Tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng
Tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng

1. Các loại tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Căn cứ pháp lý: Điều 33, 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; Điều 9, 10, 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP.

Tài sản chung

Tài sản riêng

Khái niệm

Tài sản chung của vợ, chồng là những tài sản được hình thành trong suốt quá trình chung sống của vợ và hợp tác kinh tế trong thời kỳ hôn nhân.

Tài sản riêng của vợ, chồng là những tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được tặng cho riêng sau khi kết hôn.

Tài sản

Tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân;

Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;

Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân;

Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân:

+ Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình;

+ Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.

Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác;

- Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân:

+ Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp (trừ khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi 5người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng);

+ Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.

+ Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng:

+ Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

+ Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

+ Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Phần tài sản còn lại trong trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;

Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều 38, 3940 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung;

Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.

Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung;

Tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng

Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng.

Tài sản trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Ví dụ

Xe hơi mà hai người kết hôn mua khi họ còn sống chung. Khi họ ly hôn, xe hơi này có thể được coi là tài sản chung và phải được chia đều giữa họ.

Anh Nam mua một căn hộ chung cư tại Quận Bình Thạnh và đã làm thủ tục quyền sở hữu nhà đất tại cơ quan thẩm quyền trước ngày nhận giấy chứng nhận kết hôn ngày 10/07/2023. Như vậy, căn hộ chung cư được mua trước khi kết hôn, theo đó nó được ghi nhận là tài sản riêng của anh Nam.

2. Cách xác định tài sản riêng trước và sau khi đăng ký kết hôn

Trước khi đăng ký kết hôn: Nếu các bạn muốn xác định tài sản trước khi đăng ký kết hôn thì có thể làm văn bản thỏa thuận xác định tài sản riêng của từng bên trước khi kết hôn. Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể trường hợp này nhưng để bảo đảm hơn về pháp lý, tránh tranh chấp thì có thể ra UBND xác nhận chữ ký.

Sau khi đăng ký kết hôn: Nếu đã đăng ký kết hôn rồi nhưng các bạn mới tính đến việc xác định tài sản riêng thì hai bên có thể mang toàn bộ giấy tờ xác minh tài sản đến văn phòng công chứng để lập các thỏa thuận/cam kết tài sản riêng. Các thỏa thuận này được xác lập tại phòng công chứng và có sự xác nhận của hai bên thì quyền sở hữu tài sản của ai thì người đó được định đoạt.

3. Các câu hỏi thường gặp

3.1. Khi nào tài sản riêng thành tài sản chung?

Tài sản riêng của vợ chồng thành tài sản chung khi cả hai có văn bản xác thực về việc chuyển tài sản riêng thành của chung. Điều 46 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 hướng dẫn cụ thể về việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung như sau:

+ Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.

+ Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.

+ Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Khi nào tài sản riêng thành tài sản chung?
Khi nào tài sản riêng thành tài sản chung?

3.2. Có được chuyển tài sản chung thành tài sản riêng không?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc chuyển tài sản chung thành tài sản riêng mà chỉ đề cập đến việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Tuy nhiên, theo Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có nêu rõ: Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

Ngoài ra tại khoản 1, Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Do đó, vợ chồng hoàn toàn có thể xác lập thỏa thuận về việc chuyển tài sản chung thành tài sản riêng của vợ, chồng và thực hiện theo thỏa thuận này.

3.3. Thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng bị vô hiệu trong trường hợp nào?

Căn cứ vào Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thỏa thuận về chế độ tài sản riêng vợ chồng sẽ mất hiệu lực trong 03 trường hợp dưới đây:

+ Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;

+ Vi phạm một trong các quy định tại các Điều 29, 30, 3132 của Luật này;

+ Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

3.4. Mua đất bằng tài sản riêng thì chia thế nào khi ly hôn?

Căn cứ Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm “Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng”. Do đó, đối với mảnh đất mua bằng tài sản riêng thì người vợ, chồng đó hoàn toàn có quyền đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vẫn được coi là tài sản riêng của vợ, chồng khi ly hôn. Tuy nhiên, để phòng tránh các tranh chấp có thể phát sinh trong tương lai, bạn nên lưu giữ các hồ sơ, giấy tờ chứng minh việc bạn sở hữu mảnh đất hoàn toàn dựa trên số tiền có được từ tài sản riêng như các biên lai thu nộp tiền, hợp đồng mua bán.

3.5. Khi ly hôn, vợ có phải trả tiền lương đã giữ của chồng không?

Hai vợ chồng đang đối diện với tình huống ly hôn, nảy sinh nghi vấn về việc liệu vợ có phải trả lại tiền lương đã cầm của chồng theo quy định mới nhất hay không. Theo Điều 33 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng bao gồm các loại tài sản và thu nhập được tạo ra từ lao động, sản xuất, kinh doanh, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng, và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.

Số tiền lương mà chồng đã kiếm được trong thời kỳ hôn nhân được xem là tài sản chung, và nó được sử dụng để đáp ứng nhu cầu gia đình và thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Điều này có nghĩa là việc sử dụng số tiền lương để chi trả cho gia đình là một phần của quy định về tài sản chung của vợ chồng.

Bên cạnh đó, quy định trong Điều 213 của Bộ luật Dân sự 2015 cũng mô tả rõ về sở hữu chung của vợ chồng. Theo đó, vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, và định đoạt tài sản chung. Thậm chí, họ có thể thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau quyền này.

Do đó, nếu trong trường hợp ly hôn, chồng kiện vợ về việc chiếm giữ tài sản thì không có căn cứ pháp lý cho việc này. Khi kết hôn, nếu có thỏa thuận, dù là bằng miệng, về việc vợ nhận và giữ lương của chồng, thì thỏa thuận này có thể được coi là hợp pháp và có hiệu lực. Trong trường hợp này, yêu cầu của chồng về việc trả lại tiền lương không phù hợp với quy định của pháp luật và không có căn cứ sơ bộ để xác định là hợp lý.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Tài sản hình thành trong tương lai là gì? Hồ sơ thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai

Khấu hao tài sản cố định là gì? Khung trích khấu hao tài sản cố định mới nhất

Tham ô tài sản là gì? Tham ô tài sản sẽ bị xử lý thế nào?

Cầm cố tài sản là gì? Bản án tiêu biểu về cầm cố tài sản