Đối tượng nào được miễn chi phí giám định trong tố tụng dân sự?

Đối tượng nào được miễn chi phí giám định trong tố tụng dân sự?

1. Chi phí giám định là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 định nghĩa chi phí giám định là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc giám định và do người giám định tính căn cứ vào quy định của pháp luật.

Ngoài ra, trong quá trình tố tụng cũng phát sinh trách nhiệm nộp tiền tạm ứng chi phí giám định. Đây là số tiền mà người giám định tạm tính để tiến hành việc giám định theo quyết định của Tòa án hoặc theo yêu cầu giám định của đương sự.

2. Cách tính chi phí giám định trong tố tụng dân sự

Theo Điều 3 Nghị định 81/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng quy định căn cứ theo tính chất của đối tượng và nội dung giám định cụ thể, chi phí giám định bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:

- Chi phí tiền lương, thù lao cho người thực hiện giám định (được xác định theo Điều 4 Nghị định 81/2014/NĐ-CP)

- Chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị và chi phí vật tư tiêu hao (được xác định theo Điều 5 Nghị định 81/2014/NĐ-CP)

- Chi phí sử dụng dịch vụ và chi phí khác (được xác định theo Điều 6 Nghị định 81/2014/NĐ-CP)

3. Đối tượng nào được miễn chi phí giám định trong tố tụng dân sự?

Căn cứ theo Nghị định 81/2014/NĐ-CP; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Đối tượng được miễn tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định như sau:

Đối tượng được miễn tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định

Người nghèo theo quy định của Chính phủ được miễn tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định.

Như vậy, người nghèo theo quy định của Chính phủ được miễn chi phí giám định trong tố tụng dân sự. Việc miễn chi phí giám định trên chỉ áp dụng đối với người có yêu cầu giám định, được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận và việc giám định do tổ chức giám định công lập thực hiện .

4. Thủ tục đề nghị miễn chi phí giám định trong tố tụng dân sự thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 23 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Thủ tục đề nghị miễn chi phí giám định như sau:

Thủ tục đề nghị miễn chi phí giám định

1. Người có nghĩa vụ nộp chi phí giám định thuộc đối tượng được miễn quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này phải có đơn đề nghị miễn chi phí giám định gửi Tòa án kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn chi phí giám định.

2. Đơn đề nghị miễn chi phí giám định phải có các nội dung chính sau đây:

a) Các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 16 của Pháp lệnh này;

b) Lý do, căn cứ đề nghị miễn tiền tạm ứng chi phí giám định theo quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này.

Theo đó, người có nghĩa vụ nộp chi phí giám định thuộc đối tượng được miễn quy định tại Điều 12 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 phải có đơn đề nghị miễn chi phí giám định gửi Tòa án kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn chi phí giám định.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Quy định về giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại lần đầu trong Tố tụng Dân sự

Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại theo Luật Khiếu nại