Nghị định 81/2014/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng
Số hiệu: | 81/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/08/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2014 |
Ngày công báo: | 27/08/2014 | Số công báo: | Từ số 787 đến số 788 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ 01/10/2014, cách xác định và thanh toán chi phí giám định, định giá, người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng áp dụng theo Nghị định 81/2014/NĐ-CP.
Theo đó, khi tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự thì:
- Người giám định, định giá tham gia phiên tòa với tư cách người làm chứng được nhận tiền lương bằng 200% mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, tính theo ngày lương.
Người làm chứng trong các trường hợp khác được hưởng thù lao bằng 100% mức lương cơ sở nêu trên.
- Người phiên dịch được nhận tiền công tùy thuộc vào phiên dịch tiếng nước ngoài hay tiếng dân tộc thiểu số.
Người làm chứng, người phiên dịch tại phiên họp giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính, các hoạt động tố tụng khác giải quyết vụ án hình sự được hưởng chi phí bằng 50% mức chi phí khi tham gia phiên tòa.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 81/2014/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 08 năm 2014 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH CHI PHÍ GIÁM ĐỊNH, ĐỊNH GIÁ; CHI PHÍ CHO NGƯỜI LÀM CHỨNG, NGƯỜI PHIÊN DỊCH TRONG TỐ TỤNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật Tố tụng hành chính ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 nnăm 2012;
Căn cứ Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng ngày 28 tháng 3 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng.
Nghị định này quy định việc xác định chi phí giám định, chi phí định giá tài sản, mức chi phí cho người làm chứng, mức chi phí cho người phiên dịch và thủ tục thanh toán chi phí quy định tại Điều 9, Điều 35, Điều 46, Điều 52 và Điều 57 Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến việc giám định, định giá, làm chứng và phiên dịch trong tố tụng.
Căn cứ tính chất của đối tượng và nội dung giám định cụ thể, chi phí giám định bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
1. Chi phí tiền lương, thù lao cho người thực hiện giám định.
2. Chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị.
4. Chi phí sử dụng dịch vụ.
5. Các chi phí khác tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 Nghị định này.
1. Xác định chi phí tiền lương:
a) Chi phí tiền lương được áp dụng trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định đối với tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc (sau đây gọi là tổ chức thực hiện giám định).
b) Tổ chức thực hiện giám định căn cứ vào nội dung yêu cầu giám định, khối lượng công việc, thời gian cần thiết thực hiện giám định và các quy định của chế độ tiền lương hiện hành áp dụng đối với mình xác định chi phí tiền lương làm cơ sở thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng.
2. Xác định chi phí thù lao:
a) Chi phí thù lao được áp dụng trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định đối với giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc là người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước và người đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
b) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc là người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước căn cứ nội dung yêu cầu giám định, khối lượng công việc, thời gian cần thiết thực hiện giám định và tiền lương, thu nhập thực tế của mình xác định mức thù lao hợp lý thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng.
c) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc là người hưởng lương từ ngân sách nhà nước căn cứ quy định của pháp luật về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp xác định thù lao giám định tư pháp thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng.
1. Tổ chức thực hiện giám định khi thực hiện giám định nếu phải sử dụng máy móc, phương tiện, thiết bị thì chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị được xác định như sau:
a) Trường hợp máy móc, phương tiện, thiết bị là tài sản cố định, chi phí khấu hao được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định cho từng loại máy móc, phương tiện, thiết bị của tổ chức thực hiện giám định và thời gian thực tế sử dụng phục vụ cho việc giám định.
b) Trường hợp máy móc, phương tiện, thiết bị không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định thì chi phí khấu hao đối với máy móc, phương tiện, thiết bị được xác định theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 02 năm và không quá thời gian thực tế sử dụng phục vụ cho việc giám định.
2. Tổ chức thực hiện giám định; giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc là người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước; giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc là người đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân thực hiện giám định) khi thực hiện giám định nếu có sử dụng vật tư thì được xác định chi phí vật tư tiêu hao. Chi phí vật tư tiêu hao xác định căn cứ vào định mức vật tư tiêu hao và khối lượng công việc giám định phát sinh phù hợp trong từng lĩnh vực giám định.
Trường hợp chưa có quy định của pháp luật về định mức vật tư tiêu hao, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định căn cứ các quy định có liên quan và điều kiện sử dụng vật tư phục vụ giám định để xác định mức vật tư tiêu hao thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám định phải chịu trách nhiệm về sự phù hợp của mức vật tư tiêu hao đã thông báo.
1. Chi phí sử dụng dịch vụ được áp dụng trong trường hợp cần thiết phải sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác thực hiện và chi phí sử dụng dịch vụ thuê ngoài khác nhằm phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện giám định.
2. Chi phí khác là những chi phí liên quan và phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện giám định tư pháp phù hợp với tính chất, nội dung từng vụ việc trong các lĩnh vực cụ thể.
3. Chi phí sử dụng dịch vụ và chi phí khác quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này được xác định căn cứ theo thực tế phát sinh của từng trường hợp cụ thể trên cơ sở có đủ hợp đồng (nếu có) và hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
1. Trong trường hợp có nhu cầu tạm ứng chi phí giám định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định gửi Hồ sơ đề nghị tạm ứng chi phí giám định theo quy định tại Khoản 2 Điều này tới cơ quan tiến hành tố tụng.
2. Hồ sơ đề nghị tạm ứng chi phí giám định bao gồm:
a) Giấy đề nghị tạm ứng chi phí giám định có các nội dung chính sau: Tên, địa chỉ, mã số thuế của tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; mức đề nghị tạm ứng; thời gian và phương thức thực hiện tạm ứng chi phí giám định.
b) Bản tính toán tổng chi phí thực hiện giám định và cơ sở tính toán chi phí thực hiện giám định.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đủ Hồ sơ đề nghị tạm ứng của tổ chức, cá nhân thực hiện giám định, cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định có trách nhiệm xem xét và thực hiện việc tạm ứng theo đề nghị tạm ứng cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định. Mức tạm ứng tối đa không quá chi phí giám định do tổ chức, cá nhân thực hiện giám định đã tính toán gửi trong Hồ sơ đề nghị tạm ứng theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết quả giám định, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định gửi Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí giám định theo quy định tại Khoản 2 Điều này tới cơ quan tiến hành tố tụng để làm thủ tục thanh toán.
2. Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí giám định bao gồm:
a) Giấy đề nghị thanh toán có các nội dung chính sau: Tên, địa chỉ, mã số thuế của tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; tổng chi phí thực hiện giám định; số tiền đã được tạm ứng; số tiền còn được thanh toán và phương thức thanh toán.
b) Tài liệu kèm theo Giấy đề nghị thanh toán là bản chính các hóa đơn, chứng từ hợp pháp có liên quan để chứng minh các khoản chi phí thực tế hợp lý đã phát sinh trong quá trình tổ chức, cá nhân thực hiện giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
3. Trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí giám định theo quy định tại Khoản 2 Điều này, căn cứ vào kết quả giám định, kết quả xác định chi phí giám định và ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có), cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, thanh toán chi phí giám định cho tổ chức, cá nhân đã thực hiện giám định.
Trường hợp số tiền tạm ứng chi phí giám định đã thanh toán chưa đủ chi phí thì cơ quan tiến hành tố tụng thanh toán phần tiền còn thiếu đó.
Trường hợp số tiền tạm ứng vượt quá chi phí giám định thì tổ chức, cá nhân thực hiện giám định phải hoàn trả lại phần tiền chênh lệch trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc, kể từ ngày gửi Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Căn cứ tính chất của đối tượng định giá, chi phí định giá tài sản của tổ chức định giá tài sản và Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
1. Chi phí tiền lương, thù lao cho người thực hiện định giá.
2. Chi phí thu thập, phân tích thông tin về đối tượng cần định giá.
3. Chi phí vật tư tiêu hao.
4. Chi phí sử dụng dịch vụ.
5. Chi phí khác theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 12 Nghị định này.
1. Xác định chi phí tiền lương thực hiện định giá:
a) Chi phí tiền lương được áp dụng trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu thực hiện định giá đối với tổ chức định giá tài sản.
b) Việc xác định chi phí tiền lương của tổ chức định giá tài sản thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
2. Xác định chi phí thù lao thực hiện định giá:
a) Chi phí thù lao được áp dụng trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu thực hiện định giá đối với Hội đồng định giá tài sản.
b) Hội đồng định giá tài sản căn cứ quy định của pháp luật về chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, chế độ làm đêm, thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức (trong trường hợp có làm việc ngoài giờ) và thời gian thực tế làm việc định giá để xác định chi phí thù lao cho các thành viên thực hiện định giá, thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng.
1. Chi phí thu thập, phân tích thông tin về đối tượng cần định giá bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Chi phí xác định tổng quát về tài sản cần định giá.
b) Chi phí lập kế hoạch định giá tài sản.
c) Chi phí khảo sát thực tế, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá.
d) Chi phí phân tích thông tin liên quan đến tài sản cần định giá.
2. Chi phí thu thập, phân tích thông tin về đối tượng cần định giá được xác định theo thực tế phát sinh của từng trường hợp định giá tài sản cụ thể và nội dung chuyên môn phục vụ cho quá trình thu thập, phân tích thông tin về đối tượng định giá trên cơ sở có đủ hợp đồng (nếu có) và hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức định giá, Hội đồng định giá tài sản trong quá trình thực hiện định giá nếu có sử dụng vật tư thì được xác định chi phí vật tư tiêu hao. Chi phí vật tư tiêu hao được xác định căn cứ vào khối lượng công việc; quy trình thực hiện thẩm định giá, tiêu chuẩn thẩm định giá quy định đối với từng đối tượng định giá; định mức vật tư tiêu hao quy định phù hợp với lĩnh vực định giá.
Trường hợp chưa có quy định của pháp luật về định mức vật tư tiêu hao, tổ chức định giá, Hội đồng định giá tài sản căn cứ các quy định có liên quan và điều kiện sử dụng vật tư phục vụ định giá để xác định mức vật tư tiêu hao thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu định giá tài sản. Tổ chức định giá, Hội đồng định giá tài sản phải chịu trách nhiệm về sự phù hợp của mức vật tư tiêu hao đã thông báo.
2. Chi phí sử dụng dịch vụ được áp dụng trong trường hợp cần thiết phải sử dụng kết luận chuyên môn do chuyên gia hoặc tổ chức thẩm định giá làm cơ sở tham khảo cho hoạt động định giá tài sản và chi phí sử dụng dịch vụ thuê ngoài khác nhằm phục vụ trực tiếp cho việc định giá tài sản.
3. Chi phí khác là những chi phí liên quan và phục vụ trực tiếp cho công việc thực hiện định giá phù hợp với tính chất, nội dung từng vụ việc trong các lĩnh vực cụ thể.
4. Chi phí sử dụng dịch vụ và chi phí khác quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này được xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định này.
1. Trong trường hợp có nhu cầu tạm ứng chi phí định giá, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu định giá tài sản của cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức định giá, Hội đồng định giá tài sản gửi Hồ sơ đề nghị tạm ứng theo quy định tại Khoản 2 Điều này tới cơ quan tiến hành tố tụng.
2. Hồ sơ đề nghị tạm ứng chi phí định giá bao gồm:
a) Giấy đề nghị tạm ứng chi phí định giá có các nội dung chính sau: Tên, địa chỉ, mã số thuế tổ chức định giá tài sản, cá nhân đại diện Hội đồng định giá tài sản; mức đề nghị tạm ứng, thời gian và phương thức thực hiện tạm ứng chi phí định giá.
b) Bản tính toán tổng chi phí thực hiện định giá và cơ sở tính toán chi phí thực hiện định giá.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đủ Hồ sơ đề nghị tạm ứng của tổ chức định giá tài sản, Hội đồng định giá, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm thực hiện việc tạm ứng. Mức tạm ứng tối đa không quá chi phí định giá do tổ chức định giá, Hội đồng định giá tài sản đã tính toán gửi trong hồ sơ đề nghị tạm ứng quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết quả định giá, tổ chức định giá, Hội đồng định giá tài sản đã thực hiện định giá tài sản gửi Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí định giá theo quy định tại Khoản 2 Điều này tới cơ quan tiến hành tố tụng để làm thủ tục thanh toán.
2. Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí định giá bao gồm:
a) Giấy đề nghị thanh toán có các nội dung chính sau: Tên, địa chỉ, mã số thuế tổ chức định giá tài sản, cá nhân đại diện Hội đồng định giá tài sản; tổng chi phí thực hiện định giá, số tiền đã được tạm ứng, số tiền còn được thanh toán và phương thức thanh toán.
b) Tài liệu kèm theo Giấy đề nghị thanh toán là bản chính các hóa đơn, chứng từ hợp pháp có liên quan để chứng minh các khoản chi phí thực tế hợp lý đã phát sinh trong quá trình thực hiện định giá theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
3. Trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí định giá theo quy định tại Khoản 2 Điều này, căn cứ vào kết quả định giá, kết quả xác định chi phí định giá và ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có), cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, thanh toán chi phí định giá cho tổ chức định giá, Hội đồng định giá tài sản đã thực hiện định giá.
Trường hợp số tiền tạm ứng chi phí định giá đã thanh toán chưa đủ chi phí thì cơ quan tiến hành tố tụng thanh toán phần tiền còn thiếu đó.
Trường hợp số tiền tạm ứng vượt quá chi phí định giá thì tổ chức định giá, Hội đồng định giá tài sản phải hoàn trả lại phần tiền chênh lệch trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc, kể từ ngày gửi Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí định giá theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch được xác định bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Tiền lương hoặc thù lao cho người làm chứng; tiền công cho người phiên dịch;
b) Chi phí đi lại (nếu có);
c) Chi phí lưu trú (nếu có);
d) Các chi phí khác phát sinh (nếu có) theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
2. Chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch được tính theo ngày và thời gian thực tế tham gia phiên tòa, phiên họp và các hoạt động tố tụng khác giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự.
3. Người làm chứng, người phiên dịch tại phiên họp giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính và các hoạt động tố tụng khác giải quyết vụ án hình sự, được hưởng chế độ tiền lương, thù lao cho người làm chứng, chế độ tiền công cho người phiên dịch bằng 50% mức chi phí đối với người làm chứng, người phiên dịch khi tham gia phiên tòa quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định này.
1. Chi phí tiền lương cho người làm chứng tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự như sau:
a) Chi phí tiền lương áp dụng trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đối với người thực hiện giám định, người thực hiện định giá tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự với vai trò người làm chứng.
b) Mức tiền lương cho người làm chứng được hưởng bằng 200% mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định.
2. Thù lao cho người làm chứng tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự như sau:
a) Thù lao cho người làm chứng áp dụng cho các trường hợp không hưởng tiền lương theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Mức thù lao cho người làm chứng được hưởng bằng 100% mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định.
Tiền công cho người phiên dịch tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự được xác định như sau:
1. Tiền công đối với người phiên dịch dịch nói và dịch tài liệu bằng tiếng nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về mức chi phí dịch thuật trong chế độ chi tiêu, tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
2. Tiền công đối với người phiên dịch dịch nói và dịch tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số thực hiện theo quy định của pháp luật về mức chi phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số, mức chi biên dịch tiếng dân tộc tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
1. Chi phí đi lại, chi phí lưu trú được xác định theo thực tế phát sinh của từng trường hợp cụ thể trên cơ sở hợp đồng (nếu có), hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về nội dung chi và mức chi về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Chi phí khác là chi phí liên quan và phục vụ trực tiếp cho công việc làm chứng, phiên dịch được xác định căn cứ theo thực tế phát sinh của từng trường hợp cụ thể trên cơ sở có đủ hợp đồng (nếu có) và hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
1. Ngay sau khi kết thúc công việc làm chứng, phiên dịch được triệu tập tại phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, người làm chứng, người phiên dịch gửi Hồ sơ đề nghị thanh toán theo quy định tại Khoản 2 Điều này tới cơ quan tiến hành tố tụng để làm thủ tục thanh toán.
2. Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch bao gồm:
a) Giấy đề nghị thanh toán chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch có các nội dung chính sau: Tên, địa chỉ, mã số thuế của người đề nghị thanh toán chi phí người làm chứng, người phiên dịch; số tiền đề nghị thanh toán và phương thức thanh toán.
b) Tài liệu kèm theo Giấy đề nghị thanh toán chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch là bản chính các hóa đơn, chứng từ hợp pháp có liên quan để chứng minh các khoản chi phí thực tế hợp lý đã phát sinh mà người làm chứng, người phiên dịch đã chi trả khi đến làm chứng, phiên dịch.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tiếp nhận Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch và kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch chưa đáp ứng theo quy định tại Khoản 2 Điều này thì cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo cho người làm chứng, người phiên dịch biết và nêu rõ lý do để bổ sung hồ sơ theo quy định. Trường hợp Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch đầy đủ, hợp pháp, cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chi trả chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch theo quy định của pháp luật về chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2014.
1. Hàng năm, căn cứ thực tế chi phí giám định, định giá tài sản; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch của năm trước, cơ quan tiến hành tố tụng lập dự toán kinh phí thanh toán chi phí giám định, định giá tài sản; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch thuộc trách nhiệm chi trả theo các nội dung chi tại Nghị định này, tổng hợp chung trong dự toán ngân sách của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
2. Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm chi trả chi phí thuộc trách nhiệm chi trả cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; tổ chức định giá, Hội đồng định giá tài sản; người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng đã thực hiện các công việc theo yêu cầu của mình theo quy định tại Nghị định này, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình; đồng thời phải đảm bảo đầy đủ hóa đơn, chứng từ để thanh, quyết toán theo đúng quy định của pháp luật.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các nội dung liên quan thuộc chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý theo quy định tại Nghị định này.
3. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Hanoi, August 14, 2014 |
DECREE
DETAILING A NUMBER OF ARTICLES OF THE ORDINANCE ON EXPENSES FOR ASSESSMENT AND VALUATION; EXPENSES FOR WITNESSES, TRANSLATORS IN LEGAL PROCEDURES
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Criminal Procedure Code dated November 26, 2003;
Pursuant to the Criminal Procedure Code dated June 15, 2004;
Pursuant to the Law on administrative procedures dated November 24, 2010;
Pursuant to the Law on Judicial Expertise dated June 20, 2012;
Pursuant to the Ordinance on Expenses for Assessment and Evaluation; Expenses for Witnesses, Translators in Legal Procedures dated March 28, 2012;
At the request of the Minister of Finance,
The Government promulgates the Decree detailing a number of articles of the Ordinance on Expenses for Assessment and Valuation; Expenses for Witnesses, Translators in Legal Procedures;
GENERAL PROVISIONS
This Decree regulates determination of expenses for assessment and valuation of assets, expenses for witnesses, translators and payment procedures as prescribed in Articles 9, 35, 46, 52 and 57 of the Ordinance on Expenses for Assessment and Valuation; Expenses for Witnesses, Translators in Legal Procedures (hereinafter referred to as the Ordinance).
This Decree applies to agencies, organizations, and individuals at home and abroad involved in assessment, valuation, witnessing, and interpreting in legal procedures.
PARTICULAR PROVISIONS
Section 1: EXPENSES FOR ASSESSMENT AND PAYMENT PROCEDURES
Article 3: Determination of expenses for assessment
Based on nature of subjects and specific assessment, the expenses for assessment include one or some of the followings:
1. Salaries and fees paid to persons who perform assessment (hereinafter referred to as assessors);
2. Expenses for depreciation of machinery, vehicles and equipment
3. Expenses for consumable supplies;
4. Expenses for use of services;
5. Other expenses as prescribed in Clauses 2, 3, Article 6 hereof;
Article 4. Expenses for salaries and fees paid to assessors
1. Determination of expenses for salaries
a) Expenses for salaries shall be applied in case the procedure conducting body issues decision on soliciting assessment with respect to public judicial assessment institutions, non-public judicial assessment institutions and ad hoc judicial assessment institutions (hereinafter referred to as the assessing organization).
b) The assessing organization shall rely on requirements, quantity of work, time for performance of assessment and regulations of its existing wage regime to determine expenses for salaries and make notification to the procedure conducting body.
2. Determination of expenses for fees:
a) Expenses for fees shall be applied in case the procedure conducting body issues decision on soliciting assessment with respect to judicial assessment performers, ad hoc judicial assessment performers (hereinafter referred to as the assessment performers) who receive or do not receive salaries from state budget
b) The assessment performers who do not receive salaries from state budget shall rely on requirements, quantity of work, and time for performance of assessment, their own actual salaries and income to determine appropriate fees and make notification to the procedure conducting body.
c) The assessment performers who receive salaries from state budget shall rely on regulations of the law on allowances for judicial assessment to determine appropriate fees and make notification to the procedure conducting body.
Article 5. Expenses for depreciation of machinery, vehicles, equipment and consumable supplies
1. If the assessing organization uses machinery, vehicles and equipment in the performance of assessment, the expenses for depreciation of machinery, vehicles and equipment are determined as follows:
a) In case machinery, vehicles and equipment are fixed asset, the expense for depreciation is determined according to regulations of the law on management, use and depreciation of fixed asset for each type of machinery, vehicle and equipment and actual time for the performance of assessment.
b) In case machinery, vehicles and equipment do not meet conditions to be determined as fixed asset, the expense for depreciation shall be determined by the method of allocating cost of asset over the period of production and business but no more than two years and not in excess of actual time spent on the performance of assessment.
2. In case the assessing organization, the assessment performers who receive or do not receive salaries from state budget use consumable supplies in the performance of assessment, the expense for consumable supplies shall be determined. Expenses for consumable supplies are determined on the basis of norms of consumable supplies and quantity of work arising in each area of assessment.
In case regulations on norms of consumable supplies are yet to be promulgated, organizations or individuals performing assessment shall rely on relevant regulations and conditions of materials to determine norms of consumable supplies and make notification to the procedure conducting body. Organizations or individuals performing assessment shall be responsible for conformity of notified norms of consumable supplies.
Article 6. Expenses for use of service and other expenses
1. Expenses for use of service shall be applied in case additional experimentation, testing or professional judgement performed or given by other organizations or individuals, or other outsourced services are needed.
2. Other expenses are relevant expenses used for the performance of assessment in conformity with nature of each specific case.
3. Expenses for use of services and other expenses as prescribed in Clauses 1, 2 of this Article shall be determined in reliance on actual variations in each specific case based on signed contracts (if any), invoices and vouchers according to the law provisions.
Article 7: Procedures for advance of assessment expense
1. In case advance of assessment expense are needed, within five working days since receipt of decision on soliciting assessment issued by the procedure conducting body, organizations or individuals performing assessment must submit request for advance of assessment expense to the procedure conducting body as prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Documentation of requests for advance of assessment expense includes:
a) Request form that includes name, address, tax code of organizations or individuals performing assessment; level of advance, time and method of payment.
b) Tabular calculation of total expenses for assessment and grounds for calculations;
3. Within ten working days since receipt of documented requests for advance from organizations or individuals performing assessment, the procedure conducting body shall be responsible for carrying out consideration and making advance to such organizations or individuals. Maximum level of advance shall not exceed assessment expense stated in the submitted request as prescribed in Clause 2 of this Article.
Article 8: Procedures for payment of assessment expense
1. Within 15 working days since result of assessment is available, organizations or individuals performing assessment shall submit documentation of payment request for assessment expense (hereinafter referred to as payment request) to the procedure conducting body as prescribed in Clause 2 of this Article for performing payment procedures.
2. Payment request includes:
a) Request form specifying name, address, tax code of organizations or individuals performing assessment; total expenses for performance of assessment; advanced amount, remaining amount and method of payment;
b) Documents attached to the payment request are relevant invoices, vouchers (originals).
3. Within 15 working days since receipt of the payment request as prescribed in Clause 2 of this Article and based on result of assessment, determination of assessment expense and opinions from relevant agencies (if any), the procedure conducting body shall be responsible for inspecting the payment request and making the payment to organizations and individuals performing assessment.
In case the advance is not fully paid, the procedure conducting body shall be responsible for paying the remainder of the advance.
In case the advance paid exceeds the assessment expense, organizations or individuals performing assessment must refund the difference within two working days at the latest since the submission of the payment request as prescribed in Clause 2 of this Article.
Section 2: EXPENSES FOR VALUATION AND PROCEDURES FOR PAYMENT
Article 9: Determination of expenses for valuation
Based on nature of subjects, expenses for valuation of property charged by property valuation organizations or the Council of property valuers in legal procedures include one or some of the followings:
1. Salaries and fees paid to valuers;
2. Expenses for collection and analysis of information on subjects subject to valuation;
3. Expenses for consumable supplies;
4. Expenses for use of services;
5. Other expenses as prescribed in Clauses 3, 4, Article 12 hereof;
Article 10. Salaries and fees paid to valuers
1. Salaries and fees paid to valuers;
a) Expenses for salaries shall be applied in case the procedure conducting body demands performance of valuation with respect to property valuation organization.
b) Determination of salaries is instructed in accordance with Point b, Clause 1, Article 4 hereof.
2. Determination of fees paid to valuers;
a) Expenses for fees shall be applied in case the procedure conducting body demands performance of valuation with respect to Council of property valuers.
b) Council of property valuers shall rely on regulations on expenses for conferences organized by state agencies and public service units, regulations on night-time and overtime work performed by officials, public servants (in case of working overtime) and actual working time to determine expenses for fees paid to valuers and make notification to the procedure conducting body.
Article 11. Expenses for collection and analysis of information on subjects subject to valuation
1. Expenses for collection and analysis of information on subjects subject to valuation include one or some of the followings:
a) Expenses for overall determination of property subject to valuation;
b) Expenses for planning property valuation;
c) Expenses for field survey and collection of information on property subject to valuation;
d) Expenses for analysis of information on property subject to valuation;
2. Expenses for collection and analysis of information on subjects subject to valuation shall be determined by actual variations in each specific case and professional factors serving the collection and analysis of information on the subjects based on signed contracts (if any), invoices and vouchers according to the law provisions.
Article 12. Expenses for consumable supplies, use of service and other expenses
1. Expenses for consumable supplies shall be determined for property valuation organizations or Council of property valuers if such consumable supplies are used for valuation by property valuation organizations or Council of property valuers. Determination of expenses for consumable supplies is based on quantity of work, process of valuation, valuation standards for individual subjects subject to valuation; prescribed norms of consumable supplies in conformity with the area of valuation.
In case regulations on norms of consumable supplies are yet to be promulgated, property valuation organizations or Council of property valuers shall rely on relevant regulations and conditions of the materials serving the valuation to determine norms of consumable supplies and make notification to the procedure conducting body. Property valuation organizations or Council of property valuers shall be responsible for conformity of notified norms of consumable supplies.
2. Expenses for use of service shall be applied in case professional judgement made by experts or other outsourced services directly serving the performance of assessment are needed.
3. Other expenses are relevant expenses used for the performance of valuation in conformity with nature of each specific case.
4. Expenses for use of service and other expenses as prescribed in Clauses 2, 3 of this Article are determined according to Clause 3, Article 6 hereof.
Article 13: Procedures for advance of valuation expense
1. In case advance of valuation expense are needed, within five working days since receipt of request for property valuation from the procedure conducting body, property valuation organizations or Council of property valuers shall submit request for advance to the procedure conducting body as prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Documentation of requests for advance of valuation expense includes:
a) Request form specifying name, address, tax code of property valuation organizations or representatives of Council of property valuers; level of advance, time and method of payment.
b) Tabular calculation of total expenses for valuation and grounds for calculations;
3. Within ten working days since receipt of documented requests for advance from property valuation organizations, Council of property valuers, the procedure conducting body shall be responsible for making advance to such organizations or Council of property valuers. Maximum level of advance shall not exceed valuation expense stated in the submitted request as prescribed in Clause 2 of this Article.
Article 14: Procedures for payment of valuation expense
1. Within 15 working days since result of valuation is available, property valuation organizations or Council of property valuers shall submit request for payment of valuation expense (payment request) as prescribed in Clause 2 of this Article to the procedure conducting body.
2. The payment request includes:
a) Payment request specifying name, address, tax code of property valuation organizations, representatives of Council of property valuers; total expenses for performance of valuation; advanced amount, remaining amount and method of payment;
b) Documents attached to the payment request are relevant invoices, vouchers (originals);
3. Within 15 working days since receipt of the payment request as prescribed in Clause 2 of this Article and based on result of valuation, determination of valuation expense and opinions from relevant agencies (if any), the procedure conducting agency shall be responsible for inspecting the payment request and making the payment to property valuation organizations or Council of property valuers.
In case the advance is not fully paid, the procedure conducting agency shall be responsible for paying the remainder of the advance.
In case the advance paid exceeds the valuation expense, organizations or individuals performing valuation must refund the difference within two working days at the latest since the submission of the payment request as prescribed in Clause 2 of this Article.
Section 3: EXPENSES FOR WITNESSES, TRANSLATORS AND PAYMENT PROCEDURES
Article 15: Content of expense for witnesses, translators
1. Based on each specific case, expenses for witnesses, translators determined shall include one or some of the followings:
a) Salaries or fees paid to witnesses, translators
b) Travel expenses (if any);
c) Accommodation expenses (if any);
d) Other expenses (if any) as prescribed in Clauses 2 Article 18 hereof;
2. Expenses for witnesses, translators are calculated according to number of days and actual amount of time of participation in court, meeting sessions and other proceedings to solve criminal, administrative and civil cases.
3. Witness, translators performing their duties in meeting sessions for settlement of criminal, civil, administrative and other criminal proceedings shall enjoy salaries, fees and wages equal to 50% of the expense paid to witnesses, translators who are summoned to appear in court as prescribed in Articles 16, 17 hereof.
Article 16. Salaries and fees paid to witnesses
1. Salaries paid to witnesses for participation in court to settle criminal, administrative and civil cases are as follows:
a) Expenses as salaries shall be applied in case the procedure conducting agency summons assessors, property valuers as witnesses to appear in court for settlement of criminal, administrative and civil cases.
b) Salaries paid to witnesses equal 200% of basic pay of officials, public servants and the armed forces and are calculated according to the number of days as prescribed.
2. Fees paid to witnesses for participation in court to settle criminal, administrative and civil cases are as follows:
a) Fees paid to witnesses who do not receive salaries as prescribed in Clause 1 hereof;
b) Fees paid to witnesses equal 100% of basic pay of officials, public servants and the armed forces and are calculated according to the number of days as prescribed.
Article 17: Wages paid to translators
Wages paid to translators for appearance in court for settlement of criminal, administrative and civil cases are determined as follows:
1. Wages paid to translators for performance of oral and written translation of foreign languages are instructed in accordance with regulations of the law on translation expenses for reception of foreign guests working in Vietnam and for organization of international conferences, seminars in Vietnam.
2. Wages paid to translators for performance of oral and written translation of minority ethnic languages are instructed in accordance with the law on expenses for translation of minority languages.
Article 18: Travel, accommodation and other expenses for witnesses, translators
1. Travel and accommodation expenses are determined according to actual variations of each specific case based on signed contracts (if any), invoices and vouchers according to regulations of the law on expenses for business trips, organization of conferences with respect to regulatory agencies and public service units.
2. Other expenses are the expenses used for serving witnessing and translation and are determined according to actual variations of each specific case based on signed contracts (if any), invoices and vouchers as prescribed.
Article 19: Procedures for payment to witnesses, translators
1. After performance of witnessing, translation in court is completed, the witnesses, translators must submit payment request as prescribed in Clause 2 of this Article to the procedure conducting body for performing payment procedures.
2. The payment request includes
a) Request form specifying name, address, tax code of witness, translator; requested amount of money and method of payment;
b) Documents attached to the payment request are relevant invoices, vouchers (originals) as proof of actual expenses paid by witnesses, translators during their performance.
3. The procedure conducting agency shall be responsible for receiving and inspecting documented payment request submitted by witnesses, translators as prescribed in Clause 2 hereof. In case such payment request fails to meet requirements as set out in Clause 2 of this Article, the procedure conducting agency shall issue a written notice with reasons specified to witness, translators for supplements as prescribed. In case the payment request is adequate and eligible, the procedure conducting agency shall perform payment to witness, translators according to regulations of the law on control and payment of state budget-related expenses through State Treasuries.
IMPLEMENTARY CLAUSE
This Circular takes effect since October 01, 2014.
Article 21. Responsibilities of the procedure conducting body
1. Annually, based on actual expenses for property assessment and valuation, expenses for witnesses, translators from preceding year, the procedure conducting body shall formulate estimation of expenses for property assessment and valuation, expenses for witnesses, translators within responsibility as prescribed hereof, compile them into budget estimates of agencies, units and make the submission to financial agencies at the same level for compilation and submission to competent authorities according to regulations of the Law on State Budget and other guiding documents.
2. Based on the cost estimates approved by competent authorities, head of the procedure conducting body shall be responsible for paying expenses within responsibility to the assessing organization, assessors, property valuation organizations, Council of property valuers; witnesses, translators in legal procedures that have performed requested duties as prescribed hereof, ensure thrift and efficiency, take responsibility for its decision; and at the same time ensure sufficiency of invoices, vouchers for payment and settlement as prescribed.
1. The Minister, heads of ministerial-level agencies shall be responsible for executing this Decree.
2. The Ministry of Finance shall be responsible for providing guidance on relevant matters within functions, duties and scope of management as prescribed hereof.
3. The Ministry of Justice, the Ministry of Health, the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense and other relevant ministries, ministerial-level agencies shall be responsible for providing guidance on the execution of this Decree within their functions, tasks, and powers./.
|
PP THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực