Phân biệt việc dân sự và vụ án dân sự? Đương sự trong việc dân sự và vụ án dân sự được quy định thế nào mới nhất 2025? (ảnh 1)
Phân biệt việc dân sự và vụ án dân sự? Đương sự trong việc dân sự và vụ án dân sự được quy định thế nào mới nhất

1. Phân biệt việc dân sự và vụ án dân sự?

Việc dân sự và vụ án dân sự có thể phân biệt dựa trên một số tiêu chí như sau:

TT

Tiêu chí

Vụ án dân sự

Việc dân sự

1

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

2

Định nghĩa

Là các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được Tòa án giải quyết thông qua thủ tục khởi kiện

Là các yêu cầu dân sự, hôn nhân và gai đình, kinh doanh, thương mại, lao động được Tòa án giải quyết thông qua thủ tục yêu cầu

3

Bản chất

Có tranh chấp xảy ra

Không có tranh chấp xảy ra

4

Hình thức giải quyết

Khởi kiện tại Tòa án

Yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một yêu cầu làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự

5

Cách thức Tòa án giải quyết

Xét xử theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Xác minh, ra quyết định, tuyên bố

6

Thành phần giải quyết

- Sơ thẩm vụ án dân sự: 01 Thẩm phán, 02 Hội thẩm nhân dân;

- Trường hợp đặc biệt: 02 thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân;

- Phúc thẩm vụ án dân sự: 03 Thẩm phán.

- 03 Thẩm phán: Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính; về hôn nhân và gia đình; về kinh doanh, thương mại… của Tòa án nước ngoài

- 01 Thẩm phán: Các trường hợp còn lại;

- Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định về Trọng tài thương mại.

7

Trình tự giải quyết

- Trình tự chặt chẽ, thủ tục nhiều, phức tạp

- Mở phiên tòa

- Trình tự giải quyết đơn giản hơn

- Phải mở phiên họp

8

Kết quả

Bản án

Quyết định

9

Đương sự

Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan

Người yêu cầu, người có quyền và nghĩa vụ liên quan

10

Phí, lệ phí

(Nghị quyết 326 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội)

* Án phí dân sự sơ thẩm:

- Tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch: 300.000 đồng;

- Tranh chấp kinh doanh, thương mại không có giá ngạch: 03 triệu đồng;

- Với các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch: căn cứ vào giá trị của giá trị tài sản tranh chấp…

* Án phí dân sự phúc thẩm:

- Với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động: 300.000 đồng;

- Tranh chấp về kinh doanh, thương mại: 02 triệu đồng.

Lê phí giải quyết việc dân sự: 300.000 đồng

11

Thời hiệu

(Điều 154 Bộ luật dân sự năm 2015)

Tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

12

Nội dung chính

Tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động

Yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động

Phân biệt việc dân sự và vụ án dân sự?

Phân biệt việc dân sự và vụ án dân sự?

2. Đương sự trong việc dân sự và vụ án dân sự được quy định thế nào mới nhất 2025?

2.1. Đương sự là gì?

Đương sự là thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ các bên tham gia vào một vụ việc, vụ án trong hệ thống pháp luật.

  • (1) Trong tố tụng dân sự, đương sự được quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể:
    • Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
    • Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • (2) Trong tố tụng hình sự, đương sự được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:

Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

2.2. Đương sự trong việc dân sự và vụ án dân sự gồm những ai?

Căn cứ quy định tại Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự

"1. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

................"

Như vậy, đương sự trong việc dân sự và vụ án dân sự gồm:

  • Đương sự trong vụ án dân sự: là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Đương sự trong việc dân sự: là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Đương sự trong việc dân sự và vụ án dân sự được quy định thế nào?
Đương sự trong việc dân sự và vụ án dân sự được quy định thế nào?

3. Xác định tư cách của đương sự trong tố tụng như thế nào?

Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về đương sự trong vụ việc nhân sự như sau:

  • Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
  • Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tuy không yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

4. Một số câu hỏi thường gặp

4.1. Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:

  • Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.
  • Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
  • Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án.
  • Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
  • Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình.
  • Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản.
  • Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
  • Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
  • Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ.
  • Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
  • Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành.
  • Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
  • Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
  • Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
  • Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
  • Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc.
  • Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.
  • Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
  • Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng.
  • Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng.
  • Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án.
  • Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
  • Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luật này quy định.
  • Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.

4.2. Nguyên đơn trong vụ việc dân sự có những quyền và nghĩa vụ nào?

Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn được quy định tại Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

  • (1) Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
  • (2) Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
  • (3) Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

4.3. Lời khai của đương sự có phải là nguồn chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự hay không?

Căn cứ Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về nguồn chứng cứ như sau:

Điều 94. Nguồn chứng cứ

1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

2. Vật chứng.

3. Lời khai của đương sự.

4. Lời khai của người làm chứng.

5. Kết luận giám định.

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

9. Văn bản công chứng, chứng thực.

10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Như vậy, lời khai của đương sự cũng là một trong các nguồn chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự.

4.4. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài?

Tại Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài có quy định như sau:

  • Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.
  • Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan tổ chức có chi nhánh văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam.
  • Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam.

4.5. Phân biệt đương sự trong vụ án dân sự và hình sự ra sao?

Tiêu chí

Đương sự trong vụ án dân sự

Đương sự trong vụ án hình sự

Nguyên đơn

- Là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.

- Cơ quan, tổ chức do Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách

- Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Bị đơn

- Bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.

- Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

Lưu ý: Đương sự trong vụ án hình sự là những đối tượng không bắt buộc phải có trong vụ án hình sự, ngoài đương sự thì trong vụ án hình sự còn có những chủ thể khác như: bị cáo, bị hại,…