- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Bảo hiểm xã hội (97)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Tiền lương (76)
- Định danh (64)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Đăng kiểm (41)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Xử phạt hành chính (33)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Phương tiện giao thông (31)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- VNeID (29)
- Nghỉ hưu (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Dân sự (26)
- Lý lịch (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Mã định danh (26)
- Hóa đơn (24)
Mẫu phương án phòng cháy chữa cháy cơ sở mới nhất 2025
1. Mẫu phương án phòng cháy chữa cháy cơ sở mới nhất 2025
Mẫu Phương án chữa cháy của cơ sở là Mẫu số PC17 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Phương án chữa cháy của cơ sở:
Mẫu số PC17
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số (17):……………
PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY CỦA CƠ SỞ
Tên cơ sở/khu dân cư/phương tiện giao thông cơ giới:(1) …………………..
Địa chỉ/Biển kiểm soát: …………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………………………………………………………….
Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp: …………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………………………………………………………….
Cơ quan Công an được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy: ………………………………….
Điện thoại: …………………………………………………………………….
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ (2)
A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY
I. VỊ TRÍ CƠ SỞ/KHU DÂN CƯ: (3)
…………………………………………………………………….
- Phía Đông giáp: …………………………………………………………………….
- Phía Tây giáp: …………………………………………………………………….
- Phía Nam giáp: …………………………………………………………………….
- Phía Bắc giáp: …………………………………………………………………….
II. GIAO THÔNG PHỤC VỤ CHỮA CHÁY: (4)
…………………………………………………………………….
III. NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ CHỮA CHÁY: (5)
TT |
Nguồn nước |
Trữ lượng (m3) hoặc lưu lượng (l/s) |
Vị trí, khoảng cách nguồn nước |
Những điểm cần lưu ý |
I |
Bên trong: |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
II |
Bên ngoài: |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ SỞ/KHU DÂN CƯ/PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG:
- Đặc điểm kiến trúc xây dựng (Số tầng, diện tích mặt bằng, kết cấu xây dựng) của các hạng mục, công trình trong cơ sở/phương tiện giao thông cơ giới.
- Tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục, công trình (Đối với phương án chữa cháy của khu dân cư không nêu nội dung này).
- Số người thường xuyên có mặt tại cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới (Đối với phương án chữa cháy của khu dân cư không nêu nội dung này).
V. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ, ĐỘC: (6)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
VI. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CHỮA CHÁY TẠI CHỖ:
1. Tổ chức lực lượng: (7)
- Đội (tổ) PCCC cơ sở/dân phòng: Có được thành lập hay không?
- Số lượng đội viên: .... người. Được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC: ......người.
- Họ và tên người chỉ huy đội PCCC cơ sở/dân phòng: …………. số điện thoại: ………….
2. Tổ chức thường trực chữa cháy:
- Số người thường trực trong giờ làm việc: ………… người.
- Số người thường trực ngoài giờ làm việc: ………... người.
VII. PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY TẠI CHỖ: (8)
STT |
Chủng loại phương tiện chữa cháy |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Vị trí bố trí |
Ghi chú |
1 |
Xe chữa cháy…… |
chiếc |
|
|
|
2 |
Máy bơm chữa cháy .... |
chiếc |
|
|
|
3 |
Bình bột chữa cháy .... |
chiếc |
|
|
|
4 |
Bình khí CO2 chữa cháy…. |
chiếc |
|
|
|
5 |
chất tạo bọt chữa cháy.... |
lít |
|
|
|
... |
… |
|
|
|
|
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY
I. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY PHỨC TẠP NHẤT:
1. Giả định tình huống cháy phức tạp nhất: (9)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Tổ chức triển khai chữa cháy: (10)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy: (11)
II. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG CHÁY ĐẶC TRƯNG: (12)
1. Tình huống 1:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Tình huống 2:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3. Tình huống ……..:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
C. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY (13)
TT |
Ngày, tháng, năm |
Nội dung bổ sung, chỉnh lý |
Người xây dựng phương án ký |
Người phê duyệt phương án ký |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
D. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY (14)
Ngày, tháng, năm |
Nội dung, hình thức học tập, thực tập |
Tình huống cháy giả định |
Số người, phương tiện tham gia |
Kết quả (đạt/không đạt) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
………., ngày … tháng …. năm…… |
………., ngày … tháng …. năm…… |
HƯỚNG DẪN GHI PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
Chú ý: Mẫu phương án chữa cháy có thể thay đổi số lượng trang tùy theo đặc điểm, tính chất hoạt động của cơ sở, số lượng tình huống giả định. Phương án chữa cháy của phương tiện giao thông cơ giới không ghi các mục I, II và III của phần A.
(1) Tên của cơ sở/khu dân cư/phương tiện: Ghi theo tên giao dịch hành chính.
(2) Sơ đồ mặt bằng tổng thể: Cần thể hiện rõ tên gọi của các hạng mục, nhà, đường giao thông, nguồn nước trong cơ sở và các nguồn nước chữa cháy tiếp giáp xung quanh. Phương án chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới thì bản vẽ thể hiện các khu vực nguy hiểm cháy, nổ và bố trí phương tiện chữa cháy. Sơ đồ vẽ trên khổ giấy A4 hoặc lớn hơn cho phù hợp.
(3) Vị trí cơ sở/khu dân cư: Ghi vị trí địa lý cơ sở, khoảng cách từ trung tâm quận, huyện đến cơ sở/khu dân cư; ghi cụ thể hướng của cơ sở tiếp giáp với các cơ sở, công trình, đường phố, sông, hồ... Đối với khu dân cư chỉ ghi sơ lược vị trí, không ghi tiếp giáp khu dân cư về các hướng.
(4) Giao thông phục vụ chữa cháy: Ghi cụ thể kích thước chiều rộng, chiều cao (cổng, hành lang), kết cấu xây dựng của các tuyến đường bên trong và bên ngoài cơ sở/khu dân cư phục vụ công tác chữa cháy.
(5) Nguồn nước phục vụ chữa cháy: Tất cả các cơ sở phải thống kê các nguồn nước ở bên trong cơ sở. Riêng đối với cơ sở thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải thống kê thêm nguồn nước ở gần cơ sở như: Bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước... có thể phục vụ công tác chữa cháy; ghi rõ khả năng lấy nước vào các mùa, thời điểm trong ngày; chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước ở bên ngoài.
(6) Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc: Ghi rõ loại chất cháy chủ yếu, vị trí bố trí, sắp xếp, số lượng, khối lượng, đặc điểm cháy, yếu tố độc hại khi cháy, khả năng cháy lan ra khu vực xung quanh của các hạng mục, công trình. Thống kê các loại nguồn nhiệt có khả năng phát sinh gây cháy: lửa trần; sự cố hệ thống điện, thiết bị điện, sự cố kỹ thuật....
Ví dụ: Đối với cơ sở chế biến gỗ thì chất cháy chủ yếu là gỗ, sơn, dung môi, giấy bao bì. Nguồn nhiệt gây cháy có thể do sơ suất trong việc sử dụng lửa trần để gia công sản phẩm hoặc do sự cố thiết bị điện (chập điện), sự cố dây chuyền công nghệ sản xuất (kẹt động cơ điện...). Khi cháy tại các nhà xưởng, kho hàng hóa sẽ tỏa ra nhiệt lượng lớn, sinh nhiều khói khí độc, đặc biệt khi xảy ra cháy ở khu vực kho chứa các thùng hóa chất làm dung môi pha sơn có khả năng gây nổ, đám cháy sẽ nhanh chóng lan truyền trên diện rộng, gây thương vong. Khi nhà xưởng bị cháy trên 30 phút có thể dẫn đến sụp đổ mái tôn của nhà xưởng gây khó khăn cho việc tiếp cận chữa cháy....
(7) Ghi tổ chức của lực lượng phòng cháy chữa cháy đã được thành lập đội (tổ) phòng cháy chữa cháy cơ sở hay đội dân phòng.
(8) Phương tiện chữa cháy tại chỗ: Thống kê chủng loại, mã hiệu (ví dụ: Máy bơm chữa cháy động cơ xăng Tohatsu V52; bình bột chữa cháy ABC MFZ4...), số lượng, vị trí bố trí phương tiện chữa cháy. Không thống kê những phương tiện, thiết bị, dụng cụ chữa cháy chất lượng kém, không có khả năng chữa cháy.
(9) Giả định tình huống cháy phức tạp nhất: Giả định tình huống cháy có quy mô lớn, diễn biến phức tạp, có thể gây thiệt hại lớn về người và tài sản, công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Trong đó giả định cụ thể thời điểm xảy ra cháy, nơi xuất phát cháy và nguyên nhân xảy ra cháy; chất cháy chủ yếu; quy mô, diện tích đám cháy tại thời điểm phát hiện cháy; những yếu tố gây ảnh hưởng tác động lớn tới việc chữa cháy như: Nhiệt độ cao, nhiều khói, khí độc, sụp đổ công trình...; vị trí và số lượng người bị kẹt hoặc bị nạn trong khu vực cháy.
(10) Tổ chức triển khai chữa cháy: Trên cơ sở tình huống cháy giả định, xây dựng trình tự xử lý sự cố cháy kể từ khi phát hiện cháy: hô hoán, báo động cho mọi người xung quanh biết, tổ chức cắt điện, báo cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, gọi điện báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, tổ chức cứu người và hướng dẫn thoát nạn (nếu có), sử dụng các phương tiện, dụng cụ chữa cháy tại chỗ để dập lửa, sơ tán tài sản để ngăn cháy lan, phối hợp với các lực lượng khác (Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, chính quyền sở tại, công an, điện lực, y tế,...) trong công tác tổ chức chữa cháy và giữ gìn trật tự, bảo vệ tài sản; bảo đảm hậu cần và thực hiện các hoạt động phục vụ chữa cháy; bảo vệ hiện trường và khắc phục hậu quả vụ cháy. Các công việc trên phải tổ chức phân công cho các tổ (đội), cá nhân một cách cụ thể, rõ ràng, trong đó cần nêu rõ nhiệm vụ của chỉ huy chữa cháy tại chỗ trước và khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại đám cháy (chỉ huy lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ triển khai các hoạt động chữa cháy; báo cáo tình hình, cung cấp thông tin cho chỉ huy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, tham gia ban chỉ huy chữa cháy, tham gia bảo vệ hiện trường phục vụ điều tra xác định nguyên nhân vụ cháy).
(11) Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy: Vẽ sơ đồ thể hiện vị trí điểm phát sinh cháy, diện tích đám cháy; hướng gió chủ đạo; bố trí lực lượng, phương tiện để cứu người, hướng dẫn thoát nạn (nếu có) và tổ chức chữa cháy, sơ tán tài sản, chống cháy lan; thể hiện hướng tấn công chính... bằng các ký hiệu thống nhất theo quy định tại mẫu phương án chữa cháy này. Sơ đồ vẽ trên khổ giấy A4 hoặc lớn hơn cho phù hợp.
(12) Phương án xử lý các tình huống cháy đặc trưng: Đối với các cơ sở có các khu vực, hạng mục công trình có tính chất hoạt động, công năng sử dụng tương tự nhau (như các lớp học, các bể chứa LPG, các phòng làm việc...) lựa chọn một khu vực, hạng mục, công trình đặc trưng làm tình huống giả định cháy để xây dựng phương án xử lý. Các tình huống sắp xếp theo thứ tự “Tình huống 1, 2, 3...”; nội dung từng tình huống được nêu tóm tắt tương tự như đối với tình huống cháy phức tạp nhất.
(13) Bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy: Nêu nội dung bổ sung, chỉnh lý trong phương án có liên quan đến việc tổ chức chữa cháy của cơ sở.
(14) Theo dõi học và thực tập phương án chữa cháy: Sau mỗi lần tổ chức học tập, thực tập phương án chữa cháy phải ghi lại thông tin cơ bản về lần học tập, thực tập phương án đó.
(15) Quyền hạn, chức vụ của người phê duyệt phương án chữa cháy.
(16) Quyền hạn, chức vụ của người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy.
(17) Số phương án chữa cháy do cơ quan Công an ghi theo số hồ sơ phê duyệt phương án chữa cháy (theo quy định của Bộ Công an về công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ cảnh sát).
2. Quy định về phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở mới nhất 2025
Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
"...............
Phòng cháy là tổng hợp các hoạt động, biện pháp, giải pháp để hạn chế, loại trừ nguyên nhân, điều kiện, nguy cơ xảy ra cháy nhằm bảo đảm an toàn, giảm thiểu thiệt hại do cháy gây ra.
.............."
2.1. Điều kiện an toàn về PCCC đối với cơ sở mới nhất 2025
Căn cứ Điều 23 Luật phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024:
- Cơ sở phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy sau đây:
- Có nội quy phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phù hợp với từng loại hình cơ sở;
- Trang bị phương tiện, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
- Trang bị thiết bị truyền tin báo cháy kết nối với hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy; khai báo, cập nhật dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo lộ trình do Chính phủ quy định;
- Thực hiện các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 16 của Luật này;
- Có phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
- Thành lập lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở hoặc lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành theo quy định tại Điều 37 của Luật này hoặc phân công người thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
- Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy sau đây:
- Có nội quy phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tính chất hoạt động của cơ quan, tổ chức;
- Bảo đảm an toàn trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất dễ cháy, nổ trong phạm vi quản lý;
- Cử người tham gia lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở hoặc lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện, duy trì điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý.
2.2. 04 nguyên tắc phòng cháy chữa cháy mới nhất 2025
Căn cứ Điều 5 Luật phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định các nguyên tắc về phòng cháy, chữa cháy như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế thì hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại hoặc yêu cầu đối ngoại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
- Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Chủ động phòng ngừa, lấy phòng ngừa là chính; kịp thời phát hiện sơ hở, thiếu sót về phòng cháy, chữa cháy và có biện pháp khắc phục; xác định phòng cháy, phòng ngừa tai nạn, sự cố là nhiệm vụ thường xuyên.
- Thống nhất chỉ huy, điều hành, phát huy vai trò của lực lượng, phương tiện, hậu cần tại chỗ khi xảy ra cháy, tai nạn, sự cố; ưu tiên cứu người, cứu tài sản; mọi nguồn nước, chất chữa cháy phải được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy.
Ngoài ra còn có các nguyên tắc sau:
- Ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, bình đẳng giới trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
2.3. Mẫu nội quy PCCC mới nhất 2025. Nơi nào cần có nội quy PCCC
2.3.1. Mẫu nội quy PCCC mới nhất 2025
NỘI QUY PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Điều 1: Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể Cán bộ – Công nhân viên của công ty, ngoài ra còn có cả khách hàng, những người có mặt tại làm việc ở công ty.
Điều 2: Cấm không được sử dụng chất dễ cháy như: Lửa, củi đun nấu, hút thuốc trong nhà kho dùng dây đồng, dây bạc thay cầu chì, nơi sản xuất, dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ điện, để các chất dễ cháy nổ gần cầu chì, dây dẫn điện và bảng điện.
Điều 3: Sắp xếp trật tự các hàng hóa, vật tư ở trong kho, khu vực sản xuất hàng hóa phải gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. Xếp riêng từng loại và có khoảng cách để ngăn cháy, xa mái nhà, xa tường để dễ dàng trong kiểm tra hàng hóa và cứu chữa khi cần thiết. Khi sử dụng xăng công nghiệp, hóa chất cần phải cẩn trọng, tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng.
Điều 4: Khi xuất nhập hàng hóa, xe không được nổ máy ở trong kho sản xuất và khi đậu xe, phải hướng đầu xe ra ngoài.
Điều 5: Không để đồ đạc, các chướng ngại vật ở trên lối đi lại.
Điều 6: Phương tiện và dụng cụ chữa cháy cần phải để ở những địa điểm dễ thấy, dễ lấy, không để ở trong góc khuất, ít người qua lại, Không được sử dụng phương tiện chữa cháy vào những việc khác.
Điều 7: Những người thực hiện tốt công tác phòng cháy và chữa cháy sẽ được khen thưởng, những ai vi phạm tùy theo mức độ nghiêm trọng của sự việc mà xử lý từ cảnh cáo cho đến thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, truy tố trước pháp luật.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP |
|
(ký, ghi rõ họ trên, chức vụ, đóng dấu) |
2.3.2. Nơi nào cần có nội quy PCCC
Căn cứ Luật phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 và Phụ lục III Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định về những nơi cần có nội quy PCCC như sau:
- Công trình xây dựng trong quá trình thi công (Điều 19 Luật phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024)
- Các cơ sở, Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở (Điều 23 Luật phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024)
- Các cơ quan cứu hộ chuyên ngành và lực lượng dân phòng (Điều 38 Luật phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024)
- Trụ sở của cơ quan nhà nước tính từ cấp huyện trở lên.
- Nhà chung cư có từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5000m3 trở lên; nhà tập thể, nhà ở ký túc xá từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 2500m3 trở lên; nhà hỗn hợp có từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1500m3 trở lên.
- Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 100 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1000m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở có tổng khối tích từ 2000m3 trở lên; trường trung học phổ thông, trường cao đẳng, đại học; trường trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục thường xuyên có tổng khối tích tính từ 1000m3 trở lên.
- Bệnh viện, phòng khám đa khoa, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh có từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1000m3 trở lên.
- Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc; các trung tâm hội nghị, trung tâm tổ chức sự kiện có từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1500m3 trở lên.
- Chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích có diện tích kinh doanh từ 300m² trở lên hoặc có khối tích từ 1000m3.
- Khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1500m3 trở lên; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1000m3 trở lên.
- Nhà làm việc của các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị, xã hội cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1500m3 trở lên.
- Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà sách có khối tích từ 1500m3 trở lên; cơ sở tôn giáo có khối tích từ 5000m3 trở lên.
- Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1500m3 trở lên.
- Cảng hàng không, đài kiểm soát không lưu, bến cảng biển, cảng thủy nội địa, bến xe khách, trạm dừng nghỉ,... có diện tích kinh doanh từ 500m² trở lên hoặc có khối tích tính từ 5000m3 trở lên.
- Gara để xe có sức chứa từ 20 xe ô tô trở lên hoặc bãi trông giữ xe được thành lập theo quy định của Pháp luật có sức chứa từ 20 xe ô tô trở lên.
- Hầm đường bộ và hầm đường sắt có chiều dài hầm từ 500m trở lên.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh và bảo quản, sử dụng vật liệu nổ.
- Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, bảo quản dầu mỏ và các loại sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền.
- Nhà máy điện, trạm biến áp có điện áp từ 110kv trở lên.
- Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ; kho hàng hóa có tổng khối tích từ 1500m3 trở lên.
- Các cơ sở khác có trạm cấp xăng dầu nội bộ hoặc có sử dụng hệ thống cấp khí đốt trung tâm có tổng lượng khí sử dụng từ 70kg trở lên.
- Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, có chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì dễ cháy của hộ gia đình có tổng diện tích sản xuất và kinh doanh từ 300m² trở lên.
3. Các câu hỏi thường gặp
3.1. 03 chế độ dành cho người tham gia phòng cháy, chữa cháy từ 01/7/2025?
Căn cứ Điều 46 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ như sau:
Điều 46. Chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
"1. Người được huy động, người tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ không thuộc lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được hưởng chế độ bồi dưỡng, hỗ trợ khi tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù theo quy định của pháp luật.
3. Người được huy động, người tham gia phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bị tai nạn, bị thương, chết thì được hưởng chế độ theo quy định sau đây:
[.....]"
Như vậy, 03 chế độ dành cho người tham gia phòng cháy chữa cháy từ 01/7/2025 như sau:
- Chế độ bồi dưỡng
Người được huy động, người tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ không thuộc lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được hưởng chế độ bồi dưỡng, hỗ trợ khi tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
- Được khen thưởng và đền bù
Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù theo quy định của pháp luật.
- Chế độ đối với người bị tai nạn, bị thương, chết
Người được huy động, người tham gia phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bị tai nạn, bị thương, chết thì được hưởng chế độ theo quy định sau đây:
-
- Người đã tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thì được chi trả chế độ từ quỹ bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
- Người chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh; trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì thân nhân được hưởng chế độ tiền tuất, tiền mai táng phí;
- Người bị thương, chết khi thực hiện nhiệm vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và hưởng các quyền theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
3.2. Mỗi cá nhân có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ?
Căn cứ khoản 7 Điều 8 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ như sau:
- Chấp hành quy định, nội quy, biện pháp, yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Tìm hiểu kiến thức về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và kỹ năng thoát nạn, sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thông dụng;
- Bảo đảm an toàn trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất dễ cháy, nổ;
- Phát hiện, ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây cháy, nổ và các hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong điều kiện, khả năng cho phép;
- Tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi được cơ quan, người có thẩm quyền huy động; chấp hành yêu cầu, quyết định của người chỉ huy chữa cháy, người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ khi tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
3.3. Chính sách của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ từ 1/7/2025?
Căn cứ Điều 4 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định chính sách của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ như sau:
- Bảo đảm ngân sách nhà nước, cơ sở, vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, nguồn nhân lực, chế độ, chính sách, các điều kiện hoạt động cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong mọi tình huống.
- Huy động, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Đầu tư, xây dựng hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu tại những nơi bố trí đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và nguồn nhân lực thực hiện thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu, kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy.
- Bố trí lực lượng, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phù hợp với từng địa bàn cơ sở; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân xây dựng, tham gia, duy trì các mô hình an toàn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại cộng đồng.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, đầu tư, xây dựng, chuyển giao hệ thống, phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật căn cứ vào tính chất, mức độ đóng góp.
3.4. Quy định về PCCC đối với nhà ở kết hợp kinh doanh từ ngày 01/7/2025?
Tại Điều 21 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 có quy định về PCCC đối với nhà ở kết hợp kinh doanh như sau:
-
- Nhà ở không thuộc loại hình là nhà ở có quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc trong quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó; nhà ở trong danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 thì phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy sau đây:
- Lắp đặt, sử dụng thiết bị điện bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy quy định tại điểm c khoản 1 Điều 24 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024;
- Bố trí bếp đun nấu, nơi thờ cúng, đốt vàng mã bảo đảm an toàn; không để vật, chất dễ cháy, nổ gần nguồn lửa, nguồn nhiệt.
- Nhà ở không thuộc loại hình là nhà ở có quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc trong quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó; nhà ở trong danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 thì phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy sau đây:
- Nhà ở không thuộc loại hình nêu trên thì phải bảo đảm các điều kiện về chữa cháy, thoát nạn sau đây:
- Có phương tiện phòng cháy, chữa cháy phù hợp với khả năng, điều kiện thực tế để sẵn sàng chữa cháy, thoát nạn;
- Bố trí, duy trì lối thoát nạn, lối ra khẩn cấp hoặc lối đi bảo đảm việc thoát nạn.
- Có biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn theo quy định;
- Khu vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa có nguy cơ cháy, nổ phải có giải pháp ngăn cách hoặc ngăn cháy với khu vực để ở
3.5. Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy, cứu hộ?
Tại Điều 14 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 có quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy, cứu hộ bao gồm:
- Cố ý gây cháy, nổ, tai nạn, sự cố hoặc kích động, xúi giục, dụ dỗ người khác gây cháy, nổ, tai nạn, sự cố gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại về người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, ảnh hưởng đến kinh tế, môi trường, an ninh, trật tự.
- Xúc phạm, đe dọa, cản trở, chống đối lực lượng thực hiện nhiệm vụ và người tham gia phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
- Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Lợi dụng việc tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Làm giả, làm sai lệch kết quả thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, kết quả kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
- Báo cháy giả; báo tình huống cứu nạn, cứu hộ giả.
- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hàng hóa, chất, vật phẩm nguy hiểm về cháy, nổ.
- Chuyển đổi, bổ sung công năng sử dụng công trình, hạng mục công trình không bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
- Kinh doanh phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có chất lượng không đúng với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Chiếm đoạt, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, biển báo, biển chỉ dẫn đã được trang bị theo quy định; cản trở lối thoát nạn; làm mất tác dụng của lối thoát nạn, đường thoát nạn, ngăn cháy lan.
- Lấn chiếm, bố trí vật cản gây cản trở hoạt động của phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới.
3.6. Cơ quan nào là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy?
Tại Điều 7 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 có quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ như sau:
Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
"1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
2. Bộ Công an là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
3. Bộ Quốc phòng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại địa phương. Tại huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại Luật này."
Như vậy, cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là Bộ Công an.
3.7. 05 trách nhiệm cá nhân trong hoạt động phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ kể từ 01/7/2025?
Căn cứ khoản 7 Điều 8 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định về 05 trách nhiệm cá nhân trong hoạt động phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ kể từ 01/7/2025 như sau:
- Chấp hành quy định, nội quy, biện pháp, yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Tìm hiểu kiến thức về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và kỹ năng thoát nạn, sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thông dụng.
- Bảo đảm an toàn trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất dễ cháy, nổ.
- Phát hiện, ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây cháy, nổ và các hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong điều kiện, khả năng cho phép.
3.8. Trách nhiệm chữa cháy được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 25 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định về trách nhiệm chữa cháy như sau:
- Người phát hiện cháy, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gần nơi xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia chữa cháy trong điều kiện, khả năng cho phép.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm tổ chức chữa cháy thuộc phạm vi quản lý; huy động lực lượng, người, phương tiện, tài sản theo thẩm quyền tham gia chữa cháy theo đề nghị của người chỉ huy chữa cháy.
- Cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và cơ quan, tổ chức, đoàn thể khác có liên quan có trách nhiệm phối hợp tham gia chữa cháy ngay khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền hoặc người chỉ huy chữa cháy; điều động người và phương tiện thuộc phạm vi quản lý đến nơi xảy ra cháy để tham gia, hỗ trợ chữa cháy khi được huy động.
- Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi nhận được tin báo cháy thuộc phạm vi quản lý hoặc nhận được mệnh lệnh, quyết định huy động phải kịp thời đến chữa cháy.
- Lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm tổ chức bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ khu vực chữa cháy; tham gia chữa cháy; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lực lượng, phương tiện đi chữa cháy được lưu thông nhanh nhất.
- Ủy ban nhân dân địa phương giáp ranh với địa phương nơi xảy ra cháy có trách nhiệm huy động lực lượng, người, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc phạm vi quản lý tham gia chữa cháy khi người chỉ huy chữa cháy đề nghị.
- Bộ trưởng Bộ Công an quy định về công tác trực sẵn sàng chữa cháy, tổ chức chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và các lực lượng khác trong Công an nhân dân.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về trách nhiệm chữa cháy đối với công trình, cơ sở, phương tiện giao thông thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng phục vụ mục đích quân sự, quốc phòng; phối hợp với Bộ Công an tổ chức chữa cháy đối với công trình lưỡng dụng theo quy định của Chính phủ.
3.9. Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là ngày mấy?
Căn cứ Điều 12 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định như sau:
Điều 12. Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
Ngày 04 tháng 10 hằng năm là “Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ”.
Ngày 04 tháng 10 hằng năm là “Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ”.
Như vậy, hằng năm vào ngày 04 tháng 10 sẽ là ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ,