Thực hiện biện pháp tránh thai người lao động có được hưởng bảo hiểm thai sản không?
Thực hiện biện pháp tránh thai người lao động có được hưởng bảo hiểm thai sản không?

1. Thực hiện biện pháp tránh thai người lao động có được hưởng bảo hiểm thai sản không?

Khi thực hiện biện pháp tránh thai (như đặt vòng, triệt sản...) người lao động được hưởng chế độ thai sản, gồm ngày nghỉ và tiền trợ cấp.

1.1. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản khi thực hiện biện pháp tránh thai

Thời gian hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai quy định như sau:

  • 07 ngày đối với lao động nữ đặt dụng cụ tránh thai;
  • 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

Căn cứ Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ thực hiện biện pháp tránh thai:

Điều 57. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
1. Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai do người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định nhưng không quá 07 ngày đối với lao động nữ đặt dụng cụ tránh thai trong tử cung và không quá 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

1.2. Mức hưởng chế độ thai sản khi thực hiện biện pháp tránh thai

Mức hưởng

=

100%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ

Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.

Mức hưởng như trên được quy định tại Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:

Điều 59. Trợ cấp thai sản

1. Trợ cấp thai sản một tháng của người lao động quy định tại các điều 51, 52, 53, 54, 55, 56 và 57 của Luật này bằng 100% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của 06 tháng gần nhất trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ 06 tháng thì trợ cấp thai sản của người lao động quy định tại Điều 51, Điều 52, các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 53, các khoản 1, 2 và 4 Điều 54, khoản 2 Điều 55 và Điều 57 của Luật này là mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của các tháng đã đóng.

2. Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai

2.1. Hồ sơ hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

  • Trường hợp điều trị nội trú
    • Bản sao giấy ra viện;
    • Trường hợp chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị: Có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.
  • Trường hợp điều trị ngoại trú
    • Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội;
    • Hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

2.2. Thủ tục hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

Thủ tục hưởng chế độ thai sản của người lao động sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ.

Người lao động cần chuẩn bị hồ sơ và nộp lên cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc

Bước 2: Nhận kết quả giải quyết chế độ thai sản.

Thời hạn giải quyết:

  • Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ doanh nghiệp.
  • Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động.

Người lao động có thể nhận tiền thai sản bằng một trong các hình thức sau:

  • Thông qua doanh nghiệp nơi mình đang làm việc.
  • Thông qua tài khoản cá nhân.
  • Trực tiếp nhận tại cơ quan bảo hiểm xã hội
  • Nhận qua người được ủy quyền hợp pháp để thực thủ tục hưởng chế độ thai sản.
Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai
Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai

3. Tự nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản ở đâu khi nghỉ việc trước khi sinh con?

Tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:

Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ thai sản
...
2. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình số bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Như vậy, nếu lao động nữ nghỉ việc trước khi sinh con thì sẽ nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

4. Các câu hỏi thường gặp

4.1. Lao động nữ đặt que cấy tranh thai thì có được hưởng chế độ thai sản không?

Đặt que cấy tranh thai không thuộc một trong các trường hợp được hưởng chế độ thai sản. Chỉ có trường hợp lao động nữ đặt vòng tránh thai hoặc thực hiện biệt pháp triệt sản thì mới được hưởng chế độ thai sản.

4.2. Nếu thực hiện biện pháp tránh thai tại cơ sở y tế, có được BHXH chi trả không?

Theo quy định hiện hành, BHXH không chi trả chi phí cho các biện pháp tránh thai. Các dịch vụ này thường thuộc trách nhiệm của bảo hiểm y tế nếu thực hiện tại cơ sở y tế hợp pháp.

4.3. Đóng bảo hiểm như thế nào thì được hưởng chế độ thai sản khi thực hiện biện pháp tránh thai?

Người lao động chỉ cần có tham gia BHXH sẽ được hưởng chế độ thai sản khi thực hiện biện pháp tránh thai.

4.4. Hồ sơ thai sản đã duyệt báo lâu có tiền?

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động, chủ lao động phải lập hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong 10 ngày tiếp theo, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và thanh toán bảo hiểm thai sản.

4.5. Bảo hiểm xã hội chi trả tiền thai sản vào ngày nào?

Thời hạn chi trả tiền chế độ thai sản do cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện là 03 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ từ người lao động) hoặc 06 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ từ người sử dụng lao động).