Chương I Thông tư 17/2021/TT-BCA : Quy định chung
Số hiệu: | 17/2021/TT-BCA | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công an | Người ký: | Tô Lâm |
Ngày ban hành: | 05/02/2021 | Ngày hiệu lực: | 22/03/2021 |
Ngày công báo: | 28/02/2021 | Số công báo: | Từ số 323 đến số 324 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Địa điểm quản lý phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ
Ngày 05/02/2021, Bộ Công an ban hành Thông tư 17/2021/TT-BCA quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ.
Theo đó, địa điểm quản lý phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ là nhà, kho, bến bãi, âu thuyền, cảng, trụ sở cơ quan hoặc địa điểm khác do người có thẩm quyền quyết định và phải đảm bảo điều kiện tương ứng sau đây:
- Nhà, kho, bãi để phương tiện PCCC, cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo an ninh, trật tự, có hệ thống thiết bị chiếu sáng, được trang bị thiết bị PCCC thông dụng và đáp ứng các điều kiện:
+ Nhà, kho để phương tiện PCCC, cứu nạn, cứu hộ là công trình xây dựng có mái che, tường bao quanh, bảo đảm khô ráo, thoáng khí, sạch sẽ;
+ Bãi để phương tiện PCCC, cứu nạn, cứu hộ là nơi để phương tiện ngoài trời phải được bố trí mái che hoặc có biện pháp phòng chống mưa, nắng.
- Bến, âu thuyền, cảng phải đảm bảo an ninh, trật tự, nội quy ra, vào, nội quy bảo vệ môi trường, PCCC;
Đối với bến thủy nội địa ngoài đáp ứng các yêu cầu trên phải có thiết bị neo đậu phương tiện, có nội quy hoạt động ra vào bến, sắp xếp, neo đậu phương tiện.
Thông tư 17/2021/TT-BCA có hiệu lực từ 22/3/2021 và thay thế Thông tư 52/2014/TT-BCA ngày 28/10/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định về nguyên tắc, nội dung, hồ sơ, chế độ thống kê, báo cáo và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở có liên quan trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Công an các đơn vị, địa phương và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân (sau đây gọi chung là cán bộ, chiến sĩ) được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Cơ quan, tổ chức, cơ sở có liên quan đến việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
1. Tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải được quản lý, bảo quản, bảo dưỡng an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Quy trình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được xây dựng phù hợp trên cơ sở yêu cầu của nhà sản xuất và đặc thù trong khai thác, sử dụng (địa hình hoạt động, phân vùng lãnh thổ, khí hậu, yêu cầu kỹ thuật).
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là các loại phương tiện được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).
2. Quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra công tác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện để duy trì chất lượng tốt nhất của phương tiện, bảo đảm công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Bảo quản phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là hoạt động giữ gìn phương tiện để tránh hư hỏng, mất mát.
4. Bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là công việc được tiến hành bắt buộc sau một chu kỳ vận hành, khai thác, sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo nội dung công việc đã quy định để duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của phương tiện.
Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục sau đây:
1. Phụ lục I: Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới.
2. Phụ lục II: Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy thông dụng.
3. Phụ lục III: Bảo quản, bảo dưỡng trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân.
4. Phụ lục IV:Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện cứu người.
5. Phụ lục V: Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, dụng cụ phá dỡ thô sơ.
6. Phụ lục VI: Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc.
7. Phụ lục VII: Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy, chữa cháy; đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố; chất chữa cháy; vật liệu chống cháy, ngăn cháy.
8. Phụ lục VIII: Mẫu sổ theo dõi hoạt động của phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới.
This Circular provides for rules, details, documents, statistics production and reporting, responsibilities of relevant authorities, organizations and facilities for management, preservation, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment.
This Circular applies:
1. Local police authorities, commissioned officers, non-commissioned officers, police officers (hereinafter referred to as “officers”) responsible for management, preservation, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment.
2. Authorities, organizations and facilities relevant to the management, preservation, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment.
Article 3. Rules for management, preservation, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment
1. Comply with regulations of this Circular and relevant laws.
2. The management, preservation, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment shall ensure safety, frugality, effectiveness and preparedness for firefighting and rescue operations.
3. The procedures for management, preservation, maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment shall be developed according to requirements of manufacturers and practical use (terrain, geographical area, climate, specifications).
For the purpose of this Circular, the terms below are construed as follows:
1. Fire prevention, firefighting and rescue equipment is specified in Appendix VI of the Government’s Decree No. 136/2020/ND-CP dated November 24, 2020 elaborating the Law on Fire Prevention and Firefighting and the Law on Amendments to the Law on the Law on Fire Prevention and Firefighting (hereinafter referred to as “Decree No. 136/2020/ND-CP");
2. Management of fire prevention, firefighting and rescue equipment include planning, organization, provision of instructions and inspection of the use, preservation and maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment by competent authorities and persons in order to maintain the best quality of the equipment and its preparedness for firefighting and rescue operations.
3. Preservation of fire prevention, firefighting and rescue equipment means protection of the equipment from damage and loss.
4. Maintenance of fire prevention, firefighting and rescue equipment includes mandatory tasks that have to be performed after every time the equipment is used in order to keep the in good condition.
The following Appendices are enclosed with this Circular:
1. Appendix I: Preservation and maintenance of fire and rescue vehicles.
2. Appendix II: Preservation and maintenance of common firefighting equipment.
3. Appendix III. Preservation and management of personal protective equipment and clothing.
4. Appendix IV: Preservation and maintenance of rescue equipment.
5. Appendix V: Preservation and maintenance of manual dismantling equipment.
6. Appendix VI: Preservation and maintenance of communications equipment.
7. Appendix VII. Preservation and maintenance of fire alarm and fire fighting systems; emergency lighting system; fire retardants; flameproof materials.
8. Appendix VIII: Model log of operation of fire and rescue vehicles.