- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Bảo hiểm xã hội (98)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (76)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (64)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Đăng kiểm (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Phương tiện giao thông (31)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- VNeID (29)
- Nghỉ hưu (29)
- Biển báo giao thông (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Dân sự (26)
- Lý lịch (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Mã định danh (26)
Mẫu báo cáo công tác PCCC cơ sở mới nhất
1. Mẫu báo cáo công tác PCCC cơ sở mới nhất
Báo cáo công tác PCCC là một trong những nội dung mà các cơ sở có trách nhiệm phải thực hiện khi kiểm tra công tác PCCC thường xuyên, định kỳ và đột xuất.
Mẫu báo cáo phòng cháy chữa cháy hiện nay gồm có các nội dung cơ bản gồm:
- Công tác chỉ đạo về hoạt động PCCC tại cơ sở;
- Kết quả thực hiện công tác PCCC: Công tác tuyên truyền, công tác kiểm tra an toàn PCCC, công tác xây dựng, thực tập phương án PCCC, Công tác bảo dưỡng, bảo quản các phương tiện PCCC,...
- Những tồn tại, thiếu sót và biện pháp để khắc phục công tác PCCC trong thời gian tới.
Đây là mẫu báo cáo công tác phòng cháy chữa cháy mới nhất tham khảo :
(Tên doanh nghiệp) ................................. -------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ........................ |
............................. , ngày....... tháng.... nãm |
BÁO CÁO
CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Kính gửi: ..............................................................................
- Căn cứ sự chỉ đạo về công tác PCCC của ............................................................. (Ghi rõ cơ quan Cảnh sát PCCC tại địa phương quản lý doanh nghiệp);
- Căn cứ tình hình thực tế thực hiện nhiệm vụ về công tác PCCC trong năm .......... , nay (ghi rõ tên doanh nghiệp) .......................................................................... báo cáo kết quả công tác PCCC tại doanh nghiệp như sau:
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO
- Quán triệt nội dung các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương quy định về công tác PCCC
(Doanh nghiệp liệt kê những văn bản pháp luật có liên quan đến nghiệp vụ PCCC như Luật phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 79/2014/NĐ-CP; Thông tư số 66/2014/TT-BCA)
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
- Nâng cao nhận thức của công nhân viên về luật PCCC; cổ vũ động viên phong trào PCCC, nâng cao tinh thần cảnh giác, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chấp hành luật và các quy định của nhà nước về PCCC.
.............
(Doanh nghiệp ghi rõ các công tác chỉ đạo cụ thể đã thực hiện cho công tác về PCCC)
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Công tác tuyên truyền
- Thông qua các phiên họp, buổi tọa đàm,… doanh nghiệp đã tiến hành phổ biến và tuyên truyền kiến thức, pháp luật về PCCC cho công nhân viên trong doanh nghiệp.
- Tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt trong phong trào toàn dân tham gia PCCC.
.............
(Doanh nghiệp ghi rõ các công việc cụ thể đã làm cho công tác phổ biến, tuyên truyền về PCCC).
2. Công tác kiểm tra an toàn PCCC
(Doanh nghiệp ghi rõ các công việc cụ thể đã làm trong công tác kiểm tra an toàn về PCCC như: Kiểm tra hệ thống điện về độ an toàn, kiểm tra nhắc nhở đóng ngắt điện trước giờ nghỉ hoặc sau khi mất điện; Kiểm tra việc ngăn cháy, chống cháy lan; Kiểm tra việc sử dụng nguồn lửa ở bếp ăn tập thể, vặn khóa bình gas khi không sử dụng; Kiểm tra hồ sơ sổ sách theo dõi quy trình PCCC, biên bản tự kiểm tra; Kiện toàn đội phòng cháy và chữa cháy; Rà soát củng cố và thực tập phương án chữa cháy;…)
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
3. Công tác xây dựng và thực tập phương án PCCC
(Doanh nghiệp ghi rõ những kết quả đạt được trong việc xây dựng và thực tập phương án PCCC tại doanh nghiệp)
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
4. Công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC
(Doanh nghiệp ghi rõ kết quả đạt được trong công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC của doanh nghiệp)
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
5. Công tác bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC
(Doanh nghiệp ghi rõ kết quả đạt được trong công tác bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC)
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
6. Công tác lập và lưu giữ hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC
(Doanh nghiệp ghi rõ các hồ sơ đã lập và lưu giữ trong công tác quản lý, theo dõi hoạt động PCCC của doanh nghiệp)
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
III. TỒN TẠI THIẾU SÓT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Tồn tại thiếu sót:
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
2. Đề xuất, kiến nghị:
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Trên đây là Báo cáo công tác phòng cháy chữa cháy của (Tên doanh nghiệp)...............................
Nơi nhận: - ............................................. ; - ............................................. ; - Lưu:..................................... |
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP (ký, ghi rõ họ trên, chức vụ, đóng dấu) |
2. Khi nào cần báo cáo công tác PCCC
Theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BCA quy định về thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong đó:
1. Định kỳ vào cuối tháng 11 hằng năm, cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải thống kê, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo các nội dung cơ bản sau:
a) Thực trạng công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng (số lượng, chất lượng, chủng loại, nội dung bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã trang bị);
b) Kết quả thực hiện kết luận kiến nghị thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
c) Đề xuất, kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì định kỳ vào cuối tháng 11 hằng năm doanh nghiệp phải thực hiện thống kê, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Các câu hỏi thường gặp
3.1. Phải nộp báo cáo phòng cháy chữa cháy bao nhiêu lần trong một năm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BCA, quy định về việc thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ cụ thể như sau:
- Định kỳ vào cuối tháng 11 hàng năm, cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị các phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ phải thực hiện thống kê, báo cáo cơ quan thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ, gồm các nội dung:
- Thực trạng công tác quản lý, bảo dưỡng, bảo quản (số lượng, chủng loại, chất lượng, nội dung bảo quản, bảo dưỡng các phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ đã trang bị).
- Kết quả về việc thực hiện kết luận kiến nghị thanh tra, kiểm tra của cơ quan thẩm quyền (nếu có).
- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, bảo dưỡng, bảo quản các phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ.
- Trường hợp các phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ được trang bị hư hỏng thì cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên, các cơ sở phải nộp báo cáo công tác PCCC 01 lần/năm vào cuối tháng 11 hàng năm cho cơ quan thẩm quyền. Tuy nhiên, trường hợp phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ được trang bị hư hỏng thì phải kịp thời báo cáo cho cấp có thẩm quyền.
3.2. Ai chịu trách nhiệm nhận báo cáo phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BCA quy định về cơ quan tiếp nhận báo cáo PCCC như sau:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp cơ sở, đội dân phòng báo cáo UBND cấp xã nơi trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo dưỡng, bảo quản các phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ.
- Đội Cảnh sát PCCC&CNCH thuộc Công an cấp huyện, UBND cấp xã có trách nhiệm báo cáo cho Công an cấp huyện về tình hình quản lý, bảo dưỡng, bảo quản các phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
- Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đội PCCC cơ sở, đội PCCC chuyên ngành phải báo cáo Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an cấp tính theo phân cấp quản lý về tình hình quản lý, bảo dưỡng, bảo quản các phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
Như vậy, tùy theo từng đơn vị báo cáo mà cơ quan nhận báo cáo cũng sẽ khác nhau.
3.3. Có cần gửi báo cáo PCCC khi không có sự cố cháy nổ xảy ra không?
Có, dù không xảy ra sự cố cháy nổ, các cơ sở vẫn phải thực hiện báo cáo PCCC định kỳ. Báo cáo này không chỉ tổng hợp tình hình triển khai công tác PCCC mà còn giúp đánh giá các biện pháp phòng ngừa, bảo dưỡng trang thiết bị, và kiểm tra định kỳ, từ đó nâng cao hiệu quả công tác phòng chống cháy nổ.
3.4. Nếu cơ sở không thực hiện báo cáo PCCC định kỳ thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Việc không thực hiện báo cáo công tác PCCC định kỳ là hành vi vi phạm các quy định pháp luật về an toàn phòng cháy chữa cháy. Các cơ sở có thể bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, hoặc chịu trách nhiệm pháp lý khác tùy theo mức độ vi phạm. Cụ thể, theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn, cơ sở có thể bị phạt tiền, yêu cầu khắc phục, hoặc phải thực hiện các biện pháp khắc phục khác nếu không báo cáo đầy đủ.
3.5. Có thể nộp báo cáo công tác PCCC qua hình thức điện tử không?
Hiện nay, nhiều cơ quan chức năng cho phép nộp báo cáo công tác PCCC qua hình thức báo cáo điện tử thông qua các hệ thống trực tuyến hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan Công an hoặc Sở Công an địa phương. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy định của từng địa phương, cơ sở cần tham khảo hướng dẫn cụ thể từ cơ quan chức năng về cách thức nộp báo cáo.
Báo cáo định kỳ công tác PCCC không chỉ giúp các cơ sở đánh giá tình hình an toàn cháy nổ mà còn là cơ sở để đề xuất các biện pháp cải tiến, từ đó giảm thiểu nguy cơ cháy nổ và bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng cho nhân viên cũng như tài sản của cơ sở.