi đời theo bảng dưới đây:
Năm nghỉ hưởng lương hưu |
Điều kiện về tuổi đời đối với nam |
Điều kiện về tuổi đời đối với nữ |
2016 |
Đủ 51 tuổi |
Đủ 46 tuổi |
2017 |
Đủ 52 tuổi |
Đủ 47 tuổi |
2018 |
Đủ 53 tuổi |
Đủ 48 tuổi |
2019 |
Đủ 54 tuổi |
Đủ 49 tuổi |
Từ 2020 trở đi |
Đủ 55 tuổi |
Đủ 50 tuổi |
2. Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.
3. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 16 của Thông tư này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Ví dụ 24: Bà A 53 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 26 năm 04 tháng đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu tháng 6/2016. Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà A được tính như sau:
- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm, tính thêm: 11 x 3% = 33%;
- 04 tháng được tính là 1/2 năm, tính thêm: 0,5 x 3% = 1,5%
- Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 33% + 1,5% = 79,5% (chỉ tính tối đa bằng 75%);
- Bà A nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 2 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2 x 2% = 4%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 75% - 4% = 71%. Ngoài ra, do bà A có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng 75% (cao hơn 25 năm) nên còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là: 1,5 năm x 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
a) Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi của năm đó.
Ví dụ 25: Bà K bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 01/2019 khi đủ 50 tuổi 01 tháng, có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:
- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 26% = 71%;
- Bà K nghỉ hưu khi 50 tuổi 01 tháng (nghỉ hưu trước tuổi 55 là 4 năm 11 tháng) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 8% + 1% = 9%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà K sẽ là 71% - 9% = 62%.
b) Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
Ví dụ 26: Ông Q nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 4/2017 khi đủ 49 tuổi. Ông Q có 27 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; bị suy giảm khả năng lao động 61%. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông Q được tính như sau:
- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 27 là 12 năm, tính thêm: 12 x 2% = 24%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 24% = 69%;
- Ông Q nghỉ hưu trước tuổi 50 theo quy định là 01 năm nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 2%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông Q là 69% - 2% = 67%.
Ví dụ 27: Bà M làm việc trong điều kiện bình thường, trong hồ sơ chỉ thể hiện sinh năm 1962, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 25 năm, bị suy giảm khả năng lao động 61%, lập hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu từ ngày 01/3/2016.
Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà M được tính như sau:
- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 25 là 10 năm, tính thêm: 10 x 3% = 30%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 30% = 75%;
- Hồ sơ chỉ thể hiện bà M sinh năm 1962 nên lấy ngày 01/01/1962 để tính tuổi làm cơ sở tính năm nghỉ hưu trước tuổi. Do vậy, tại thời điểm hưởng lương hưu bà M đã 54 tuổi 01 tháng nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 1%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà M là 75% -1% = 74%.
2. Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Ví dụ 28: Ông G làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu năm 2018 khi 56 tuổi 7 tháng, có 29 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
- Số năm đóng bảo hiểm xã hội của ông G là 29 năm 7 tháng, số tháng lẻ là 7 tháng được tính là 1 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông G là 30 năm.
- 16 năm đầu tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 17 đến năm thứ 30 là 14 năm, tính thêm: 14 x 2% = 28%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 28% = 73%.
- Ông G nghỉ hưu khi 56 tuổi 07 tháng (nghỉ hưu trước tuổi 60 theo quy định là 3 năm 05 tháng) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 6%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông G sẽ là 73% - 6% = 67%.
Ví dụ 29: Ông S nghỉ việc hưởng lương hưu năm 2016 khi đủ 51 tuổi. Ông S có 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại; bị suy giảm khả năng lao động 61% và có 27 năm 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông S được tính như sau:
- Số năm đóng bảo hiểm xã hội của ông S là 27 năm 03 tháng, số tháng lẻ là 03 tháng được tính là 0,5 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông S là 27,5 năm.
- 15 năm đầu tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 27,5 là 12,5 năm, tính thêm: 12,5 x 2% = 25%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 25% = 70%.
- Ông S nghỉ hưu trước tuổi 55 là 4 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm 8%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông S là 70% - 8% = 62%.Bổ sung
1. Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau tháng sinh của năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu. Trường hợp tháng sinh là tháng 12 thì thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 của tháng 01 năm liền kề sau năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.
Ví dụ 30: Ông A sinh ngày 01/3/1956, làm việc trong điều kiện bình thường. Thời điểm ông A đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/4/2016.
Ví dụ 31: Ông M sinh ngày 01/12/1956, làm việc trong điều kiện bình thường. Thời điểm ông M đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/01/2017.
2. Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu đối với trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh (chỉ ghi năm sinh) là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.
Ví dụ 32: Bà C làm việc trong điều kiện bình thường, trong hồ sơ chỉ ghi sinh năm 1961. Thời điểm bà C đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/01/2017.
3. Thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động đối với người có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động theo các trường hợp quy định tại Điều 16 của Thông tư này.
Ví dụ 33: Bà D, sinh ngày 10/5/1965, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 23 năm. Ngày 05/7/2016, Hội đồng Giám định y khoa kết luận bà D bị suy giảm khả năng lao động 61%. Thời điểm bà D đủ điều kiện hưởng lương hưu do suy giảm khả năng lao động là ngày 01/8/2016.
4. Thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 59 của Luật bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người sử dụng lao động nộp hồ sơ chậm so với quy định thì phải có văn bản giải trình nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung giải trình.
5. Thời điểm hưởng lương hưu đối với trường hợp không còn hồ sơ gốc quy định tại khoản 7 Điều 23 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là thời điểm ghi trong văn bản giải quyết của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội, Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động và Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội, Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 20 Thông tư này. Trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định chưa đủ số năm cuối quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư này thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của từng thời kỳ, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP. Việc tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện như người lao động không được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó trừ đi số tiền nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ của từng tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức hỗ trợ của từng tháng được tính theo công thức sau:
Số tiền Nhà nước hỗ trợ tháng i |
= |
0,22 |
x |
Chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng i |
x |
Tỷ lệ hỗ trợ của nhà nước tại tháng i |
4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Ví dụ 34: Ông T có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 16 năm 4 tháng (trong đó 10 năm 02 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/2014). Bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính như sau:
- Ông T có 10 năm 02 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; 02 tháng lẻ sẽ được chuyển sang giai đoạn từ năm 2014. Như vậy, số tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính là 10 năm trước năm 2014 và 6 năm 4 tháng đóng bảo hiểm xã hội giai đoạn từ năm 2014 trở đi (được tính là 6,5 năm).
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính như sau:
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần |
= |
1,5 tháng x 10 năm + 2 tháng x 6,5 năm |
x |
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội |
Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính bằng 28 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
5. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội. Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần căn cứ vào thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 35: Ông V thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định từ năm 1996 đến hết năm 2014. Trên cơ sở đề nghị của ông V ngày 20/02/2016, ngày 01/3/2016 cơ quan bảo hiểm xã hội ban hành quyết định giải quyết bảo hiểm xã hội một lần đối với ông V.
Như vậy, bảo hiểm xã hội một lần của ông V được tính trên cơ sở mức lương cơ sở tại thời điểm 01/3/2016.
1. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 1 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
a) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:
Mbqtl |
= |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
60 tháng |
b) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:
Mbqtl |
= |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
72 tháng |
c) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006:
Mbqtl |
= |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
96 tháng |
d) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015:
Mbqtl |
= |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
120 tháng |
đ) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019:
Mbqtl |
= |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm (180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
180 tháng |
e) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024:
Mbqtl |
= |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm (240 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
240 tháng |
g) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi:
Mbqtl |
= |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của của toàn bộ thời gian đóng |
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội |
Trong đó:
Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Mbqtl |
= |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội |
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội |
Trong đó:
Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
3. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo khoản 3 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Mbqtl |
= |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định |
+ |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định |
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội |
Trong đó:
a) Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính như điểm a khoản này. Trong đó, tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tổng số các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của các giai đoạn.
Ví dụ 36: Ông Q nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi, có 23 năm 9 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Diễn biến thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông Q như sau:
- Từ tháng 01/1990 đến tháng 12/1996 (7 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
- Từ tháng 01/1997 đến tháng 9/2006 (9 năm 9 tháng) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
- Từ tháng 10/2009 đến tháng 9/2016 (7 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Ông Q hưởng lương hưu từ tháng 10/2016.
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông Q được tính theo điểm b nêu trên như sau:
- Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là: 7 năm + 7 năm =14 năm (168 tháng).
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông Q được tính như sau:
Mbqtl |
= |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (tính từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2016) |
60 tháng |
- Vậy, tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông Q được tính là: 168 tháng x Mbqtl
Ví dụ 37: Ông T nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi, có 22 năm đóng bảo hiểm xã hội. Diễn biến thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông T như sau:
- Từ tháng 01/1996 đến tháng 12/2002 (7 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
- Từ tháng 01/2003 đến tháng 12/2013 (11 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
- Từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2017 (4 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Ông T hưởng lương hưu từ tháng 01/2018.
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông T được tính như sau:
- Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là: 7 năm + 4 năm =11 năm (132 tháng).
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông T được tính như sau:
Mbqtl |
= |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (24 tháng tính từ tháng 01/2001 đến tháng 12/2002 cộng 48 tháng tính từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2017) |
72 tháng |
- Vậy, tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông T được tính là: 132 tháng x Mbqtl.
4. Lương hưu của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề có hoặc không có phụ cấp thâm niên nghề rồi mới nghỉ hưu, được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 9 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề không có phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề cao nhất (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.
Ví dụ 38: Ông H, là Chánh Văn phòng Bộ, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/4/2016; có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 30 năm. Trước khi chuyển sang làm Chánh Văn phòng Bộ, ông H là kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân, có 14 năm được tính thâm niên nghề với hệ số lương là 5,08. Ông H có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 4/2016 là 1.150.000 đồng/tháng).
- Từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2014 = 36 tháng, hệ số lương là 6,2:
1.150.000 đồng x 6,2 x 36 tháng = 256.680.000 đồng.
- Từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2016 = 24 tháng, hệ số lương là 6,56:
1.150.000 đồng x 6,56 x 24 tháng = 181.056.000 đồng.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối để làm cơ sở tính lương hưu của ông H là:
(256.680.000 đồng + 181.056.000 đồng) |
= 7.295.600 đồng/tháng. |
60 tháng |
- Phụ cấp thâm niên nghề của ông H trước khi chuyển sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được cộng vào mức bình quân tiền lương tháng làm cơ sở tính lương hưu như sau:
Ông H có hệ số lương trước khi chuyển sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bằng 5,08; phụ cấp thâm niên nghề được tính là 14%:
1.150.000 đồng x 5,08 x 14% = 817.880 đồng.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu là:
7.295.600 đồng + 817.880 đồng = 8.113.480 đồng.
- Lương hưu hằng tháng của ông H là:
8.113.480 đồng x 75% = 6.085.110 đồng/tháng.
b) Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và khoản 1 Điều này.
Ví dụ 39: Ông M nguyên là công chức Hải quan, chuyển sang làm kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/4/2016; có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 27 năm, trong đó 11 năm được tính thâm niên nhà giáo, 16 năm thâm niên ngành kiểm sát. Ông M có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 4/2016 là 1.150.000 đồng/tháng).
- Từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2014 = 36 tháng, hệ số lương là 5,76; thâm niên nghề là 25 %:
1.150.000 đồng x 5,76 x 1,25 x 36 tháng = 298.080.000 đồng.
- Từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2016 = 24 tháng, hệ số lương là 6,10; thâm niên nghề là 27 %:
1.150.000 đồng x 6,10 x 1,27 x 24 tháng = 213.817.200 đồng.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối để làm cơ sở tính lương hưu của ông M là:
359.931.600 đồng + 256.365.360 đồng |
= 8.531.620 đồng/tháng. |
60 tháng |
- Lương hưu hằng tháng của ông M là:
8.531.620 đồng/tháng x 69% = 5.886.818 đồng/tháng.
c) Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội không có phụ cấp thâm niên nghề, sau đó lại chuyển sang các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội có phụ cấp thâm niên nghề, hoặc ngược lại thì căn cứ vào ngành nghề cuối cùng trước khi nghỉ hưu (ngành nghề có được hưởng phụ cấp thâm niên nghề hoặc ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề) để tính mức lương hưu theo điểm a hoặc điểm b khoản này.
d) Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang các ngành nghề có hoặc không có phụ cấp thâm niên nghề, khi nghỉ hưu trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của những năm cuối để tính lương hưu có thời gian đóng có phụ cấp thâm niên nghề có thời gian đóng không có phụ cấp thâm niên nghề, nếu mức lương hưu tính theo điểm b khoản này thấp hơn thì được lấy tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên liền kề trước đó tương ứng với số năm quy định tại khoản 1 Điều này, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 40: Ông P, nguyên là công chức Hải quan, có 27 năm được tính thâm niên nghề, tháng 4/2013 chuyển sang làm Chuyên viên thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/4/2016; có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 30 năm. Ông P có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội một số năm cuối trước khi nghỉ hưu như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 4/2016 là 1.150.000 đồng/tháng).
- Từ tháng 4/2008 đến tháng 3/2010 = 24 tháng, hệ số lương là 6,2, phụ cấp thâm niên nghề được tính là 24%;
- Từ tháng 4/2010 đến tháng 3/2013 = 36 tháng, hệ số lương là 6,56, phụ cấp thâm niên nghề được tính là 27%;
- Từ tháng 4/2013 đến tháng 3/2016 = 36 tháng, hệ số lương là 6,92, không có phụ cấp thâm niên.
Trường hợp ông P mức lương hưu tính theo số năm cuối trước khi nghỉ hưu thấp hơn so với mức lương hưu tính theo số năm trước đó có hưởng phụ cấp thâm niên. Do vậy, mức bình quân tiền lương tháng để tính lương hưu của ông P được tính như sau:
- Từ tháng 4/2008 đến tháng 3/2010 = 24 tháng, hệ số lương là 6,2, phụ cấp thâm niên nghề được tính là 24%:
1.150.000 đồng x 6,56 x 24 tháng x 1,24 = 212.188.800 đồng.
- Từ tháng 4/2010 đến tháng 3/2013 = 36 tháng, hệ số lương là 6,56, phụ cấp thâm niên nghề được tính là 27%:
1.150.000 đồng x 6,56 x 36 tháng x 1,27 = 344.911.680 đồng.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu của ông P là:
212.188.800 đồng + 344.911.680 đồng |
= 9.285.008 đồng/tháng. |
60 tháng |
- Lương hưu hằng tháng của ông P là:
9.285.008 đồng x 75% = 6.963.756 đồng/tháng.
(Nếu tính theo số năm cuối trước khi nghỉ hưu thì mức lương hưu của ông P là 6.455.364 đồng/tháng).
e) Trường hợp người lao động không thực sự đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề thì không thuộc diện áp dụng quy định tại khoản 6 Điều 9 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và quy định tại khoản này để tính lương hưu.
5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây được viết là Nghị định số 09/1998/NĐ-CP); thời gian công tác ở cấp xã đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội, được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định để làm cơ sở tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư mà có yêu cầu thì được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu được tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trong đó mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 được tính bằng 1,5 tháng lương hưu đang hưởng, mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi được tính bằng 02 tháng lương hưu đang hưởng; sau đó mỗi tháng đã hưởng lương hưu thì mức trợ cấp một lần trừ 0,5 tháng lương hưu. Mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
Trường hợp người đang hưởng lương hưu mà thời gian công tác được tính quy đổi để tính tỷ lệ hưởng lương hưu thì trợ cấp một lần được tính theo thời gian công tác thực tế.
Ví dụ 41: Bà Th là người đang hưởng lương hưu, tháng 01/2017 bà Th ra nước ngoài để định cư. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà Th là 24 năm (trong đó có 2 năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi); tính đến thời điểm trước khi ra nước ngoài định cư bà Th đã hưởng lương hưu được 01 năm, mức lương hưu hiện hưởng là 4 triệu đồng/tháng. Bà Th đề nghị hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần đối với bà Th được tính như sau:
Mức trợ cấp một lần |
= |
(22 x 1,5 + 2 x 2) - 12 x 0,5 |
x 4 triệu đồng |
Mức trợ cấp một lần của bà Th là: 124 triệu đồng.
Ví dụ 42: Bà Q có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 25 năm, đã hưởng lương hưu là 10 năm, mức lương hưu hiện hưởng là 3,5 triệu đồng/tháng. Tháng 01/2018, bà Q ra nước ngoài để định cư và đề nghị hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần đối với bà Q được tính như sau:
Mức trợ cấp một lần |
= |
(25 x 1,5) - (120 x 0,5) |
x 3,5 triệu đồng |
Mức trợ cấp một lần = - 22,5 x 3,5 triệu đồng.
Theo cách tính trợ cấp một lần bà Q đã hưởng quá số tiền tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Do vậy, bà Q chỉ được hưởng trợ cấp một lần bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng (10,5 triệu đồng).
3. Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP được tính như quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp tuất hằng tháng, trợ cấp hằng tháng đối với công nhân cao su, trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng (sau đây được viết là Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg), Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hằng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động (sau đây được viết là Quyết định số 613/QĐ-TTg) bằng 03 tháng trợ cấp đang hưởng.
Ví dụ 43: Ông V là người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng với mức hưởng 2 triệu đồng/tháng. Ông V theo các con ra nước ngoài để định cư và có đề nghị được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần của ông V được tính bằng 03 tháng trợ cấp đang hưởng: 3 x 2 triệu đồng = 6 triệu đồng.
1. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và các nội dung quy định chi tiết tại Thông tư này.
2. Khi tính mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội thì mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An được chuyển đổi sang bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ thì mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trước ngày 01 tháng 01 năm 2008 là mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
Việc tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Người bị dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị Tòa án tuyên bố là mất tích, sau đó được Tòa án hủy quyết định tuyên bố là mất tích thì được tiếp tục hưởng và được nhận tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của những tháng chưa nhận, không bao gồm tiền lãi.
2. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng có thời gian gián đoạn chưa nhận lương hưu, trợ cấp thì được nhận tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của những tháng chưa nhận, không bao gồm tiền lãi.
3. Người hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng mà chết trong thời gian gián đoạn chưa nhận lương hưu, trợ cấp thì ngoài chế độ tử tuất thân nhân còn được nhận tiền lương hưu, trợ cấp của những tháng chưa nhận, không bao gồm tiền lãi.
4. Người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng hưởng do bị Tòa án tuyên bố là mất tích, sau đó bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân không được nhận tiền lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng trong thời gian tạm dừng hưởng.
1. Trợ cấp mai táng được thực hiện theo quy định tại Điều 66 của Luật bảo hiểm xã hội và các khoản 2, 3 Điều 12 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
Ví dụ 44: Ông Ch tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được 10 tháng bị chết do tai nạn rủi ro.
Trường hợp ông Ch chết do tai nạn rủi ro, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 10 tháng (chưa đủ 12 tháng) nên người lo mai táng không được giải quyết trợ cấp mai táng. Thân nhân của ông Ch được giải quyết hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định.
Ví dụ 45: Bà T đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị chết do bệnh tật. Bà T có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 4 năm 2 tháng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 10 tháng.
Trường hợp bà T có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc là 60 tháng nên người lo mai táng được giải quyết hưởng trợ cấp mai táng.
2. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng không nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 12 tháng hoặc có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện dưới 60 tháng khi chết thì người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định số 613/QĐ-TTg; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở.
1. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật bảo hiểm xã hội và các khoản 4, 5 Điều 12 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
2. Đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ năm (kể cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội) còn thiếu không quá 6 tháng mà bị chết, nếu có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hằng tháng thì thân nhân được lựa chọn đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất với mức đóng hằng tháng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi chết (hoặc trước khi nghỉ việc đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội) để giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng. Trường hợp thân nhân người lao động không đóng cho số tháng còn thiếu thì giải quyết hưởng trợ cấp tuất một lần.
3. Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP chết nếu có thân nhân đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 67 của Luật bảo hiểm xã hội thì được giải quyết hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 67 của Luật bảo hiểm xã hội, thân nhân của người lao động được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để làm cơ sở giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng, trừ trường hợp thân nhân người lao động đã được tổ chức có thẩm quyền kết luận bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc được cấp giấy xác nhận khuyết tật đặc biệt nặng.
1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Đối với trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Ví dụ 46: Bà Tr có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 20 năm, có một con 5 tuổi. Hai vợ chồng bà Tr không may bị chết trong một vụ tai nạn giao thông.
Trong trường hợp này, con của bà Tr được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Ví dụ 47: Ông P là đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị chết do tai nạn lao động; ông P có vợ 56 tuổi (không có nguồn thu nhập), có một con 13 tuổi. Trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân của ông P được giải quyết như sau:
- Con ông P hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 50% mức lương cơ sở;
- Vợ ông P được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở cho đến khi con ông P đủ 18 tuổi, sau đó hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 50% mức lương cơ sở.
Ví dụ 48: Ông V là con duy nhất trong gia đình, mẹ đã chết, bố 62 tuổi (không có nguồn thu nhập). Ông V là đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị chết do tai nạn lao động.
Trong trường hợp này, bố ông V thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Ví dụ 49: Bà K 57 tuổi (không có nguồn thu nhập), chồng đã chết, có một con gái duy nhất đã lấy chồng (hiện đã chết). Con rể bà K có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 16 năm, bị chết do tai nạn rủi ro.
Trong trường hợp này, bà K thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Ví dụ 50: Hai vợ chồng bà T đều đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có một con duy nhất 6 tuổi. Cả hai vợ chồng bà T bị chết do tai nạn lao động. Do vậy, con của vợ chồng bà T sẽ được hưởng 02 lần mức trợ cấp tuất hằng tháng (bằng 2 lần của 70% mức lương cơ sở).
1. Mức trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 6 Điều 12 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP khi chết mà không có thân nhân đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 67 của Luật bảo hiểm xã hội thì thân nhân được giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Đối với người lao động đã nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần mà đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động dưới 61%; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định số 613/QĐ-TTg khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng trợ cấp người lao động đang hưởng trước khi chết.
3. Đối với người lao động đã nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần mà đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng khi chết mà không có thân nhân hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 67 của Luật bảo hiểm xã hội thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng trợ cấp người lao động đang hưởng trước khi chết.
4. Khi tính trợ cấp tuất một lần đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần.
Ví dụ 51: Ông T bị ốm chết, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 10/2005 đến 3/2017. Ông T có mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là 5.000.000 đồng/tháng.
- Ông T có 8 năm 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội ở giai đoạn trước ngày 01/01/2014; có 3 năm 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội ở giai đoạn từ ngày 01/01/2014 trở đi.
- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của ông T được tính như sau (08 năm đóng trước năm 2014 và 3 năm 6 tháng đóng từ năm 2014 trở đi):
((8 x 1,5) + (3,5 x 2)) x 5.000.000 đồng = 95.000.000 đồng.Bổ sung
BENEFITS OF COMPULSORY SOCIAL INSURANCE
Article 3. Conditions to enjoy the sickness benefits
1. The employees specified under Points a, b, c, d, dd, Clause 1 and Point b, Clause 2, Article 2 of Decree No. 115/2015/ND-CP shall enjoy the sickness benefits in the following cases:
a) The employees have disease or accident which is not work accident or treatment of injury or disease recurred due to work accident, occupational disease and must take sick leave with certification from the competent medical facility as regulated by the Ministry of Health.
b) The employees must take leave to take care of their sick children under 07 years of age with certification of the competent medical facility.
c) Female employees return to their work befire the expiration of maternity leave subject to one of the case specified under Point a and b of this Clause.
2. The employees are not entitled to sickness benefits in the following cases::
a) The employees have disease or accident and must take sick leave due to self-infliction, drunkenness or abuse of drug or drug precursor under the List issued with Decree No. 82/2013/ND-CP 19/07/ 2013 of the Government issuing the list of drug and drug precursor and Decree No. 126/2015/ND-CP dated 09/12/2015 of the Government amending and adding the list of drug and drug precursor issued with Decree No. 82/2013/ND-CP dated 19/7/2013 of the Government issuing the list of drug and drug precursor.
b) The employees take sick leave for the first treatment due to work accident or occupational disease.
c) The employees have disease or accident which is not work accident during their annual leave, personal leave, unpaid leave as prescribed by labor law; maternity leave under the law on social insurance.
Article 4. Period of time to enjoy the sickness benefits
1. The maximum period to enjoy the sickness benefits in a year specified in Clause 1, Article 26 of the Law on social insurance is calculated based on the working days, excluding public holidays, New Year holidays and weekends according to the laws on labor. This period of time is calculated from 01/01 to 31/12 of the solar year, regardless of the time of participation in social insurance of the employees.
Ex 1: Mr.D is a garment employee working in shift. He has his weekend as follows: the week from 04/01/2016 to 10/01/2016 on Wednesday on 06/01/2016, the week from 11/01/2016 to 17/01/2016 on Friday on 15/01/2016. Due to his sickness, Mr.D must take sick leave for treatment from 07/01/2016 to 17/01/2016.
The time to enjoy Mr.D’s sickness benefits is calculated from 07/01/2016 to 17/01/2016 as 10 days (excluding 01 weekend as Friday of 15/01/2016).
2. The identification of employees’ working under heavy, hazardous or dangerous or particularly heavy, hazardous or dangerous occupation or job specified in the list promulgated by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health or working in regions with regional allowance coefficient of 0.7 or higher to calculate the maximum time to enjoye the sickness benefits in a year is based on the occupation or job and working place of the employees at the point of time they have disease or accident.
Ex 2: Ms A has 13 years of compulsory social insurance payment and work in normal conditions; from 01/2016 to 9/2016, Ms A takes leave and enjoys her sickness benefits for 30 days in full. In 10/2016, Ms A assumed a heavy, hazardous or dangerous occupation. On 25/10/2016, Ms A took sick leave of 07 working days.
At the time of sick leave (10/2016), Ms A’s occupation is heavy, hazardous or dangerous, therefore the time of leave to enjoy the maximum sickness benefits of Ms A is 40 days, calculated from 25/10/2016, Ms A took her sick leave to enjoy her sickness benefits of 30 days in 2016, so her sick leave of 07 days due to sickness is entitled to sickness benefits.
Ex 3: Ms B has the social insurance payment for 10 years for her heavy, hazardous or dangerous job; from 01/2016 to 8/2016, she takes leave to enjoy her sickness benefits of 37 days; from 9/2016, Ms B assumed a job in a normal condition. On 26/9/2016, Ms B took sick leave of 03 working days.
At the time of sick leave (9/2016), Ms B worked in normal condition so the time of leave to enjoy the sickness benefits in a year of Ms B is 30 days; at that point of time, Ms B enjoyed her sickness benefits of 37 days in 2016, so Ms B shall not be entitled to sickness benefits from 26/9/2016.
3. The time to enjoy the sickness benefits for the employees who take leave due to their disease included in the List of diseases with required long-term treatment issued by the Ministry of Health specified in Clause 2, Article 26 of the Law on social insurance and is guided as follows:
Where the employees have enjoyed 180 days but continue their treatment, they shall enjoy the further sick benefits with lower level but the time for maximum continued entitlement is equal to the time of compulsory social insurance payment.
Ex 4: Ms Nguyen Thi A has a period of compulsory social insurance payment for 03 months and suffers from a disease specified in the list of diseases with required long-term treatment. The time to enjoy her maximum sickness benefits is as follows:
- A maximum of 180 days including the public holidays, New Year holidays and weekends;
- Where after the duration of 180 days has been enjoyed but still continuing the treatment, the employees shall continue the enjoy the sickness benefits but at lower level but a maximum of entitlement is equal to 03 months.
Therefore, the maximum time of leave to enjoy the sickness benefits of Ms A is 180 days and 03 months.
Ex 5: Mr B has a period of compulsory social insurance payment for 01 year and and suffers from a disease specified in the list of diseases with required long-term treatment. Mr.B has enjoyed the first 180 days, then continues his treatment and shall enjoy his sickness benefits at lower level but 01 year at most.
After stable treatment, Mr B returns to his work and has the social insurance payment for 02 years and continues his sick leave for treatment of disease (included in the List of diseases with required long-term treatment). Therefore, the time for leave fo enjoy the maximum sickness benefits of this time of treatment of Mr B will be 180 days and 3 years (the time of social insurance payment to calculate the time of maximum entitlement after the end of 180 leave days is the total time of social insurance payment).
4. Where the employees have disease or accident which is not the work accident during the time of annual leave, personal leave or unpaid leave as stipulated by law, then the time of sickness or accident coincided with the time of annual leave, personal leave or upaid leave shall not be entitled to the sickness benefits; the time of leave due to sickness or accident in addition to the time of annual leave, personal leave or unpaid leave is entitled to the sickness benefits as stipulated.
5. Where the employees have the time of leave to enjoy the sickness benefits from the end of previous year forwarded to the beginning of the next year, the time of leave to enjoy the sickness benefits of any year shall be included in the time of entitlement to sickness benefits of such year.
Article 5. Time to enjoy the benefits upon child’s sickness
1. The maximum time to enjoy the benefits upon child’s sickness in a year for each child specified in Clause 1, Article 27 of the Law on social insurance is calculated according to the working day regardless of prescribed public holidays, New Year holidays or weekends. This period of time is calculated from 01/01 to 31/12 of the solar year, regarless of the employees’ starting time of participation of social insurance.
a) In case of the same time, the employees have 02 children or more under 07 years of age who are sick, the time to enjoy the benefits upon child’s sickness is calculated by the actual time the employees leave their work to take care of their children. The maximum time the employees can take their leave for each child is specified in Clause 1, Article 27 of the Law on social insurance.
Ex: Ms A is participating in the compulsory social insurance, having 02 children under 07 years of age being sick with the following time: the first child is sick from 04/01 to 10/01/2016, the second child is sick from 07/01 to 13/01/2016. Ms A has to leave her work to take care of her children. Her weekend is the Sunday. Ms A has to leave her work to take care of her children. Her weekend is the Sunday. The time to enjoy the benefits upon child’s sickness of Ms A is calculated from the 4th date to the 13rd date of 2016 is 09 days (excluding 01 weekend as Sunday).
b) Where both parents participate in social insurance, depending on the condition of each person to alternate their leave to take care of their children. The maximum time to enjoy the benefits in a year of a father or mother for each child is specified in Clause 1, Article 27 of the Law on social insurance.
Ex 7: The married couple of Ms B are participating in compulsory social insurance. Their weekend is the Sunday. Their child is 5 years of age and is sick and hospitalized 11/01 to 05/02/2016. Due to working conditions, the married couple of Ms B must alternate their leave to take care of their child as follows:
- Ms B takes leave to take care her child from 11/01 to 17/01/2016 and from 25/01 to 05/02/2016;
- Ms B’s husband takes leave to take care her child from18/01 to 24/01/2016.
Therefore, the time to enjoy the benefits upon child’s sickness of the married couple of Ms B is calculated as follows:
+ For Ms B: The total days of leave to take care of her child is 19 days, except for 02 weekends on Sundays, the remaining day is 17. However, because her child is 5 years of age so the time of leave to enjoy the benefits upon child’s sickness is a maximum of 15 days. Therefore, the time to enjoy the benefits upon child’s sickness of Ms B is 15 days.
+ For Ms B’s husband: The total number of leave days to take care of his child is 07 days, except for 01 weekend on Sunday, the remaining day is 06 days. Therefore, the time to enjoy the benefits upon child’s sickness of Ms B’s husband is 06 days.
c) Where both parents participate in the compulsory social insurance and take leave to take care of their sick child, both parents shall be entitled to the benefits upon their child’s sickness. The maximum time to enjoy the benefits upon child’s sickness in a year of a father or mother for each child is specified in Clause 1, Article 27 of the Law on social insurance.
Ex 8: The married couple of Ms T participate in the compulsory social insurance and have a son of 5 years of age who is sick and hospitalized from 07/3/2016 to 11/3/2016. During their child’s hospitalization, both married couple of Ms T must take their leave to take care of their child.
In this case, both married couple of Ms T shall enjoy the benefits upon their child’s sickness with the time of 05 days.
1. The sick benefit specified in Clause 1, Article 26 and 27 of the Law on social insurance is calculated as follows:
Sick benefit |
= |
Monthly salary paid for the social insurance of the preceding month before leave |
x 75 (%) x |
Number of days of leave entitled to sickness benefits |
24 days |
- The number of days of leave entitled to sickness benefits is calculated according to the working days including the public holidays, New Year holidays and weekends.
2. The sick benefit for the employees taking leave due to disease included in the List of diseases with required long-term treatment as stipulated in Clause 2, Article 26 of the Law on social insurance is calculated as follows:
Sick benefit for disease with required long-term treatment |
= |
Monthly salary paid for the social insurance of the preceding month before sick leave |
x |
Sick benefit (%) |
x |
Number of months of leave entitled to sickness benefits |
In which:
a) The sick benefit is calculated by 75% for the time of entitlement to sickness benefits of the employees in the first 180 days. After the end of entitlement to 180 days but still under treatment, the sick benefit for the next period of time is calculated as follows:
- By 65% if the employees have the social insurance payment from full 30 years or more;
- By 55% if the employees have the social insurance payment between full 15 years and under 30 years;
- By 50% if the employees have the social insurance payment under 15 years.
b) The month of leave to enjoy the sickness leave is calculated from the date of starting the leave to enjoy the sickness leave of such month to the preceding date of the preceding next month. In case of odd day for incomplete month, the calculation of sick benefit for such days is as follows:
Sick benefit for disease with required long-term treatment |
= |
The salary paid for the social insurance of the preceding month before sick leave |
x |
Sick benefit (%) |
x |
Number of days of leave entitled to sickness benefits |
24 days |
In which:
- The rate entitlement to sickness benefits as stipulated under Point a of this Clause.
- The number of days of leave entitled to sickness benefits including public holidays, New Year holidays and weekends.
Ex 9: Ms N is participating in the compulsory social insurance, she has to take sick leave due to suffering from disease included in the List of diseases with required long-term treatment from 28/3/2016 to 05/6/2016.
- The number of month of leave to enjoy the sickness benefits is 02 months (from 28/3 to 27/5/2016);
- The number of odd days for incomplete month is 09 days (from 28/5 to 05/6/2016).
3. Where the employees suffer from disease or accident which is not work accident or take leave to enjoy the benefits upon their child’s sickness right in the first month of participation in compulsory social insurance and the time of leave is from 14 working days or more in a month, the sick benefit is calculated on the monthly salary as a basis for social insurance payment of such month.
Ex 10: Ms Ch is recruited to work in a company from 01/6/2016. On 06/6/2016, she has an accident and must take leave for treatment by the end of 6/2016. Ms Ch participate in the social insurance from her company’s registration with the monthly salary for social insurance payment as 5 million dong.
Where Ms Ch is entitled to the sickness benefits, the sick benefit is calculated on the monthly salary as 5 million dong.
4. The employees take sick leave from 14 days or more in a month, the employees and the employers do not have to pay the social insurance of such month. This period of time shall not be calculated for entitlement to social insurance.
5. During the time the employees take leave to enjoy their sickness benefits due to suffering from a disease included in the List of diseases with required long-term treatment, the employees shall enjoy the health insurance paid by the social insurance fund for the employees.
6. The the sickness benefits shall not be adjusted when the Government adjusts the basic salary and regional minimum salary.
Article 7. Convalescence and recovery after sickness
1. After enjoying a period the sickness benefit from full 30 days or more in a year, even when suffering a disease included in the List of diseases with required long-term treatment issued by the Ministry of Health, the employees return to their work within the first 30 days but their health is still weak, they shall be entitled to take a leave for convalescence and recovery under the provisions of Article 29 the Law on social insurance.
Ex 11: Mr Ph is participating in the social insurance for his heavy occupation, by 7/2016, he took leave to enjoy his sickness benefits (disease not included in the List of diseases with required long-term treatment) for 35 days. After returning to his work, his health is still weak, Mr Ph’s company decided to give him 05 days of leave for health recovery. In 9/2016, Mr Ph had a disease, underwent a surgery and took sick leave to enjoy the sickness benefits for 07 days, he returned to his work but his health has not been restored yet.
In this case, Mr Ph has taken his sick leave to enjoy the benefits of convalescence and recovery after his sickness (his disease is not included in the List of diseases with required long-term treatment) for 05 days. Therefore, when returning to his work after his sick leave for surgery but his health is still weak, Mr Ph shall be entitled to take his sick leave for a maximum of 02 days (a maximum of 07 days for convalescence and recovery due to surgery but Mr Ph has taken 05-day leave for convalescence and recovery after his sickness).
2. The employees are eligible for convalescence and recovery in any year, the time of leave to enjoy the convalescence and recovery shall be calculated for such year.
Ex 12: Ms D had to take her leave for treating her disease included in the List of diseases with required long-term treatment from 01/8/2016 until 10/12/2016 (in 2016, Ms D has not taken her leave for convalescence and recovery after sickness). From 11/12/2016, Ms D returned to her work. On 04/01/2017, due to her unrecovered health, Ms D took her leave for convalescence and recovery in 10 days).
In this case, Ms D has taken her leave for convalescence and recovery in 10 days and this period of time is calculated for the year 2016.
3. Where the employees do not take their leave, they shall not be entitled to the benefits of convalescence and recovery.
Article 8. Dossier for settlement of sickness benefits
1. The dossier for settlement of sickness benefits shall comply with the provisions in Article 100 and 102 of the Law on social insurance.
2. The employees shall submit their dossiers specified in Clause 1 and 2, Article 100 of the Law on social insurance to the employers but not later than 45 days after returning to work.
Article 9. Conditions to enjoy maternity benefits
The conditions to be entitled to maternity benefits of female employee who gives a birth, is a surrogate mother, a mother requesting surrogacy and employee who adopt a child under 06 months of age are specified in Clause 2 and 3, Article 31 of the Law on social insurance; Clause 3, Article 3 and Clause 1, Article 4 of Decree No. 115/2015/ND-CP with the following guidelines:
1. The period of 12 months before giving a birth or adopting a child is defined as follows:
a) In case of giving a birth a adopting a child before the 15th date of a month, the month of birth giving or adoption shall not be included in the period of 12 months before birth giving or adoption.
b) In case of giving a birth a adopting a child on 15th date onwards of a month and the social insurance is paid for such month, therefore the month of birth giving or adoption shall be included in the period of 12 months before birth giving or adoption. In case the social insurance is not paid for such month, the provisions under Point a of this Clause shall be applied.
Ex 13: Ms A gives a birth on 18/01/2017 and in 01/2017, she participates in social insurance. The period of 12 months before her birth giving is calculated from 02/2016 to 01/2017. If in this period of time, Ms A pays the social insurance from full 06 months or more or from 03 months or more in case of taking leave for prenatal care as ordered by the competent medical facility, Ms A is entitled to the prescribed maternity benefits.
Ex 14: In 8/2017, Ms B terminates her labor contract and gives a birth on 14/12/2017. The period of 12 months before birth giving is calculated from 12/2016 to 11/2017. If in this period of time, Ms B pays the social insurance for full 06 months or more or 03 months or more in case of taking leave for prenatal care as ordered by the competent medical facility, Ms B is entitled to the prescribed maternity benefits.
2. The conditions to enjoy the one-time subsidys upon birth giving are guided as follows:
a) In case only the father participates in the social insurance, the father must pay the social insurance from full 06 month or more within the period of 12 months before birth giving;
b) For the husband of the mother requesting surrogacy who must pay the social insurance from full 06 months or more within a period of 12 months to the time of child receipt.
3. During the time of work before the end of maternity leave, the female employees must take leave for pregnancy examination, miscarriage, abortion, stillbirth, pathological abortion, contraceptive measures, they shall be entitled to the maternity benefits as stipulated in Articles 32, 33 and 37 of the Law on social insurance.
Article 10. Period of maternity leave
1. The female employees giving birth shall be entitled to take maternity leave before and after birth giving in accordance with the provisions in Clause 1, Article 34 of the Law on social insurance with the following guidelines:
a) During the period of maternity leave before birth giving but the baby is born dead. If the female employees meet the conditions specified in Clause 2, Article 31 of the Law on social insurance, in addition to maternity benefits for the leave to enjoy the maternity benefits before birth giving, the female employees are entitled to take leave to enjoy the benefits specified in Article 33 of the Law on social insurance from the time of stillbirth.
Ex 15: Ms C participates in compulsory social insurance continuously for 03 years and is 8 months pregnant. She takes leave for maternity benefits before leave. One month after her leave, the baby is born dead. Therefore, in addition to the entitlement to maternity benefits until the stillbirth, Ms C is also entitled to take leave for maternity benefits as ordered by the competent medical facility but not more than 50 days including the public holidays, New Year holidays and weekends.
b) Where the female employees take leave for maternity benefits before birth giving but the baby is born dead. If the female employees meet the conditions specified in Clause 2, Article 31 of the Law on social insurance, in addition to the maternity benefits for the period of time of leave for maternity benefits before birth giving, the female employees are also entitled to the benefits specified in Clause 3, Article 34 of the Law on social insurance.
2. In case of death of mother after birth giving, the father or the direct nurturer shall enjoy the maternity benefits specified in Clauses 4, 5 and 6, Article 34 of the Law on social insurance and with the following guidelines:
a) Where only the mother participates in the social insurance but the mother is dead after giving birth, the father or the direct nurturer shall enjoy the maternity benefits for the remaining period time of the mother. The maternity benefit is calculated on the basis of average monthly salary as the basis for social insurance payment of the 06 months before the maternity leave period of the mother.
b) Where both parents participate in the social insurance but the mother is dead after giving a birth, the father can take leave for maternity benefits for the remaining period time of the mother. The maternity benefit is calculated on the basis of average monthly salary as the basis for social insurance payment of the 06 months before the maternity leave period of the father.
c) Where only the mother participates in the social insurance but does not meet the conditions specified in Clause 2 or 3, Article 31 of the Law on social insurance and is dead, the father or the direct nurturer shall enjoy the maternity benefits until the baby is 06 months of age. The maternity benefit is calculated on the basis of the mother's average monthly salary as the basis social insurance payment of the months for which social insurance has been paid.
d) Where both parents participate in the social insurance but the mother does not meet the conditions specified in Clause 2 or 3, Article 31 of the Law on social insurance and is dead, the father can take leave for maternity benefits until the child is full 06 months of age. The maternity benefit is calculated on the basis of average monthly salary as the basis social insurance payment of the 06 months before the maternity leave period of the father.
dd) Where the father or the direct nurturer specified under Point b and d of this Clause does not take leave, he or she shall enjoy the maternity benefits. The maternity benefit is calculated on the basis of average monthly salary as the basis social insurance payment of the 06 months before the maternity leave period of the mother.
e) Where only the father participates in the social insurance and the mother is dead or encounters risk after giving a birth and not being healthy to take care of the baby as certified by the competent medical facility, the father shall take leave for entitlement of maternity benefits until the child is full 06 months of age. The maternity benefit is calculated on the basis of average monthly salary as the basis social insurance payment of the 06 months before the maternity leave period of the father.
g) For the cases specified under Points b, d and e of this Clause but the father pays the social insurance of less than 06 months, the maternity benefit is calculated on the basis of average monthly salary of the months for which social insurance has been paid.
3. Where the female employees have pregnancy of twin or more and when giving a birth, a baby is dead, the mother shall enjoy the maternity benefits for the live baby. The period of time for entitlement to maternity benefits is based on the number of children born, including the dead baby.
Where all babies are dead, the period of time for entitlement to maternity benefits shall comply with the provisions in Article 33 of the Law on social insurance for each stillbirth. No overlapping calculation of time of entitlement is done.
Where all babies are born dead, the period of time of leave for entitlement of maternity benefits shall comply with the provisions in Clause 2, Article 34 of the Law on social insurance applicable to the last dead baby.
Article 11. Period of time to enjoy maternity benefits for child adoption
The employees adopting a child under 06 months of age shall be entitlted to take leave to enjoy the maternity benefits in accordance with the provisions in Article 36 of the Law on social insurance. Where the employees meet the conditions to enjoy the maternity benefits specified in Clause 2, Article 31 of the Law on social insurance but do not take leave, they shall be entitled to one time benefits specified in Article 38 of the Law on social insurance.
Article 12. Maternity benefits
1. The maternity benefits shall comply with the provisions in Clause 1, Article 39 of the Law on social insurance with the following guidelines:
a) The Average monthly salary paid for social insurance as a basis for entitlement to meternity leave is the average monthly salary paid for social insurance of the last 06 months before leave taking. If the time of social insurance payment is not consecutive, it shall be accrued.
Where the female employees work until the time of birth giving and the month of birth giving or child adoption is included in the period of 12 months prior to birth giving or child adoption, the Average monthly salary paid for social insurance of the last 06 months before taking leave, including the month of birth giving or child adoption.
Ex 16: Ms gives a birth on 16/3/2016 and has a period of time of social assurance payment as follows:
- From 10/2015 to 01/2016 (4 months): paying the social insurance on salary of 5,000,000 dong/ month;
- From 02/2016 to 3/2016 (2 months): paying the social insurance on salary of 6,500,000 dong/ month;
The average monthly salary paid for social insurance of the last 06 months before Ms C takes leave is calculated as follows:
Average monthly salary paid for social insurance of the last 06 months prior to leaving taking |
= |
(5,000,000 x 4) + (6,500,000 x 2) |
6 |
||
|
= |
5,500,000 (dong/month) |
Therefore, the average monthly salary paid for social insurance of the last 06 months prior to leaving taking as a basis for calculation of Ms C's is 5,500,000/month
Ex 17: Ms D gives a birth on 13/5/2017 (subject to the case of taking leave for prenatal care as ordered by the competent medical facility) and has a period of time of social assurance payment as follows:
- From 5/2014 to 4/2016 (24 months): paying the social insurance on salary of 8,500,000 dong/ month;
- From 5/2016 to 8/2016 (4 months): paying the social insurance on salary of 7,000,000 dong/ month;
- From /2016 to 4/2017 (8 months), taking leave for prenatal care and paying no social insurance.
The average monthly salary paid for social insurance of the last 06 months before Ms D takes leave is calculated as follows:
Average monthly salary paid for social insurance of the last 06 months prior to leaving taking |
= |
(7,000,000 x 4) + (8,500,000 x 2) |
6 |
||
|
= |
7,500,000 (dong/month) |
Therefore, the average monthly salary paid for social insurance of the last 06 months prior to leaving taking as a basis for calculation of Ms D's is 7,500,000/month
b) Where the employees enjoy the maternity benefits in accordance with the provisions in Article 32, 33 and Clauses 2, 4, 5 and 6, Article 34 and 37 of the Law on social insurance right in the first month of participation in social insurance, the maternity benefit is calculated on the salary as a basis for social insurance payment of such month.
2. The period of time of leave to enjoy the maternity benefits from 14 working days or more in a month is calculated as the time of social insurance payment in accordance with the provisions in Clause 2, Article 39 of the Law on social insurance with the following guidelines:
a) Where the labor contract is expired during the period of time the employees take leave to enjoy the maternity benefits, the period of time to enjoy the maternity benefits from the leave to the expiration of labor contract is calculated as the period of time of social insurance payment. The period of time to enjoy the maternity benefits after the expiration of labor contract shall not be calculated as the period of time of social insurance payment.
b) The period of time to enjoy the maternity benefits of the employees who terminates their labor contract, work contract or resign prior to the time of birth giving or adoption of a child under 06 months of age specified in Clause 4, Article 31 of the Law on social insurance shall not be calculated as the period of time of social insurance payment.
c) Where the female employees return to work prior to the end of their prescribed maternity leave duration, the period of time to enjoy the maternity benefits from the leave to the time of returning to work prior to the end of their prescribed maternity leave duration is calculated as the period of time of social insurance payment. From the time of returning to work prior to the end of the maternity leave duration, the female employees shall also be entitled to the maternity benefits until the end of duration specified in Clause 1 or 3, Article 34 of the Law on social insurance but the employees and the employers must pay the social insurance and health insurance.
d) Where the father or the direct nurturer, the mother and father requesting the surrogacy or the direct nurturer is entitled to the maternity benefits but does not take leave, employees and the employers shall have to pay the social insurance and health insurance.
3. The maternity benefits of the employees shall not be adjusted when the Government adjust the increase in base salary and regional minimum salary rate.
4. The period of time of leave to enjoy the maternity benefits is calculated as the period of time of social insurance payment specified in Clause 2 of this Article and is recorded on the basis of salary paid for social insurance of the month prior to the leave to enjoy the maternity benefits. Where during the period of time of leave to enjoy the maternity benefits, the employees receive the pay rise, the social insurance shall be recorded on the basis of the employees’ new salary rate from the time of pay rise.
For the employees who are working under heavy, hazardous or dangerous or particularly heavy, hazardous or dangerous occupation or job specified in the list issued by the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health or working in regions with regional allowance coefficient of 0.7 or more take their leave to enjoy their maternity benefits, the period of time of leave to enjoy the maternity leave is calculated as the period of time to work under heavy, hazardous or dangerous or particularly heavy, hazardous or dangerous occupation or job or work in regions with regional allowance coefficient of 0.7 or more
Article 13. Convalescence and recovery after maternity leave
1. The female employees and female employee as surrogate mother shall be entitled to take leave for convalescence and recovery in accordance with the provisions in Article 41 of the Law on social insurance and Point c, Clause 3, Article 3 of Decree No. 115/2015/ND-CP.
2. The female employees are eligible for convalescence and recovery in any year, the period of time of leave to enjoy the convalescence and recovery shall be calculated for such year.
Ex 18: Ms Th is participating in the compulsory social insurance. On 15/12/2016, she returns to her work after a period of time of leave to enjoy her maternity benefits. On 10/01/2017, due to her unrecovered health, she is permitted by her company to take leave for convalescence and recovery in 05 days.
For the case of Ms Th, she is entitled to take leave for convalescence and recovery in 05 days and this period of time is calculated for the year 2016.
Article 14. Dossier for settlement of maternity benefits
1. The dossier for settlement of maternity benefits shall comply with the provisions in Article 101 and 102 of the Law on social insurance and Article 5 of Decree No. 115/2015/ND-CP.
2. The employees shall submit their presecribed dossiers to the employers but not later than 45 days after returning to work.
Where the employees terminate their labor contract, work contract or resign before the time of birth giving, child receipt, child adoption, they should submit their dossier and present their social insurance book to the social insurance body of their residence.
Section 3: RETIREMENT BENEFITS
Article 15. Conditions to enjoy old-age benefits
1. The employees from full 50 years of age or more shall enjoy the old-age benefits when resigning if having the social insurance payment of 20 years or more including full 15 years working in coal pit specified in the Annex issued with this Circular.
2. For the male employees from full 55 to 60 years of age, and female employees from full 50 to 55 years of age who resign their jobs and have the social insurance payment of full 20 years or more in which the total time of working under heavy, hazardous or dangerous or particularly heavy, hazardous or dangerous occupation or job specified in the list issued by the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health or working in regions with regional allowance coefficient of 0.7 or more is full 15 years or more, they shall be entitled to pension.
Ex 19: Mr N has 30 years of social insurance payment, in which from 01/1998 to 12/2007, he works under heavy, hazardous or dangerous occupation or job. From 01/2008 to 3/2016, he is transferred to work at the place with regional allowance coefficient of 0.7 (still works under heavy, hazardous or dangerous occupation or job). Mr N resign in 4/2016 when he is full 57 years of age.
For case of Mr N, he has a total time of working under heavy, hazardous or dangerous occupation or job and the period of time of working at the place with regional allowance coefficient of 0.7 or more is 18 years and 03 months (from 01/1998 to 12/2007 and from 01/2008 to 3/2016). By the time of resignation, Mr N is eligible for pension without having the condition of decrease in working capacity from 61% or more.
3. The conditions to enjoy pension for female employees who work part-time or full-time in communes, wards or town as specified in Clause 3, Article 54 of the Law on social insurance with the following guidelines:
a) The identification of working full-time or part-time in communes, wards or town is based by the time of resignation to enjoy the social insurance benefits;
b) The time of social insurance payment from full 15 to under 20 years is the time of compulsory social insurance payment.
Ex 20: Ms Th has worked from 1/1998 as a primary teacher. In 4/2012, she became a Chairman of Vietnam Women's Union at the communal level. Ms Th is full 55 years of age and shall resign in 4/2016.
For the case of Ms Th, by the time prior or her resignation, she is a full-time official at communal level (Chairman of Vietnam Women's Union at the communal level) and has a period of time of 18 years and 03 months of compulsory social insurance payment. Ms Th is eligible for entitlement to pension as stipulated in Clause 3, Article 54 of the Law on social insurance.
Ex 21: Ms Q works part-time in a commune. By the time of full 55 years of age, Ms Q has 18 years of social insurance payment (including a period of time of 04 years of voluntary social insurance payment).
For the case of Ms Q, she does not have full 15 years of compulsory social insurance payment at the age of full 55 years, therefore she is not entitled to pension as stipulated in the provisions of Clause 3, Article 54 of the Law on social insurance. Ms Q can choose to make one time payment of voluntary social insurance for the missing 02 years to enjoy pension or receive one time social insurance in accordance with regulation.
4. The employees are eligible for pension but the time of compulsory social insurance payment is missing for a maximum of 06 months, the employees can choose to make one-time payment for the number of missing months with the monthly payment equal to the total payment of the employees and employers under the monthly salary rate of social insurance payment before resignation to the pension and death fund for entitlement to pension. The employees shall enjoy their pension in the month eligible for age of pension entitlement and have fully paid the social insurance for the number of missing months.
Ex 22: Mr C was born in 3/1956 and work under normal condition. By the end of 3/2016, Mr C has 19 years and 7 months of social insurance payment. In this case, Mr C can make one-time payment of social insurance for the 05 missing months. In 4/2016, Mr C makes one-time payment for the 05 missing months to the social insurance body. Mr C shall enjoy his pension from 4/2016.
In the above case of Mr C, in 7/2016, he make one-time payment of social insurance for the 05 missing months and is entitled to his pension from 7/2016.
Ex 23: Mr H was born in 3/1963 and has 19 years and 06 months of compulsory social insurance payment; in 3/2016, he is concluded by the medical evaluation Board that his working capacity is reduced by 63%. Therefore, Mr H meets the age condition and reduction level of working capacity to enjoy his pension but still lacks 06 months of compulsory social insurance payment. He can continue to make compulsory social insurance payment for the 06 missing months. The time to enjoy pension of Mr H is from 4/2016.
Article 16. Conditions to enjoy pension upon reduction in working capacity
When resigning, if the employees have full 20 years or more of social insurance payment, they shall enjoy their pension at a lower rate if subject to one of the following cases:
1.Their working capacity is reduced from 61% to 80% and ensure the age conditions according to the following table:
Year of resignation for pension entitlement |
Age condition for male employees |
Age condition for female employees |
2016 |
Full 51 years of age |
Full 46 years of age |
2017 |
Full 52 years of age |
Full 47 years of age |
2018 |
Full 53 years of age |
Full 48 years of age |
2019 |
Full 54 years of age |
Full 49 years of age |
From 2020 onwards |
Full 55 years of age |
Full 50 years of age |
2. Their working capacity is reduced from 81% or more and male employees are full 50 years of age, female employees are full 45 years of age.
3. Their working capacity is reduced from 61% or more and have full 15 years or more working under the particularly heavy, hazardous or dangerous occupation or job specified in the list promulgated by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health.
Article 17. Monthly pension rate
1. The monthly pension rate of the employees meeting the conditions specified in Article 16 of this Circular is calculated in accordance with the provisions in Clause 1 and 2, Article 7 of Decree No. 115/2015/ND-CP and then is reduced by 2% for each year of retirement prior to the prescribed age.
Ex: Ms A is 53 years of age, works under normal conditions. Her working capacity is reduced by 61%. She has 26 years and 04 months of social insurance payment and retires in 06/2016. The percentage of Ms A’s pension entitlement is calculated as follows:
- 45% for the first 15 years;
- From the 16th year to the 26th years is 11 years: 11 x 3% = 33%;
- 04 months is calculated as ½ year: 0.5 x 3% = 1.5%
- The total of above percentage is 45% + 33% + 1,5% = 79,5% (only calculating up to 75%);
- Ms A retires 02 years prior to the prescribed age of 55, therefore the percentage of calculation of pension is reduced by 2 x 2% = 4%;
Therefore, the percentage of Ms A’s pension entitlement is 75% - 4% = 71%. In addition, because Ms A ‘s time of social insurance payment is more than the respective number of year by 75%( more than 25 years), she still enjoy the one-time subsidy upon retirement: 1.5 year x 0.5 month of the average monthly salary paid for social insurance.
a) Where the retirement age has the odd time up to 06 months, the reduction is 1%, no reduction of percentage if over 06 months due to retirement prior to the age of such year.
Ex 25: Ms K’s working capacity is reduced by 61% and she resign to enjoy pension in 01/2019 at the age of 50 years and 01 month. She has 28 years of social insurance payment. The percentage of pension entitlement is calculated as follows:
- 45% for the first 15 years;
- From the 16th year to the 28th years is 13 years: 13 x 2% = 26%;
- The total of 02 above percentages is: 45% + 26% = 71%;
- Ms K retires at the age of 50 years and 01 month (retiring 04 years and 11 months prior to the age of 55), therefore the reduction percentage due to retirement prior to the prescribed age is 8% + 1% = 9%;
Therefore, the percentage of Ms K’s monthly pension is 71% - 9% = 62%.
b) The age milestone to calculate the number of years of retirement before the prescribed age as a basis for calculation of reduced percentage of pension entitlement shall comply with the provisions in Clause 3, Article 7 of Decree No. 115/2015/ND-CP.
Ex 26: Mr Q resigns to enjoy pension in 04/2017 at the full age of 49. Mr Q has 27 yeasrs of social insurance payment including full 15 years working in coal pit; his working capacity is reduced by 61%. The percentage of Mr Q’s pension entitlement is calculated as follows:
- 45% for the first 15 years;
- From the 16th year to the 27th years is 12 years: 12 x 2% = 24%;
- The total of 02 above percentages is: 45% + 24% = 69%;
- Mr Q retires 01 year prior to the prescribed age of 50, therefore the reduction percentage due to retirement prior to the prescribed age is 2%.
Therefore, the percentage of Ms K’s monthly pension is 69% - 2% = 67%.
Ex 27: Ms M works under normal conditions. She was born in 1962 as indicated in her dossier, has 25 years of social insurance payment, her working is reduced by 61%. She prepares dossier to request the pension entitlement from 01/3/2016.
The percentage of Ms M’s pension entitlement is calculated as follows:
- 45% for the first 15 years;
- From the 16th year to the 25th years is 10 years: 10 x 3% = 30%;
- The total of 02 above percentages is: 45% + 30% = 75%;
- Because the dossier indicates Ms M was born in 1962, therefore, take 01/01/1962 as a basis for calculation of year of retirement prior to the prescribed age. Therefore, at the age of pension entitlement, Ms M is 51 years and 01 month of age, therefore the reduction percentage due to retirement prior to the prescribed age is 1%
Therefore, the percentage of Ms A’s pension entitlement is 75% -1% = 74%.
2. When calculating the percentage of pension entitlement, if the time of social insurance payment has the odd months, then from 01 to 06 months is calculated as a half year; from 07 to 11 months is calculated as 01 year.
Ex 28: Mr G works under normal conditions. His working capacity is reduced by 61%, resigns to enjoy pension in 2018 at the age of 56 years and 07 months of age, has 29 years and 07 months of social insurance payment. The percentage of monthly pension entitlement is calculated as follows:
- The number of years of social insurance payment of Mr G is 29 years and 07 months, the number of odd months of 07 months is calculated as 01 year, therefore the number of years of social insurance payment to calculate his pension entitlement is 30 years.
- 45% for the first 16 years;
- From the 17th year to the 30th years is 14 years: 14 x 2% = 28%;
- The total of 02 above percentages is: 45% + 28% = 73%.
- Mr G retires at the age of 56 and 07 months (retires 03 years prior to the prescribed age of 60)
Therefore, the percentage of Mr G’s pension entitlement is 73% - 6% = 67%.
Ex 29: Mr S resigns to enjoy his pension entitlement in 2016 at the age of 51. Mr S has 15 years of working under heavy and hazardous work. His working capacity is reduced by 61% and he has 27 years and 03 months of social insurance payment. The percentage of Mr S ’s pension entitlement is calculated as follows:
- The number of social insurance payment is 27 years and 03 months. The number of odd month is 03 calculated as 0.5 year. Therefore the number of years of social insurance payment to calculate pension entitlement of Mr S is 27.5 years.
- 45% for the first 15 years;
- From the 16th year to the 27,5 th year is 12.5 years: 12,5 x 2% = 25%;
- The total of 02 above percentages is: 45% + 25% = 70%.
- Mr S retires 04 years prior to the prescribed age, therefore the percentage of calculation of pension is reduced by 8%;
Therefore, the percentage of Mr S ’s pension entitlement is 70% - 8% = 62%.
Article 18. Time for pension entitlement
1. The time to meet the age conditions to enjoy pension is the 1st date of the month succeeding the month of birth of the year the employees are eligible for pension entitlement age. In case the birth month is December, the time for pension entitlement age is the 01st date of January of the year succeeding the year the employees are eligible for pension entitlement age.
Ex 30: Mr A was born on 01/3/1956 and works under normal condition. The time Mr A is eligible for pension entitlement age is 01/4/2016.
Ex 31: Mr M was born on 01/12/1956 and works under normal condition. The time Mr M is eligible for pension entitlement age is 01/01/2017.
2. The time to meet the age conditions to enjoy pension for case of unidentifired date and month of birth (only indicated year of birth) is the 1st date of January of the year succeeding the year the employees are eligible for pension entitlement age.
Ex 32: Ms C works under normal condition. Her dossier only indicates her year of birth as 1961. The time Ms C is eligible for pension entitlement age is 01/01/2017.
3. The time to be eligible for pension entitlement age upon the reduction in working capacity for persons who meet the age conditions and the time of social insurance payment is calculated from the 1st date of the month succeeding the month with conclusion of reduction in working capacity according to the cases specified in Article 16 of this Circular.
Ex 33: Ms D was born on 10/5/1965 and has 23 years of complusoty social insurance payment. On 05/7/2016, the medical evaluation Board concludes that Ms D’s working capacity is reduced by 61%. The time Ms D is eligible for pension due to reduced working capacity is 01/8/2016.
4. The time to enjoy pension for the employees who are paying the compulsory social insurance or is reserving the time of social insurance payment shall comply with the provisions in clauses 1, 2 and 3, Article 59 of the Law on social insurance.
Where the employers submit dossier late compared with regulation, they must explain in writing stating the reasons and take responsibility before law for the contents of explanation.
5. The time to enjoy pension for cases without original dossier specified in Clause 7, Article 23 of Decree No. 115/2015/ND-CP is the time recorded in the written resolution of the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs.
Article 19. One-time social insurance
1. The one-time social insurance is done under the provisions in Article 60 of the Law on social insurance, the Resolution No. 93/2015/QH13 dated 22/06/2015 of the National Assembly on implementing the policy on entitlement to one-time social insurance for the employees and Article 8 of Decree No. 115/2015/ND-CP.
The average monthly salary for social insurance payment as a basis for calculating the one-time social insurance shall comply with the provisions in Article 62 of the Law on social insurance, Article 9 of Decree No. 115/2015/ND-CP and Article 20 of this Circular. Where the time of social insurance payment under the salary stipulated by the State still misses the number of last years specified in Clause 1, Article 20 of this Circular, the average of monthly salary of the months of social insurance payment.
2. The lump-sum social insurance payout of the employees having the time of social insurance payment of under 01 year is equal to 22% of the rates of monthly salary of social insurance payment, the maximum rate is equal to 02 months of the average monthly salary of social insurance payment.
3. The lump-sum social insurance payout for the employees who have both time of voluntary social insurance and time of compulsory social insurance payment excluding the amount of money financed by the State to pay the voluntary social insurance of each period, except for the case specified under Point d, Clause 1, Article 8 of Decree No. 115/2015/ND-CP. The calculation of one-time social insurance is done as the employees are not financed by the state for social insurance payment, then minus the amount financed by the state for compulsory social insurance payment.
The amount financed by the state for compulsory social insurance payment is calculated by the total amount monthly financed by the state paid for compulsory social insurance. The monthly financing rate is calculated by the following formula:
Amount financed by the State for month i |
= |
0.22 |
x |
Poverty standard in rural area in month i |
x |
Financing percentage by the state in month i |
4. When calculating the lump-sum social insurance payout in case the time of social insurance payment has the odd months, then from 01 to 06 months is calculated as a half year; from 07 to 11 months is calculated as 01 year.
In case of calculation before 01/01/2014, if the time of social insurance payment has the odd months, such odd months shall be transferred to stage of social insurance payment from 01/01/2014 onwards as a basis for calculation of one-time social insurance.
Ex 34: Mr T has 16 years and 04 months to pay the social insurance (including 10 years and 02 months of social insurance payment before 01/01/2014). Mr T’s one-time social insurance is calculated as follows:
- Mr T has 10 years and 02 months of social insurance payment before 2014; the odd 02 months shall be transferred to the stage from 2014. Therefore, the number of months of social insurance payment to calculate Mr T’s one-time social insurance as 10 years before 2014 and 06 years and 04 months of social insurance payment for the period from 2014 onwards (calculated as 6.5 years).
- The lump-sum social insurance payout of Mr T is calculated as follows:
Lump-sum social insurance payout |
= |
1.5 months x 10 years + 2 months x 6.5 years |
x |
Average monthly salary paid for social insurance |
Therefore, the lump-sum social insurance payout of Mr T is calculated as 28 months of average monthly salary paid for social insurance.
5. The time to calculate the entitlement to one-time social insurance is the time specified in decision of the social insurance body. The adjustment of salary paid for social insurance to calculate the entitlement to one-time social insurance is based on the time specified in the decision of the social insurance body.
Ex 35: Mr V is subject to the social insurance payment under the salary system stipulated by the state from 1996 to the end of 2014. Based on Mr V’s request on 20/02/2016, on 01/3/2016, the social insurance body issues the decision on settlement of Mr V’s one-time social insurance.
Therefore, Mr V’s one-time social insurance is calculated on the base salary at the time of 01/3/2016.
Article 20. Average monthly salary paid for social insurance to calculate the one-time pension and benefits
1. The average monthly salary paid for social insurance of the employees subject to the social insurance payment under the salary system stipulated by the state having the full period of time of social insurance payment under the salary system specified in Clause 1, Article 62 of the Law on social insurance and Clause 1, Article 9 of Decree No. 115/2015/ND-CP guided as follows:
a) For the employees starting their social insurance before 01/01/1995:
Mbqtl |
= |
Total monthly salary paid for social insurance of the last 05 years (60 months) before resignation |
60 months |
b) For the employees starting their social insurance from 01/01/1995 to 31/12/2000:
Mbqtl |
= |
Total monthly salary paid for social insurance of the last 06 years (72 months) before resignation |
72 months |
c) For the employees starting their social insurance from 01/01/2001 to 31/12/2006:
Mbqtl |
= |
Total monthly salary paid for social insurance of the last 07 years (96 months) before resignation |
96 months |
d) For the employees starting their social insurance from 01/01/2007 to 31/12/2015
Mbqtl |
= |
Total monthly salary paid for social insurance of the last 10 years (120 months) before resignation |
120 months |
dd) For the employees starting their social insurance from 01/01/2016 to 31/12/2019”
Mbqtl |
= |
Total monthly salary paid for social insurance of the last 15 years (180 months) before resignation |
180 months |
e) For the employees starting their social insurance from 01/01/2020 to 31/12/2024:
Mbqtl |
= |
Total monthly salary paid for social insurance of the last 20 years (240 months) before resignation |
240 months |
g) For the employees starting their social insurance from 01/01/2025 and later:
Mbqtl |
= |
Total monthly salary paid for social insurance of the whole period of time of payment |
Total months of social insurance payment |
In which:
Mbqtl: monthly salary paid for social insurance
The monthly salary paid for social insurance based on scale, grade, rank and position allowances, extra-seniority allowances, vocational seniority allowances (if any). This salary is calculated on the base salary at the time of calculating the average monthly salary paid for social insurance.
2. The average monthly salary paid for social insurance for the employees having the full period of time of social insurance payment under the salary system decided by the employers in accordance with the provisions in Clause 2, Article 62 of the Law on social insurance and Clause 2, Article 9 of Decree No. 115/2015/ND-CP with the following guidelines:
Mbqtl |
= |
Total monthly salary paid for social insurance of the months of social insurance payment |
Total months of social insurance payment |
In which:
Mbqtl: Average monthly salary paid for social insurance
The monthly salary paid for social insurance is the monthly salary paid for social insurance and is adjusted in accordance with the provisions in Clause 2, Article 63 of the Law on social insurance and Clause 2, Article 10 of Decree No. 115/2015/ND-CP.
3. The average monthly salary paid for social insurance of the employees who both have the time of social insurance payment subject to the salary system stipulated by the State and have the time of social insurance payment subject to the salary system decided by the employer under Clause 3, Article 62 of the Law on social insurance and Clause 3, Article 9 of Decree No. 115/2015/ND-CP with the following guidelines:
Mbqtl |
= |
Total monthly salary paid for social insurance stipulated by the State |
+ |
Total monthly salary paid for social insurance of the months of social insurance payment salary system decided by the employer |
Total months of social insurance payment |
In which:
a) The total monthly salary paid for social insurance under the salary system stipulated by the State is calculated by the product between the total months of social insurance payment under the salary system stipulated by the State and the average monthly salary paid for social insurance.
The average monthly salary paid for social insurance is calculated in accordance with the provisions in Clause 1 of this Article.
b) Where the employees have 02 stages or more subject to the salary system stipulated by the State is calculated, the total monthly salary paid for social insurance under the salary system stipulated by the State is calculated as stipulated under Point a of this Clause in which the total months of social insurance payment under the salary system stipulated by the State is the total months of social insurance payment under the salary system stipulated by the State of the stages.
Ex 36: Mr Q resigns to enjoy pension at the age of 60. He has 23 years and 09 months of social insurance payment. The development of time of Mr Q’s social insurance payment is as follows:
- From 01/1990 to 12/1996 (7 years), he pays the social insurance under the salary system stipulated by the State.
- From 01/1997 to 9/2006 (9 years and 9 months), he pays the social insurance under the salary system decided by his employer.
- From 10/2009 to 9/2016 (7 years), he pays the social insurance under the salary system stipulated by the State.
Mr Q enjoys pension from 10/2016.
Mr Q’s total monthly salary under the salary system stipulated by the State is calculated under Point b mentioned above as follows:
- The total months of social insurance payment under the salary system stipulated by the State is 7 years + 7 years =14 years (168 months).
- Mr Q’s average monthly salary paid for social insurance under the salary system stipulated by the State is calculated as follows:
Mbqtl |
= |
Total monthly salary paid for social insurance of the last 05 years of social insurance payment under the salary system stipulated by the State (from 10/2011 to 9/2016) |
60 months |
- Therefore, Mr Q’s total monthly salary paid for social insurance under the salary system stipulated by the State is calculated as 168 months x Mbqtl.
Ex 37: Mr T resigns to enjoy pension at the full age of 60. He has 22 years of social insurance payment. The development of time of Mr T’s social insurance payment is as follows:
- From 01/1996 to 12/2002 (7 years), he pays the social insurance under the salary system stipulated by the State.
- From 01/2003 to 12/2013 (11 years), he pays the social insurance under the salary system decided by his employer.
- From 01/2014 to 12/2017 (4 years), he pays the social insurance under the salary system stipulated by the State.
Mr T shall enjoy his pension from 01/2018.
Mr T’s total monthly salary under the salary system stipulated by the State is calculated as follows:
- The total months of social insurance payment under the salary system stipulated by the State is 7 years+ 4 years =11 years (132 months).
- Mr T’s average monthly salary paid for social insurance under the salary system stipulated by the State is calculated as follows:
Mbqtl |
= |
Total monthly salary paid for social insurance of the last 06 years of social insurance payment under the salary system stipulated by the State (24 months from 01/2001 to 12/2002 equal to 48 months from 01/2014 to 12/2017) |
72 months |
- Therefore, Mr T’s total monthly salary paid for social insurance under the salary system stipulated by the State is calculated as 132 months x Mbqtl.
4. The pension of employees subject to the salary system stipulated by the State who have paid their social insurance insurance including the seniority allowances then shift to another job with or without seniority allowances before retirement shall comply with the provisions in Clause 6, Article 9 of Decree No. 115/2015/ND-CP with the following guidelines:
a) Where the employees subject to the salary system stipulated by the State who have paid their social insurance insurance including the seniority allowances then shift to another job without seniority allowances and in the monthly salary paid for social insurance as a basis for calculation of pension, there is no seniority allowance, the average monthly salary is taken as basis for social insurance payment at the time of retirement plus the highest seniority allowances (if enjoyed) based on the time of social insurance payment including the seniority allowances converted under the salary system at the time of retirement as a basis for calculation of pension.
Ex 38: Mr H is the Chief of Ministerial Office, retires and enjoys pension from 01/4/2016. He has 30 years of social insurance payment. Before working as the Chief of Ministerial Office, he was a procurator of the People's Procuracy with 14 years as seniority and his salary coefficient is 5.08. Mr. H has the development of social insurance payment of the last 05 years as follows (assuming that the base salary at the time of 4/2016 is 1.150.000 dong/month).
- From 4/2011 to 3/2014 = 36 months, salary coefficient: 6.2;
1,150,000 dong x 6,2 x 36 months = 256,680,000 dong.
- From 4/2014 to 3/2016 = 24 months, salary coefficient: 6.56:
1.150,000 dong x 6,56 x 24 month = 181,056,000 dong.
- The average monthly salary paid for social insurance of the last 5 years as the basis for calculation of Mr H’s pension is:
(256,680,000 dong + 181,056,000 dong) |
= 7,295,600 dong/month. |
60 months |
- Mr H’s seniority allowances before shifting the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs are added into the average monthly salary as a basis for calculation of pension as follows:
Mr H’s salary coefficient before shifting the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs is 5,08;
1,150,000 dong x 5.08 x 14% = 817,880 dong.
- The average monthly salary paid for social insurance as the basis for calculation of pension is:
7,295,600 dong + 817,880 dong = 8,113,480 dong
- Mr H’s monthly pension is:
8,113,480 dong x 75% = 6.085.110 dong/month.
b) Where the employees subject to the salary system stipulated by the state have paid the social insurance including the seniority allowances then shifted to another job with seniority allowances and in the monthly salary paid for social insurance as a basis for calculation of pension, the seniority allowances are included, the average monthly salary paid for social insurance to calculate the pension shall comply with the provisions in Article 9 of Decree No. 115/2015/ND-CP and Clause 1 of this Article.
Ex 39: Mr M was a former Customs officer and shifted to be a procurator of People’s Procuracy. He resigns to enjoy pension from 01/4/2016. He has 27 years of social insurance payment including 11 years as seniority of teacher and 16 years as seniority of procuracy. Mr M’s development of salary paid for social insurance of the last 5 years is as follows (assuming the base salary in 04/2016 is 1,150,000 dong/month).
- From 4/2011 to 3/2014 = 36 months, salary coefficient: 5.76; seniority: 25%:
1,150,000 dong x 5.76 x 1.25 x 36 months = 298,080,000 dong
- From 4/2014 to 3/2016 = 24 months, salary coefficient: 6.10, seniority: 27%:
1,150,000 dong x 6.10 x 1.27 x 24 months = 213,817,200 dong
- The average monthly salary paid for social insurance of the last 5 years as the basis for calculation of Mr M’s pension is:
359,931,600 dong+ 256,365,360 dong |
= 8,531.620 dong/month. |
60 months |
- Mr M’s monthly pension is
8,531,620 dong/month x 69% = 5,886,818 dong/month.
c) Where the employees subject to the salary system stipulated by the state have paid the social insurance including the seniority allowances then shifted to another job without seniority allowances and there is no seniority allowances in the monthly salary paid for social insurance, then the employees shifted to another job with seniority allowances and there is seniority allowances in the monthly salary paid for social insurance or vice versa. In this case, the calculation of pension is based on the last job before retirement (job with or without seniority allowances) in accordance with the provisions under Point a or b of this Clause.
d) Where the employees subject to the salary system stipulated by the state have paid the social insurance including the seniority allowances then shifted to another job with or without seniority allowances; upon retirement, in the monthly salary paid for social insurance of the last years to calculate the pension, there is a time of social insurance payment with or without seniority allowances. If the pension rate calculated under Point b of this Clause is lower, the salary paid for social insurance including the preceding seniority allowances corresponding to the number of years specified in Clause 1 of this Article, the monthly salary paid for social insurance is converted to the salary system specified at the time of retirement to calculate the average monthly paid for social insurance.
Ex 40: Mr P was a Customs officer with 27 years as seniority In 4/2013, he shifted to work as a Specialist of the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs. He shall resign to enjoy his retirement benefits from 01/04/2016. He has 30 years of social insurance payment. Mr P’s development of social insurance payment in some last years before retirement is as follows (assuming that the base salary in 4/2016 is 1,150,000 dong/month).
- From 4/2008 to 3/2010 = 24 months, salary coefficient: 6.2; seniority allowances: 24%;
- From 4/2010 to 3/2013 = 36 months, salary coefficient: 6.56; seniority allowances: 27%;
- From 4/2013 to 3/2016 = 36 months, salary coefficient: 6.92; no seniority allowances;
Mr P’s pension calculated by the last years before retirement is lower than compared with the pension calculated by the previous years with seniority allowances. Therefore, the average monthly salary to calculate Mr P’s pension is calculated as follows:
- From 4/2008 to 3/2010 = 24 months, salary coefficient: 6.2; seniority allowances: 24%;
1,150,000 dong x 6.56 x 24 months x 1.24 = 212,188.800 dong.
- From 4/2010 to 3/2013 = 36 months, salary coefficient: 6.56; seniority allowances: 27%;
1,150,000 dong x 6.56 x 36 months x 1.27 = 344.911.680 dong.
- The average monthly salary paid for social insurance as basis for calculation of Mr P’s pension is:
212,188,800 dong + 344,911,680 dong |
= 9,285,008 dong/month. |
60 months |
- Mr P’s monthly pension is:
9,285,008 dong x 75% = 6,963,756 dong/month.
(If calculating by the number of last years before retirement, Mr P’s pension is 6.455.364 dong/month).
e) Where the employees do not actually pay the social insurance including the seniority allowances, they shall not be subject to the application of provisions in Clause 6, Article 9 of Decree No. 115/2015/ND-CP and the provisions in this Clause to enjoy their pension.
5. The time of social insurance payment of the persons working part-time in communes, wards or towns; the time of social insurance payment according to Decree No. 09/1998/ND-CP dated 23/01/1998 of the Government amending and adding Decree No. 50/CP dated 26/7/1998 of the Government on regulation on benefis of living costs for the officers of communes, wards or towns (referred to as Decree No. 09/1998/ND-CP). The time of work at communal level entitled to social insurance is calculated as the time of social insurance payment under the salary system stipulated by the State as a basis for calculation of average monthly salary paid for social insurance.
Article 21. Benefits of social insurance for persons who are enjoying their monthly pension, benefits of social insurance when such persons go abroad to settle
1. The persons who are enjoying their monthly pension, benefits of social insurance go abroad to settle shall receive the one-time subsidys if requesting.
2. The one-time subsidy rate for the persons enjoying their pension is calculated as per the time of social insurance in which each year of social insurance payment before 2014 is calculated as 1.5 month of currently enjoyed pension; each year of social insurance payment from 2014 onwards is calculated as 02 months of currently enjoyed pension; then for each month of pension entitlement, the one-time subsidy minus 0.5 month of pension. The lowest level is equal to 03 months of currently enjoyed pension.
Where the persons are enjoying their pension but the time of work is converted to calculate the ratio of pension entitlement, the one-time payment is calculated by their actual time of work.
Ex 41: Ms Th is enjoying her pension. On 01/2017 shall settle down abroad. She has 24 years of social insurance payment (including 02 years of social insurance payment from 2014 onwards); by the time before she goes abroad to settle down, Ms Th has enjoyed her pension for 01 year; her current pension is 4 million dong/month. Ms request the entitlement to one-time subsidy.
Ms Th’s one-time subsidy is calculated as follows:
One-time subsidy rate |
= |
(22 x 1.,5 + 2 x 2) - 12 x 0.5 |
x 4 million dong |
Ms Th’s one-time subsidy rate is 124 million dong
Ex 42: Ms Q has 25 years of social insurance payment and has enjoyed her pension for 10 years. Her currently enjoyed pension is 3.5 million dong/month. In 01/2018, Ms Q shall go abroad to settle and request one-time subsidy.
Ms Q’s one-time subsidy is calculated as follows:
One-time subsidy |
= |
(25 x 1.5) - (120 x 0.5) |
x 3.5 million dong |
One-time subsidy = - 22,5 x 3.5 million dong.
According to the way of calculation of one-time subsidy, Ms Q has enjoyed the excessive amount by the time of social insurance payment. Therefore, Ms Q only enjoys one-time subsidy equal to 03 months of currently enjoyed pension (10.5 million dong).
3. The one-time subsidy rate for the persons who are enjoy their monthly subsidy under the Decree No. 09/1998/ND-CP is calculated as the provisions in Clause 2 of this Article.
4. The one-time subsidy rate for the persons who are enjoying the monthly subsidy of loss of working capacity, work accident, occupational disease, monthly death subsidy, monthly subsidy for rubber workers and monthly subsidy under the Decision No. 91/2000/QD-TTg dated 4/8/2000 of the Prime Minister on subsidy to the persons whose working age at the time of stop of entitlement to monthly subsidy of loss of working capacity (referred to as 91/2000/QD-TTg), the Decision No. 613/QD-TTg dated 06/05/2010 of the Prime Minister on monthly subsidy to the persons having from full 15 to under 20 years of working and their duration of entitlement to subsidy of loss of working capacity is over (referred to as Decision No. 613/QD-TTg) The subsidy is equal to 03 months of currently enjoyed subsidy.
Ex 43: Mr V is the person who is enjoying the monthly subsidy of loss of working capacity with the rate of 2 million dong/month. Mr V go abroad to settle with his children and request to enjoy his one-time subsidy.
Mr V’s one-time subsidy rate is calculated by 03 months of currently enjoyed subsidy: 3 x 2 million dong = 6 million dong.
Article 22. Retirement benefits for the persons having the previous time of voluntary social insurance payment
1. The retirement benefits for the persons having the previous time of voluntary social insurance payment shall comply with the provisions in Article 11 of Decree No. 115/2015/ND-CP and the detailed contents in this Circular.
2. When calculating the average income and the monthly salary paid for social insurance, the monthly income paid for voluntary social insurance is the monthly income paid for voluntary social insurance adjusted on the basis of consumer price index specified in Clause 2, Article 79 of the Law on social insurance.
Where the employees participating the in social insurance of Nghe An farmer can shift to the voluntary social insurance under the Decision No. 41/2009/QD-TTg dated 16/03/2009 of the Prime Minister, the monthly income paid for voluntary social insurance prior to 01/01/2008 is the monthly income paid for voluntary social insurance adjusted according to the adjustment of salary paid for social insurance of the respective year of the persons participating in the compulsory social insurance subject to the salary system decided by the employers.
Article 23. Suspension and continued entitlement to monthly pension and subsidy of social insurance
The suspension and continued entitlement to monthly pension and subsidy of social insurance shall comply with the provisions in Article 64 of the Law on social insurance with the following guidelines:
1. The person whose monthly pension and subsidy of social insurance are suspended due to missing declaration from the Court and such persons shall continue to enjoy their monthly pension and subsidy of social insurance of the months whose monthly pension and subsidy have not yet been received, excluding the interests when the Court invalidates its decision.
2. The persons who are enjoying their monthly pension and subsidy of social insurance but have the interrupted period of time not yet receiving their pension and subsidy shall receive the monthly pension and subsidy of the months whose monthly pension and subsidy have not yet been received, excluding the interests.
3. The persons who are enjoying their monthly pension and subsidy of social insurance but dies during the interrupted period of time not yet receiving their pension and subsidy, in addition to the death benefits, their relatives also receive their pension and subsidy of the months whose pension and subsidy have not yet been received, exluding the interest.
4. The persons who are enjoying their monthly pension or subsidy of social insurance but suspended due to the Court’s declaration as missing and then dead, their relatives shall not receive the monthly pension or subsidy of social insurance during the suspension time.
Article 24. Funeral allowances
1. The Funeral allowance is done under the provisions in Article 66 of the Law on social insurance and Clause 2 and 3, Article 12 of Decree No. 115/2015/ND-CP.
Ex 44: Mr Ch participated in compulsory social insurance for 10 months and died from accident.
In this case, Mr Ch has a period of time of 10 months of compulsory social insurance payment (under 12 months), therefore, the person in charge of funeral shall not receive the funeral benefits. Mr Ch’s relatives shall be entitled to the prescribed one-time death benefits.
Ex 45: Ms T participated in the compulsory social insurance but died from disease. Ms T has a period of time of 04 years and 02 months of voluntary social insurance. The period of time of compulsory social insurance is 10 months.
In this case, Ms T has a period of time of 60 months of compulsory social insurance and voluntary social insurance. Therefore, the person in charge of funeral can enjoy the funeral benefits
2. The persons are enjoying the monthly subsidy of work accident or occupational disease without leave and have the period of time of under 12 months of compulsory social insurance or have a total of period of time of compulsory social insurance and voluntary social insurance of under 60 months. When such person die, the person in charge of funeral can enjoy the funeral subsidy specified in Clause 1 of this Article.
3. The persons are enjoying the monthly subsidy of loss of working capacity; the rubber workers are enjoying the monthly subsidy; the persons are enjoying the monthly subsidy under the Decision No. 91/2000/QD-TTg and Decision No. 613/QD-TTg; the persons are enjoying the monthly subsidy under the Decision No. 09/1998/ND-CP. When such person die, the person in charge of funeral can enjoy the funeral subsidy equal to 10 months of base salary.
Article 25. Cases of monthly death subsidy
1. The cases of monthly death subsidy shall comply with the provisions in Article 67 of the Law on social insurance and Clauses 4 and 5, Article 12 of Decree No. 115/2015/ND-CP.
2. For the employees who have the time of social insurance payment of under one year (including the employees reserving the time of social insurance payment) lack no more than 06 months but die. If they have relatives eligible for entitlement of monthly death benefits, such relatives can choose to continue the one-time payment for the number of missing month in the retirement and death fund with the monthly payment rate equal to 22% of monthly salary paid for social insurance of the employees before they die (or before they resign for the employees who are reserving the time of social insurance payment) for settlement of monthly death subsidy. If the relatives of the employees do not pay for the number of missing months, they shall receive the one-time death subsidy.
3. The persons are enjoying the monthly subsidy of loss of working capacity, the persons are enjoying monthly subsidy under Decree No. 09/1998/ND-CP and when they die, if their relatives meet the conditions specified in Clause 2 and 3, Article 67 of the Law on social insurance, they shall enjoy the monthly death subsidy.
4. Within the time limit specified in Clause 4, Article 67 of the Law on social insurance, the employees’ relatives can go to be examined their reduction in working capacity as a basis for settlement of monthly death subsidy, except that the employees’ relatives whose working capacity are reduced from 81 % or more as concluded by the competent organization or they are issued with certificate of particularly heavy disability.
Article 26. Monthly death subsidy rate
1. The monthly death subsidy rate shall comply with the provisions in Article 68 of the Law on social insurance.
2. In case the relatives do not have the direct nurturers, the monthly death subsidy rate is equal to 70% of base salary.
Ex 46: Ms Tr has 20 years of compulsory social insurance payment. She has a child of 5 years of age. Her husband died in an accident unfortunately. In this case, Ms Tr’s child is entitled to the monthly death subsidy equal to 70% of base salary.
Ex 47: Mr P is participating in compulsory social insurance but died in a work accident. His wife is at the age of 56 (she has no income source). They have a child of 13 years of age. The monthly death subsidy for Mr P’s relatives is settled as follows:
- Mr P’s child is entitled to the monthly death subsidy equal to 50% of base salary;
- Mr P’s wife is entitled to the monthly death subsidy equal to 70% of base salary until the child is full 18 years of age, then enjoys the monthly death subsidy equal to 50% of base salary.
Ex 48: Mr V is the only child in his family. His mother died and his father is 62 years of age (she has no income source). Mr V is participating in the compulsory social insurance and died from a work accident.
In this case, Mr V’s father is entitled to the monthly death subsidy equal to 70% of base salary.
Ex 49: Ms K is 57 years of age (she has no income source). Her husband died. They have an only daughter who is married (currently died). Ms K’s son-in-law has 16 years of compulsory social insurance payment and died in an accident.
In this case, Ms K is entitled to the monthly death subsidy equal to 70% of base salary.
Ex 50: The married couple of Ms T are participating in compulsory social insurance. They have an only child of 06 years of age. Ms T and her husband died from work accident. Therefore, their child shall enjoy 02 times of monthly death subsidy (equal to 70% of base salary).
Article 27. One-time death subsidy rate
1. The one-time death subsidy rate shall comply with the provisions in Article 70 of the Law on social insurance and Clause 6, Article 12 of Decree No. 115/2015/ND-CP.
The persons are enjoying the monthly subsidy under Decree No. 09/1998/ND-CP. When they die without relative who meet the conditions specified in Clause 2 and 3, Article 67 of the Law on social insurance, their relatives shall be settled according to the provisions in Clause 2, Article 70 of the Law on social insurance.
2. For the employees who have resigned to enjoy the one-time social insurance and is enjoying the monthly subsidy of work accident or occupational disease with the reduction rate of working capacity under 61%; the rubber workers are enjoying the monthly subsidy; the persons are enjoying the monthly subsidy under Decision No. 91/2000/QD-TTg, Decision No. 613/QD-TTg and when such persons die, their relatives shall be entitled to the one-time dealth subsidy equal to 03 months of subsidy the employees are enjoying before they die.
3. For the employees who have resigned to enjoy the one-time social insurance and is enjoying the monthly subsidy of work accident or occupational disease with the reduction rate of working capacity under 61%; the persons are enjoying the monthly subsidy of loss of working capacity and when such persons die, if they do not have their relatives to enjoy the monthly subsidy as stipulated in Clause 2 and 3, Article 67 of the Law on social insurance, their relatives shall enjoy the one-time death subsidy equal to 03 months of subsidy the employees are enjoying before they die.
4. When calculating the one-time death subsidy for the persons who are paying the social insurance or are reserving the time of social insurance payment but die and the time of social insurance payment has the odd months. In this case, from 01 to 06 months is calculated as a half year, from 07 -11 months is calculated as 01 year.
In case of calculation prior to 01/01/2014. If the time of social insurance payment has the odd months, such odd months are transferred to the period from 01/01/2014 onwards as a basis for calculation of one-time death subsidy.
Ex 51: Mr T died from disease. He has a period of time of social insurance payment from 10/2005 to 3/2017. Mr T has the average monthly salary paid for social insurance of 5,000,000 dong/month.
- Mr T has 08 years and 03 months of social insurance payment in the period before 01/01/2014 and 03 years and 03 months of social insurance payment in the period from 01/01/2014 onwards.
- The rate of one-time death subsidy to Mr T’s relatives is calculated as follows (08 years of payment prior to 2014 and 03 years and 06 months of payment from 2014 onwards):
((8 x 1.5) + (3.5 x 2)) x 5.000.000 dong = 95,000,000 dong.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực