Chương II Thông tư 17/2021/TT-BCA : Quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Số hiệu: | 17/2021/TT-BCA | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công an | Người ký: | Tô Lâm |
Ngày ban hành: | 05/02/2021 | Ngày hiệu lực: | 22/03/2021 |
Ngày công báo: | 28/02/2021 | Số công báo: | Từ số 323 đến số 324 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Địa điểm quản lý phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ
Ngày 05/02/2021, Bộ Công an ban hành Thông tư 17/2021/TT-BCA quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ.
Theo đó, địa điểm quản lý phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ là nhà, kho, bến bãi, âu thuyền, cảng, trụ sở cơ quan hoặc địa điểm khác do người có thẩm quyền quyết định và phải đảm bảo điều kiện tương ứng sau đây:
- Nhà, kho, bãi để phương tiện PCCC, cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo an ninh, trật tự, có hệ thống thiết bị chiếu sáng, được trang bị thiết bị PCCC thông dụng và đáp ứng các điều kiện:
+ Nhà, kho để phương tiện PCCC, cứu nạn, cứu hộ là công trình xây dựng có mái che, tường bao quanh, bảo đảm khô ráo, thoáng khí, sạch sẽ;
+ Bãi để phương tiện PCCC, cứu nạn, cứu hộ là nơi để phương tiện ngoài trời phải được bố trí mái che hoặc có biện pháp phòng chống mưa, nắng.
- Bến, âu thuyền, cảng phải đảm bảo an ninh, trật tự, nội quy ra, vào, nội quy bảo vệ môi trường, PCCC;
Đối với bến thủy nội địa ngoài đáp ứng các yêu cầu trên phải có thiết bị neo đậu phương tiện, có nội quy hoạt động ra vào bến, sắp xếp, neo đậu phương tiện.
Thông tư 17/2021/TT-BCA có hiệu lực từ 22/3/2021 và thay thế Thông tư 52/2014/TT-BCA ngày 28/10/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Địa điểm quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là nhà kho, bến, bãi, âu thuyền, cảng, trụ sở cơ quan hoặc địa điểm khác do người có thẩm quyền quyết định và phải bảo đảm điều kiện tương ứng theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Nhà, kho, bãi để phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm an ninh, trật tự, có hệ thống thiết bị chiếu sáng, được trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy thông dụng và đáp ứng các điều kiện sau:
a) Nhà, kho để phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là công trình xây dựng có mái che, tường bao quanh, bảo đảm khô ráo, thoáng khí, sạch sẽ;
b) Bãi để phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là nơi để phương tiện ngoài trời phải được bố trí mái che hoặc có các biện pháp phòng, chống mưa, nắng.
3. Bến, âu thuyền, cảng để phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm an ninh, trật tự, nội quy ra, vào, nội quy về bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy; đối với bến thủy nội địa ngoài việc đáp ứng các yêu cầu trên phải có thiết bị neo đậu phương tiện, có nội quy hoạt động ra, vào bến, sắp xếp, neo đậu phương tiện.
4. Xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, máy bơm chữa cháy phải được bố trí trong nhà; tàu, xuồng, ca nô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải được bố trí tại bến bãi bảo đảm yêu cầu hoạt động của phương tiện. Các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khác phải được bố trí ở nơi đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này hoặc trong các khoang chứa phương tiện của xe chữa cháy, xe chuyên dùng và quản lý an toàn, bảo đảm thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
5. Xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, máy bơm chữa cháy và các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khác chưa sử dụng phải được bảo quản trong kho hoặc nơi quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đáp ứng yêu cầu để quản lý, bảo quản đúng quy định theo từng chủng loại.
1. Thực hiện hằng ngày hoặc trước, trong và sau mỗi lần sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và do người được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện.
2. Nội dung bảo quản, bảo dưỡng cụ thể đối với phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định tại các Phụ lục I, II, III, IV, V, VI, VII ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Kết thúc việc bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên, người được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải ghi đầy đủ vào sổ theo dõi phương tiện theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện định kỳ hằng tháng, hằng quý và hằng năm tại nơi quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc cơ sở bảo dưỡng theo đúng quy định của nhà sản xuất và do thợ máy, kỹ thuật viên, người đã được đào tạo thực hiện;
2. Nội dung bảo quản, bảo dưỡng: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật chung của phương tiện, tổ chức đánh giá chi tiết chất lượng phương tiện, áp dụng quy định của nhà sản xuất về cấp bảo dưỡng, sửa chữa và tình hình thực tế tại cơ sở để có phương án bảo quản, bảo dưỡng phù hợp đối với từng loại phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
3. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sau khi thực hiện bảo quản, bảo dưỡng định kỳ phải được người được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đánh giá, xác nhận và ghi đầy đủ vào sổ theo dõi phương tiện theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, gồm:
a) Sổ theo dõi hoạt động xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, tàu, xuồng, ca nô chữa cháy theo Mẫu số 01, máy bơm chữa cháy theo Mẫu số 02, các loại phương tiện cơ giới khác theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan, tổ chức, cơ sở.
2. Hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở chỉ đạo lập, lưu giữ và được bổ sung khi có thay đổi.
1. Định kỳ vào cuối tháng 11 hằng năm, cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải thống kê, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo các nội dung cơ bản sau:
a) Thực trạng công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng (số lượng, chất lượng, chủng loại, nội dung bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã trang bị);
b) Kết quả thực hiện kết luận kiến nghị thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
c) Đề xuất, kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Trường hợp phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được trang bị hư hỏng, cơ quan, tổ chức, cơ sở phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trình tự báo cáo và cơ quan tiếp nhận báo cáo
a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, đội dân phòng báo cáo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện), Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo Công an cấp huyện về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
c) Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành có trách nhiệm báo cáo Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh theo phân cấp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
d) Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực, Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ báo cáo Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
đ) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an cấp huyện báo cáo Công an cấp tỉnh trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
e) Công an cấp tỉnh báo cáo Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
1. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải căn cứ vào tính năng kỹ thuật, quy định của nhà sản xuất, các điều kiện thực tế khác để xây dựng quy trình bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp.
2. Các bước trong quy trình bảo quản, bảo dưỡng định kỳ phải do thợ máy, kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn phù hợp đảm nhận.
1. Trách nhiệm của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
a) Hướng dẫn thực hiện quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên phạm vi toàn quốc;
b) Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra theo thẩm quyền việc thực hiện công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định;
c) Nghiên cứu, cải tiến, sửa chữa, sản xuất thử nghiệm phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; biên soạn tài liệu kỹ thuật hướng dẫn sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
d) Kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh:
a) Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
b) Duyệt kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
c) Thống kê, báo cáo cơ quan cấp trên về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
d) Kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
e) Bảo đảm kinh phí phục vụ công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
3. Trách nhiệm của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện:
a) Trực tiếp thực hiện quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được trang bị;
b) Phân công cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
c) Thống kê, báo cáo Công an cấp tỉnh về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
4. Người đứng đầu Công an các đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.
1. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
2. Tổ chức lập và quản lý hồ sơ về phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
3. Tổ chức cho cán bộ, nhân viên, người lao động trong cơ quan, tổ chức, cơ sở học tập, sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã trang bị.
4. Phân công người làm công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
5. Thống kê, báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
6. Kiểm tra, xử lý vi phạm hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
7. Bảo đảm kinh phí phục vụ công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
1. Quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo đúng quy định của nhà sản xuất và theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
2. Thường xuyên kiểm tra nơi bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý; phát hiện kịp thời phương tiện bị mất, hư hỏng hoặc nơi bảo quản, bảo dưỡng không bảo đảm an toàn để báo cáo cơ quan, tổ chức, cơ sở trực tiếp quản lý có biện pháp xử lý, khắc phục.
3. Thống kê, báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
MANAGEMENT, PRESERVATION, MAINTENANCE OF FIRE PREVENTION, FIREFIGHTING AND RESCUE EQUIPMENT
Article 6. Locations for management, preservation, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment
1. Locations for management of fire prevention, firefighting and rescue equipment are warehouses, yards, harbors, docks, ports, Premises of organizations or other locations that are decided by competent persons and satisfy the requirements specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
2. Houses, warehouses and depots for preservation of fire prevention, firefighting and rescue equipment shall ensure security and order, have lighting system, have common fire prevention and firefighting equipment and satisfy the following requirements:
a) Houses and warehouses for preservation of fire prevention, firefighting and rescue equipment are construction works that have roofs and walls, are dry, airy and clean;
b) Yards for preservation of fire prevention, firefighting and rescue equipment are that are outdoors preservation locations shall have roofs or be protected from sun and rain.
3. Harbors, docks, ports for preservation of fire prevention, firefighting and rescue equipment shall ensure security and order, have entry and exit regulations, environmental protection and fire safety regulations. Inland wharves shall also have anchoring equipment, entry, exit, arrangement and anchoring regulations.
4. Fire engines, rescue vehicles and firefighting pumps shall be placed at indoor locations. Fireboats and rescue boats in harbors and docks shall be placed in locations that ensure their operation. Other fire and rescue equipment shall be placed in locations that satisfy the requirements specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article or inside the fire engines or specialized vehicles; ensure safety and preparedness for firefighting and rescue operations.
5. Fire engines, rescue vehicles and firefighting pumps, other fire and rescue equipment that have not been used shall be stored in warehouses or at dedicated locations that satisfy requirements for management and preservation by category.
Article 7. Regular maintenance and preservation
1. Maintenance shall be carried out daily or before, during and after the fire prevention, firefighting and rescue equipment is used by the persons responsible for management of this equipment (hereinafter referred to as “equipment managers”).
2. Details of preservation and maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment are provided in Appendix I, II, III, IV, V, VI, VII hereof.
3. Equipment managers shall record the regular maintenance and preservation process into logbooks of the preservation and maintenance process according to Form No. 01, Form No. 02 and Form No. 03 in Appendix VIII hereof.
Article 8. Periodic maintenance and preservation
1. Periodic maintenance shall be carried out monthly, quarterly and annually where the fire prevention, firefighting and rescue equipment is managed or at maintenance facilities according to manufacturers’ instructions and by mechanics, technicians or trained personnel;
2. Preservation and maintenance contents: Inspect the overall condition of the equipment; organize detailed evaluation of the equipment quality; develop preservation and maintenance plans that are suitable for each type of equipment according to the manufacturers’ regulations on maintenance and repair and actual situations.
3. After the fire prevention, firefighting and rescue equipment has undergone periodic maintenance and preservation, the equipment manager shall carry out evaluation, confirmation and enter adequate information in the logbook according to Form No. 01, Form No. 02 and Form No. 03 in Appendix VIII hereof.
Article 9. Fire prevention, firefighting and rescue equipment management documents
1. Fire prevention, firefighting and rescue equipment management documents include:
a) Logbooks of operation of fire engines, rescue vehicles and fireboats according to Form No. 01, Form No. 02, other motor vehicles according to Form No. 03 in Appendix VIII hereof;
b) Statistics and reports on management, preservation, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment by authorities, organizations and facilities.
2. Fire prevention, firefighting and rescue equipment management documents shall be prepared and retained by heads of authorities, organizations and facilities, and revised in case of changes.
Article 10. Statistics and reports on management, preservation, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment
1. In November every year, the authorities, organizations and facilities that have fire prevention, firefighting and rescue equipment shall produce statistics and submit reports to competent authorities on the management, preservation, maintenance of their fire prevention, firefighting and rescue equipment with the following contents:
a) Quantity, quality, category, details about management, preservation, maintenance of existing fire prevention, firefighting and rescue equipment;
b) Result of implementation of inspecting authorities’ recommendations (if any);
c) Proposed solutions to improve effectiveness of management, preservation, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment.
2. Competent authorities shall be promptly informed of any damage to fire prevention, firefighting and rescue equipment as prescribed in Clause 3 of this Article.
3. Reporting procedures and receiving authorities
a) Heads of supervisory authorities or organizations of the facilities on the list in Appendix IV of Decree No. 136/2020/ND-CP, militia units shall submit reports to the People’s Committees of communes on management, preservation and maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment;
b) District-level fire departments and the People’s Committees of communes shall submit reports to district-level police authorities on management, preservation and maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management;
c) Supervisory authorities and organizations of intramural firefighting teams and professional firefighting teams shall submit reports to district-level police authorities or provincial fire departments on management, preservation and maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management;
d) Local firefighting and rescue teams, firefighting and rescue teams on river affiliated to provincial fire departments shall submit reports to provincial fire departments on management, preservation and maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management;
dd) Provincial fire departments and district-level police authorities shall submit reports to provincial police authorities on management, preservation and maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management;
e) Provincial police authorities shall submit reports to Central Department of Fire safety, Firefighting, and Rescue on management, preservation and maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management.
Article 11. Formulation and management of procedures for periodic maintenance and preservation of fire prevention, firefighting and rescue equipment
1. Authorities and organizations assigned to manage fire prevention, firefighting and rescue equipment shall formulate appropriate procedures for periodic maintenance and preservation of fire prevention, firefighting and rescue equipment according to its functionality, specifications and actual conditions.
2. The steps in the periodic maintenance and preservation procedures shall be performed by qualified technicians and mechanics.
Article 12. Responsibility of polices authorities for management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment
1. Central Department of Fire safety, Firefighting, and Rescues shall:
a) Provide nationwide guidelines for management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment;
b) Direct, monitor and inspect the process of management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment as per regulations;
c) Study into improvement repair, pilot production of fire prevention, firefighting and rescue equipment; draft technical instructions on use, preservation and maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment;
d) Carry out inspections and take actions or request competent authorities to take actions against violations against regulations on management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment;
dd) Settle complaints and denunciations relevant to management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment as prescribed by law.
2. Provincial police authorities shall:
a) Direct, monitor and inspect the process of management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management;
b) Consider approving plans and organize provision of training for officers responsible for management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment;
c) Prepare statistics and submit reports to superior authorities on management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management;
d) Carry out inspections and take actions or request competent authorities to take actions against violations against regulations on management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment;
dd) Settle complaints and denunciations relevant to management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment as prescribed by law;
e) Ensure adequate funding for management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management.
3. Provincial fire departments and district-level police authorities shall:
a) Directly carry out management, storage, maintenance of their fire prevention, firefighting and rescue equipment;
b) Assign officers responsible for management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management;
c) Prepare statistics and submit reports to provincial police authorities on management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management.
4. Heads of police units and local authorities shall organize the management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment in accordance with Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
Article 13. Responsibility of heads of authorities, organizations and facilities for management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment
1. Organize, direct and inspect the process of management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management.
2. Organize the preparation and management of documents about fire prevention, firefighting and rescue equipment as instructed by competent authorities.
3. Train their personnel to use their maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment.
4. Assign personnel responsible for management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment.
5. Prepare statistics and submit reports to superior authorities and competent authorities on management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management.
6. Carry out inspections and take actions or request competent authorities to take actions against violations against regulations on management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment.
7. Ensure adequate funding for management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment
Article 14. Responsibility of the persons assigned to carry out management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment
1. Carry out management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment in accordance with instructions of the manufacturers and competent authorities.
2. Frequently inspect the locations of management, storage, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment under their management; promptly inform their organizations of any loss or damage or threat to safety of the equipment.
3. Prepare statistics and submit reports to the heads of the authorities, organizations or facilities on management, preservation, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment.