Số hiệu: | 59/2015/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Phạm Minh Huân |
Ngày ban hành: | 29/12/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2016 |
Ngày công báo: | 31/01/2016 | Số công báo: | Từ số 139 đến số 140 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, hướng dẫn Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc với các nội dung về các chế độ BHXH bắt buộc; Quỹ bảo hiểm xã hội được ban hành ngày 29/12/2015.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật BHXH; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP và được Thông tư 59 hướng dẫn như sau:
Trong đó điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn như sau:
+ Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
+ Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
- Thông tư số 59/2015 quy định trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà lao động nữ phải nghỉ việc để khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai thì được hưởng chế độ thai sản theo các điều 32, 33 và 37 của Luật bảo hiểm xã hội.
- Theo quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, mức trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo Điều 70 của Luật BHXH và khoản 6 Điều 12 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.
Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP khi chết mà không có thân nhân đủ điều kiện tại khoản 2 và khoản 3 Điều 67 của Luật bảo hiểm xã hội thì thân nhân được giải quyết theo khoản 2 Điều 70 của Luật bảo hiểm xã hội.
- Theo Thông tư số 59 năm 2015 của Bộ Lao động thuơng binh và xã hội, đối với người lao động đã nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần mà đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động dưới 61%; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định 613/QĐ-TTg khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng trợ cấp người lao động đang hưởng trước khi chết.
- Theo quy định tại Thông tư 59/2015/BLĐTBXH, đối với người lao động đã nghỉ việc hưởng BHXH một lần mà đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng khi chết mà không có thân nhân hưởng trợ cấp hằng tháng theo khoản 2 và khoản 3 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng trợ cấp người lao động đang hưởng trước khi chết.
- Khi tính trợ cấp tuất một lần đối với người đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Thông tư số 59/2015 còn quy định trường hợp tính đến trước ngày 01/01/2014 nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn từ ngày 01/01/2014 trở đi để làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần.
Thông tư 59 có hiệu lực từ ngày 15/02/2016.
Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc và hướng dẫn thi hành Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây được viết là Nghị định số 115/2015/NĐ-CP).
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Article 1. Scope of regulation
This Circular details some articles of the Law on social insurance on compulsory social insurance and guides the implementation of Decree No. 115/2015/ND-CP dated 11/11/2015 of the Government detailing some articles of the the Law on social insurance on compulsory social insurance (Hereafter referred to as Decree No. 115/2015/ND-CP).
Article 2. Subjects of application
1. The employees participate in compulsory social insurance specified in Clause 1 and 2, Article 2 of Decree No. 115/2015/ND-CP.
The employees specified under Points a, b, c, d, dd and e, Clause 1, Article 2 of Decree No. 115/2015/ND-CP are appointed to study, take an internship or go for business in the country or abroad but are still entitled to the salary in the country subject to the compulsory social insurance.
2. The employers specified in Clause 3, Article 2 of the Law on social insurance.
3. Bodies, organizations and individuals related to the compulsory social insurance.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực