- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (214)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Hộ chiếu là gì? 12 thông tin cần biết hộ chiếu Việt Nam mới nhất năm 2025
1. Hộ chiếu là gì?
Theo quy định của Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, hộ chiếu (hay còn gọi là passport) là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam cấp cho công dân, nhằm mục đích xuất cảnh, nhập cảnh, và chứng minh quốc tịch cũng như nhân thân.
2. 12 thông tin cần biết hộ chiếu Việt Nam mới nhất
2.1. Phân biệt hộ chiếu và visa?
Nội dung |
Hộ chiếu |
Visa |
Khái niệm |
Là giấy tờ do một chính phủ cấp cho công dân nước mình như một Giấy Phép Ðược Quyền Xuất Cảnh khỏi đất nước và Ðược Quyền Nhập Cảnh trở lại từ nước ngoài |
Là chứng nhận do chính phủ 1 nước cấp cho người nước ngoài muốn đến nước họ |
Mối quan hệ |
Có trước và là giấy tờ bắt buộc phải có để cấp visa. |
Được cấp bằng cách đóng dấu hoặc dán vào hộ chiếu tùy theo quy định của các nước khác nhau.Cũng có nước cấp visa rời, tuy nhiên visa luôn phải được kẹp cùng hộ chiếu để thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh. |
Mục đích sử dụng |
Được dùng trong nước và nước ngoài như một loại giấy tờ tùy thân, nhân thân, và trong một số trường hợp có thể thay thế CMND/CCCD. |
Chỉ có giá trị sử dụng với mục đích nhập cảnh và lưu trú tại nước ngoài (nước cấp visa) |
Hình thức |
Đóng thành quyển |
Có thể là tem thị thực dán vào hộ chiếu hoặc một file pdf rời, hoặc đường link điện tử |
2.2. Phân loại hộ chiếu theo đối tượng cấp và thời hạn
Theo quy định, Việt Nam đang cấp 03 loại hộ chiếu gồm:
Loại hộ chiếu |
Hình thức hộ chiếu |
Đối tượng cấp |
Cơ quan cấp |
Thời hạn |
Hộ chiếu ngoại giao (Diplomatic passport) |
Trang bìa màu nâu đỏ, gồm 48 trang |
Cấp cho quan chức cấp cao của Nhà nước được quy định tại Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh; được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác |
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (tại Hà Nội) và Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh (tại TP HCM), hoặc Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài |
Từ 01 năm đến 05 năm; Có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm |
Hộ chiếu công vụ (Official Passport) |
Trang bìa màu xanh lá cây đậm, gồm 48 trang |
Cấp cho các đối tượng thuộc Điều 9 Luật Xuất nhập cảnh như cán bộ, công chức, viên chức, Công an, Quân đội,…được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác |
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (tại Hà Nội) và Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh (tại TP HCM), hoặc Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài |
Từ 01 năm đến 05 năm; Có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm |
Hộ chiếu phổ thông – hộ chiếu loại P (Popular Passport) |
Trang bìa màu xanh tím |
Cấp cho công dân Việt Nam |
Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh;Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công An, hoặcĐại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài |
+ Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn; gồm 48 trang |
2.3. Phân loại hộ chiếu theo mẫu hộ chiếu
Nếu phân loại theo mẫu hộ chiếu, theo Điều 6 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam, có 02 mẫu hộ chiếu gồm:
- Hộ chiếu gắn chip điện tử: chỉ được cấp cho người trên 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn.
- Hộ chiếu không gắn chip điện tử: cấp cho mọi đối tượng
2.4. Làm hộ chiếu ở đâu?
Cơ quan cấp hộ chiếu là Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú với trường hợp chưa có thẻ căn cước công dân và tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thuận lợi trong trường hợp có thẻ căn cước công dân, hoặc Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài nếu công dân Việt Nam đang ở nước ngoài.
2.5. Làm hộ chiếu cần những gì?
Xem thêm bài viết: Tờ khai TK01 xin cấp hộ chiếu và hướng dẫn chi tiết cách điền mới nhất 2025
- Ảnh chân dung (Ảnh hộ chiếu phải là ảnh mới chụp không quá 06 tháng, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự, phông ảnh nền trắng)
- Bản sao Giấy khai sinh/trích lục khai sinh với người chưa đủ 14 tuổi.
- Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất nếu đã được cấp hộ chiếu. Trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo đã tiếp nhận đơn báo mất của cơ quan có thẩm quyền.
- Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân nếu có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu được cấp lần gần nhất;
- Bản chụp có chứng thực giấy tờ chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người chưa đủ 14 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.
- Nếu bản chụp không có chứng thực thì phải xuất trình thêm bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
2.6. Làm hộ chiếu phổ thông mất bao lâu?
Nội dung |
Cơ quan tiếp nhận xử lý |
Thời gian xử lý |
Cấp lần đầu |
Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi nếu có Căn cước công dân. |
08 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận. |
Cấp lần thứ hai trở đi |
Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. |
05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận. |
Cấp hộ chiếu lần đầu thuộc một trong các trường hợp: |
Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. |
03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận |
2.7. Phí làm hộ chiếu bao nhiêu tiền?
Lệ phí cấp hộ chiếu (bao gồm hộ chiếu gắn chíp điện tử và hộ chiếu không gắn chíp điện tử) từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025 áp dụng mức thu lệ phí bằng 90% đối với trực tiếp, được quy định tại Thông tư 25/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
Nội dung |
Mức thu(Đồng/lần cấp) |
Cấp mới hộ chiếu |
180.000 |
Cấp lại hộ chiếu do bị hỏng hoặc bị mất |
360.000 |
Cấp giấy xác nhận yếu tố nhân sự |
90.000 |
Từ 01/01/2026, mức lệ phí làm hộ chiếu online sẽ quay lại mức giá cũ là 200.000 VNĐ cho cấp mới và 400.000 VNĐ cho trường hợp cấp lại.
2.8. Màu sắc của hộ chiếu
- Hộ chiếu phổ thông: Trang bìa màu xanh tím.
- Hộ chiếu công vụ: Trang bìa màu xanh lá cây đậm.
- Hộ chiếu ngoại giao: Trang bìa màu nâu đỏ.
2.9. Đối tượng được cấp hộ chiếu
- Công dân Việt Nam có quyền yêu cầu cấp hộ chiếu phổ thông.
- Cán bộ nhà nước hoặc quan chức thực hiện công tác được cấp hộ chiếu công vụ hoặc ngoại giao.
2.10. Thủ tục làm hộ chiếu trực tiếp
Trình tự các bước làm hộ chiếu trực tiếp bạn có thể tham khảo các bước sau:
- Bước 1: Điền tờ khai mẫu Tờ khai TK01 xin cấp hộ chiếu
- Bước 2: Nộp hồ sơ, chụp ảnh và lấy vân tay
- Công chức làm thủ tục kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất, nhập cảnh.
- Chụp ảnh chân dung, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu (trong trường hợp đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền làm hộ chiếu)
- Bước 3: Nộp lệ phí, cấp giấy hẹn trả kết quả
2.11. Thủ tục làm hộ chiếu online
- Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công
- Vào trang web Cổng dịch vụ công quốc gia: https://dichvucong.gov.vn hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an: https://dichvucong.bocongan.gov.vn.
- Đăng nhập tài khoản dịch vụ công bằng mã số căn cước công dân và mật khẩu.
- Bước 2: Tìm dịch vụ cấp hộ chiếu phổ thông
- Sau khi đăng nhập, bạn chọn mục Nộp hồ sơ trực tuyến.
- Tìm dịch vụ Cấp hộ chiếu phổ thông không gắn chip cho công dân Việt Nam ở trong nước.
- Bước 3: Điền thông tin và nộp hồ sơ
- Điền đầy đủ các thông tin cá nhân theo biểu mẫu yêu cầu.
- Tải lên ảnh chân dung đúng quy chuẩn (4x6 cm, nền trắng, không đeo kính, không đội mũ).
- Kiểm tra kỹ các thông tin đã nhập và nộp hồ sơ.
- Bước 4: Thanh toán lệ phí
- Hệ thống sẽ chuyển bạn sang trang thanh toán trực tuyến. Lệ phí cấp hộ chiếu online là 180.000 VND
- Bạn có thể thanh toán bằng thẻ ngân hàng nội địa hoặc các phương thức thanh toán điện tử được hỗ trợ trên Cổng dịch vụ công.
- Bước 5: Theo dõi hồ sơ
- Sau khi hoàn tất nộp hồ sơ và thanh toán, bạn sẽ nhận được mã số hồ sơ để theo dõi trạng thái xử lý.
- Trong khoảng 5-7 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được thông báo hộ chiếu đã hoàn thành.
- Bước 6: Nhận hộ chiếu
- Bạn có thể lựa chọn nhận hộ chiếu theo hai cách:
- Nhận trực tiếp tại cơ quan xuất nhập cảnh: Đến địa điểm đã đăng ký trước để nhận.
- Nhận qua bưu điện: Hộ chiếu sẽ được gửi đến địa chỉ mà bạn đã cung cấp trong hồ sơ đăng ký.
2.12. Lưu ý khi làm hộ chiếu online
- Ảnh chân dung cần phải rõ nét, đúng quy chuẩn ảnh hộ chiếu (nền trắng, chụp trong 6 tháng gần nhất).
- Đảm bảo thông tin cá nhân (đặc biệt là số căn cước công dân) phải chính xác để tránh sai sót trong quá trình cấp hộ chiếu.
- Trong quá trình làm hộ chiếu online, nếu cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ với Phòng Quản lý xuất nhập cảnh tại địa phương hoặc hotline của Cổng dịch vụ công.
3. Hộ chiếu dùng để làm gì?
Hộ chiếu có đầy đủ các thông tin về nhận diện cá nhân, nên trong một vài trường hợp bạn bị mất chứng minh thư hay căn cước công dân có thể sử dụng hộ chiếu để thay thế trong một số trường hợp:
- Thực hiện giao dịch tại ngân hàng
- Yêu cầu cấp lại giấy phép lái xe bị mất
- Làm thủ tục đi tàu, máy bay trên các chuyến tàu, máy bay nội địa
- Đến ngân hàng rút tiền
- Ký kết hợp đồng,…
Hộ chiếu Việt Nam không chỉ là giấy tờ xác nhận danh tính trong nước mà còn là công cụ để công dân Việt Nam có thể nhập cảnh vào nhiều quốc gia. Được xem là phiên bản quốc tế của CMND/CCCD, hộ chiếu giúp công dân ra nước ngoài dễ dàng. Hiện tại, có 54 quốc gia cho phép công dân Việt Nam nhập cảnh chỉ với hộ chiếu, bao gồm:
Khu vực Châu Á:
- Brunei: Tạm trú dưới 14 ngày.
- Campuchia: Tạm trú dưới 30 ngày.
- Indonesia: Tạm trú không quá 30 ngày, không gia hạn.
- Lào: Tạm trú dưới 30 ngày.
- Malaysia: Tạm trú dưới 30 ngày.
- Myanmar: Tạm trú dưới 14 ngày.
- Philippines: Tạm trú dưới 21 ngày, yêu cầu hộ chiếu còn ít nhất 6 tháng hiệu lực và vé máy bay khứ hồi.
- Singapore: Tạm trú dưới 30 ngày, yêu cầu vé khứ hồi hoặc vé đi tiếp.
- Thái Lan: Tạm trú dưới 30 ngày.
Khu vực Châu Mỹ:
- Panama: Tạm trú tối đa 90 ngày.
- Ecuador: Tạm trú tối đa 90 ngày.
- Haiti: Tạm trú tối đa 90 ngày.
- Turks and Caicos: Tạm trú 30 ngày, yêu cầu vé máy bay khứ hồi.
- Cộng hòa Dominica: Tạm trú 21 ngày.
Khu vực Châu Đại Dương:
- Liên bang Micronesia: Tạm trú tối đa 30 ngày.
Các nước cấp visa tại sân bay hoặc miễn visa có điều kiện:
- Cộng hòa Maldives: Miễn visa 30 ngày khi có vé máy bay khứ hồi và đặt phòng khách sạn.
- Đông Timor: Cấp visa tại sân bay, phí 30 USD, yêu cầu vé máy bay khứ hồi và 100 USD.
- Nepal: Cấp visa tại sân bay, lưu trú từ 15 đến 90 ngày, yêu cầu ảnh thẻ và trang trống trong hộ chiếu.
- Sri Lanka: Visa online, thanh toán qua thẻ ngân hàng, xác nhận qua email.
- Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE): Visa online hoặc gói Stop Over nếu quá cảnh.
- Iran: Visa tại cửa khẩu có giá trị 17 ngày, phí 40 Euro.
- Burundi: Visa tại sân bay Bujumbura, lưu trú 30 ngày.
- Hàn Quốc: Miễn visa cho du khách bay thẳng từ Việt Nam đến Jeju.
- Somalia: Visa 30 ngày tại sân bay, yêu cầu thư từ phòng xuất nhập cảnh.
- Đài Loan: Miễn visa cho công dân Việt có visa Mỹ, Canada, Anh, Nhật, Úc, New Zealand, hoặc Schengen còn hiệu lực.
- Serbia, Cộng hòa Bắc Macedonia, Moldova: Cấp visa miễn phí cho người Việt có hộ chiếu còn hạn.
Hộ chiếu Việt Nam mở ra cơ hội du lịch và giao lưu quốc tế thuận tiện với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới.
4. Khi mất hộ chiếu trong nước thì phải làm sao?
Nếu bạn mất hộ chiếu trong lãnh thổ Việt Nam, quy trình xử lý gồm các bước sau:
- Bước 1: Thông báo mất hộ chiếu: Ngay khi phát hiện mất hộ chiếu, bạn phải nhanh chóng đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (Cục Quản lý Xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) để thông báo.
- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cấp lại hộ chiếu. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn trình báo mất hộ chiếu (theo mẫu quy định).
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân bản gốc và bản sao.
- Ảnh chân dung (thường là 2 ảnh cỡ 4x6cm).
- Đơn đề nghị cấp hộ chiếu mới.
- Bước 3: Nộp hồ sơ và lệ phí: Sau khi hoàn thành hồ sơ, bạn nộp tại cơ quan xuất nhập cảnh hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến. Lệ phí cấp lại hộ chiếu khoảng 400.000 VND (có thể thay đổi tùy theo loại hộ chiếu gắn chip hay không gắn chip).
- Bước 4: Nhận hộ chiếu mới: Sau khi nộp hồ sơ đầy đủ, thời gian xử lý cấp hộ chiếu mới thường từ 5-10 ngày làm việc. Bạn có thể đến nhận trực tiếp hoặc yêu cầu gửi qua đường bưu điện.
5. Khi mất hộ chiếu nước ngoài thì phải làm sao?
Nếu bạn mất hộ chiếu khi đang ở nước ngoài, quá trình sẽ phức tạp hơn một chút, nhưng bạn có thể làm theo các bước sau:
- Bước 1: Thông báo cho Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam: Ngay khi phát hiện mất hộ chiếu, bạn cần liên hệ với Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại quốc gia đang lưu trú để báo cáo sự việc. Ngoài ra, bạn nên thông báo với cơ quan cảnh sát địa phương để làm biên bản xác nhận việc mất hộ chiếu.
- Bước 2: Xin cấp Giấy thông hành: Trong trường hợp cần về Việt Nam gấp, bạn có thể xin cấp Giấy thông hành, là một giấy tờ thay thế hộ chiếu, để xuất nhập cảnh một lần vào Việt Nam.
- Bước 3: Yêu cầu cấp lại hộ chiếu tại Đại sứ quán
- Nếu bạn tiếp tục ở lại nước ngoài, bạn cần yêu cầu cấp lại hộ chiếu. Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
- Đơn trình báo mất hộ chiếu (theo mẫu quy định).
- Giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân.
- Ảnh chân dung.
- Đơn đề nghị cấp lại hộ chiếu.
- Bước 4: Nhận hộ chiếu mới: Thời gian xử lý cấp lại hộ chiếu ở nước ngoài thường dài hơn, khoảng 1-4 tuần tùy theo tình trạng hồ sơ và quy định của Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam.
6. Passport và hộ chiếu khác nhau như thế nào?
"Passport" và "hộ chiếu" thực tế là hai thuật ngữ dùng để chỉ cùng một loại giấy tờ, với "passport" là thuật ngữ tiếng Anh và "hộ chiếu" là từ tiếng Việt. Tuy nhiên, một số khác biệt về cách sử dụng hoặc hiểu biết liên quan đến hai thuật ngữ này có thể bao gồm:
- Ngữ cảnh sử dụng: "Passport" thường dùng trong tài liệu quốc tế, tiếng Anh, hay khi làm thủ tục tại sân bay nước ngoài, trong khi "hộ chiếu" là từ dùng trong tài liệu, quy định, và giao dịch trong nước.
- Sự nhận diện: Hộ chiếu của công dân Việt Nam cũng có ghi từ "passport" để dễ nhận diện khi ra nước ngoài.
- Phân biệt về loại hộ chiếu: Cả "passport" và "hộ chiếu" đều chỉ ba loại hộ chiếu Việt Nam hiện nay: hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao.
7. Câu hỏi thường gặp
7.1. Visa là gì?
Visa, hay còn gọi là thị thực, là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh, cư trú, hoặc đi qua quốc gia đó trong một khoảng thời gian nhất định. Visa thường bao gồm các thông tin về thời gian và mục đích lưu trú (du lịch, công tác, du học, lao động, v.v.) và có thể đi kèm với một số điều kiện hoặc hạn chế nhất định, tùy thuộc vào loại visa được cấp.
7.2. Hộ chiếu có phải là giấy tờ tùy thân duy nhất khi đi ra nước ngoài không?
Không, hộ chiếu là giấy tờ tùy thân bắt buộc, nhưng tùy theo yêu cầu của từng quốc gia, bạn có thể cần mang theo các giấy tờ khác như vé máy bay, visa, giấy xác nhận khách sạn...
7.3. Hộ chiếu có thể dùng để làm gì ngoài việc đi ra nước ngoài?
Ngoài việc xuất nhập cảnh, hộ chiếu còn được sử dụng để chứng minh quốc tịch và nhân thân của người mang hộ chiếu trong một số giao dịch hành chính hoặc pháp lý.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Có bao nhiêu loại passport mới nhất 2025?
- Passport và hộ chiếu khác nhau như thế nào mới nhất 2025?
- Hướng dẫn cách làm hộ chiếu online 2025 mới nhất
- Điều kiện làm passport online mới nhất 2025
- Làm hộ chiếu cần những giấy tờ gì? Thủ tục làm hộ chiếu phổ thông online mới nhất 2025
- Lợi ích của làm hộ chiếu online là gì mới nhất 2025?
- Làm hộ chiếu online mất bao lâu mới nhất 2025?
- Có thể làm hộ chiếu ở đâu? Làm hộ chiếu phổ thông mất bao lâu mới nhất 2025?
- Thời hạn trả hộ chiếu kể từ khi công dân nộp lệ phí là bao nhiêu ngày mới nhất 2025?
- Hướng dẫn hủy hồ sơ làm hộ chiếu online chi tiết, mới nhất 2025
- Nộp hồ sơ hộ chiếu online nhưng chưa được tiếp nhận phải làm thế nào mới nhất 2025?