Mức lương tối thiểu Vùng 1 mới nhất 2025 là bao nhiêu?
Mức lương tối thiểu Vùng 1 mới nhất 2025 là bao nhiêu?

1. Mức lương tối thiểu Vùng 1 mới nhất 2025 là bao nhiêu?

Mức lương tối thiểu vùng 1 theo quy định hiện nay như sau: 4.960.000 VNĐ/1 tháng; tương ứng 23.800 VNĐ/1h

Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.960.000

23.800

Vùng II

4.410.000

21.200

Vùng III

3.860.000

18.600

Vùng IV

3.450.000

16.600

2. Danh mục các địa bàn Vùng 1 mới nhất 2025

Theo Phụ lục Nghị định 74/2024/NĐ-CP, danh mục địa bàn Vùng 1 áp dụng lương tối thiểu vùng bao gồm:

  • Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
  • Các thành phố Hạ Long, Uông Bí, Móng Cái và các thị xã Quảng Yên, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;
  • Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy thuộc thành phố Hải Phòng;
  • Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;
  • Các quận, thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc Thành phố Hồ Chí Minh;
  • Các thành phố Biên Hòa, Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Xuân Lộc, Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai;
  • Các thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương;
  • Thành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
  • Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An.

3. So sánh mức lương tháng tối thiểu vùng qua các năm

Thời gian áp dụng

Mức lương tháng tối thiểu vùng I

Mức lương tháng tối thiểu vùng II

Mức lương tháng tối thiểu vùng III

Mức lương tháng tối thiểu vùng IV

01/01/2009 - 31/12/2009

800.000

740.000

690.000

650.000

01/01/2010 - 31/12/2010

980.000

880.000

810.000

730.000

01/01/2011 (Vùng I); 01/07/2011 (Vùng II) - 04/10/2011

1.350.000

1.200.000

1.050.000

830.000

05/10/2011 - 31/12/2012

2.000.000

1.780.000

1.550.000

1.400.000

01/01/2013 - 31/12/

2.350.000

2.100.000

1.800.000

1.650.000

01/01/2014 - 31/12/2014

2.700.000

2.400.000

2.100.000

1.900.000

01/01/2015 - 31/12/

3.100.000

2.750.000

2.400.000

2.150.000

01/01/2016 - 31/12/2016

3.500.000

3.100.000

2.700.000

2.400.000

01/01/2017 - 31/12/2017

3.750.000

3.320.000

2.900.000

2.580.000

01/01/2018 - 31/12/2018

3.980.000

3.530.000

3.090.000

2.760.000

01/01/2019 - 31/12/2019

4.180.000

3.710.000

3.250.000

2.920.000

01/01/2020 - 31/12/2020

4.420.000

3.920.000

3.430.000

3.070.000

01/01/2021 - 30/6/2022

4.420.000

3.920.000

3.430.000

3.070.000

Từ 01/7/2022 - 30/6/2024

4.680.000

4.160.000

3.630.000

3.250.000

Từ 01/7/

2024

4.960.000

4.410.000

3.860.000

3.450.000

So sánh mức lương tháng tối thiểu vùng qua các năm
So sánh mức lương tháng tối thiểu vùng qua các năm

4. Năm 2025 có điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng không?

Mức lương tối thiểu vùng trong năm 2025có thể được điều chỉnhtheo hoạt động của Hội đồng Tiền lương Quốc gia dựa trên kết quả điều tra tình hình lao động, tiền lương trong doanh nghiệp trong năm 2024.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ra Quyết định 1225/QĐ-BLĐTBXH điều tra tình hình lao động, tiền lương trong doanh nghiệp trong năm 2024. Theo đó, việc điều tra sẽ được tiến hành trên phạm vi 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước, có số lượng doanh nghiệp lớn, thị trường lao động phát triển. Việc điều tra cũng đồng thời, phục vụ công tác quản lý, công bố định kỳ mức tiền lương bình quân trên thị trường lao động, để doanh nghiệp, người lao động tham khảo, làm cơ sở thương lượng tiền lương.

Như vậy, mức lương tối thiểu vùng trong năm 2025 có thể được điều chỉnh theo hoạt động của Hội đồng Tiền lương Quốc gia dựa trên kết quả điều tra tình hình lao động, tiền lương trong doanh nghiệp trong năm 2024.

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1. Nếu trả thấp hơn lương tối thiểu vùng, người lao động phải làm gì?

Người lao động có thể:

  • Trao đổi trực tiếp với người sử dụng lao động để yêu cầu điều chỉnh.
  • Báo cáo lên Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương hoặc công đoàn để được hỗ trợ giải quyết.

5.2. Ai được áp dụng mức lương tối thiểu vùng?

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho:

  • Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, và các cá nhân sử dụng lao động.
  • Người lao động làm việc trong các vùng tương ứng với nơi hoạt động của doanh nghiệp.

5.3. Phụ cấp và các khoản bổ sung khác có được tính vào lương tối thiểu vùng không?

Không. Mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất và chưa bao gồm phụ cấp, tiền thưởng hoặc các khoản phúc lợi khác.

5.4. Hà Nội thuộc vùng lương nào, và lương tối thiểu là bao nhiêu?

Hà Nội thuộc vùng 1 và vùng 2 với mức lương tối thiểu là 4.960.000 đồng/tháng và4.410.000 đồng/tháng.

  • Vùng 1: Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
  • Vùng 2:Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội.

5.5. TP. Hồ Chí Minh thuộc vùng lương nào, và lương tối thiểu là bao nhiêu?

Các quận huyện TP. Hồ Chí Minh (trừ Huyện Cần Giờ) thuộc vùng 1, với mức lương tối thiểu là 4.960.000 đồng/tháng. Riêng Huyện Cần Giờ thuộc vùng 2 với mức 4.410.000 đồng/tháng.

5.6. Căn cứ chia các vùng lương như thế nào?

Việc phân chia các vùng lương tối thiểu ở Việt Nam dựa trên các tiêu chí chính như mức độ phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện sống và chi phí sinh hoạt, cùng với mật độ doanh nghiệp và lực lượng lao động. Các vùng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, mức sống cao, và tập trung nhiều doanh nghiệp lớn, như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, được xếp vào vùng 1 với mức lương tối thiểu cao nhất. Ngược lại, các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội thấp hơn và chi phí sinh hoạt thấp, thường thuộc các vùng 3 hoặc 4 với mức lương tối thiểu thấp hơn. Việc phân chia này nhằm đảm bảo sự phù hợp với đặc thù kinh tế địa phương, đồng thời bảo vệ quyền lợi cơ bản của người lao động ở từng khu vực.